Chuyên gia lo ngại "sốt đất" quay trở lại khi cò đất lộng hành "thổi giá"
BÀI LIÊN QUAN
Người dân quê quyết “bỏ nghề” đi làm môi giới BĐS khi sốt đất diễn raGiá đất “nhảy múa”, công ty môi giới bất động sản mọc lên như nấm tại Hà TĩnhMua đất theo kiểu "bỏ đó quên đi", 7 năm sau "ngã ngửa" khi môi giới báo giáTình trạng thổi giá gây sốt ảo xuất hiện tràn lan
Thị trường bất động sản dịp sau Tết Nguyên đán đặc biệt là đất nền ở nhiều địa phương đã diễn ra khá sôi động. Đặc biệt, có những nơi đã xuất hiện tình trạng thổi giá gây tình trạng sốt ảo, nhiễu loạn thị trường.
Chi tiết, tại Hà Nội, thông tin triển khai tuyến đường Vành đai 4 đã khiến cho đất đai tại các vùng ven trung tâm như Hoài Đức, Quốc Oai, Thường Tín, Mê Linh, Sóc Sơn có hiện tượng nóng lên. Theo đó, các nhà đầu tư đã đổ về các khu vực này săn đất. Thời gian 2 - 3 tháng gần đây, giá bất động sản có sự tăng mạnh khoảng 30 - 40% so với thời điểm 2 - 3 năm trước. Cụ thể, tại khu vực Kim Chung - Di Trạch của huyện Hoài Đức giá dao động mỗi m2 từ 80 - 110 triệu đồng. Còn tại tỉnh Quảng Trị, cơn sốt tại TP. Đông Hà vừa lắng xuống thì đợt sốt mới đã xuất hiện ở thị trấn vùng biên Lao Bảo theo đó giá khu tái định cư Tân Thành - Lao Bảo đã bất ngờ tăng gấp đôi. Trong văn bản UBND tỉnh Quảng Trị đã yêu cầu các sở, ban, ngành địa phương về việc đánh giá và kiểm soát nguy cơ xảy ra tình trạng bong bóng bất động sản từ đó tăng trường công tác quản lý thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh.
Địa phương cũng thừa nhận tại các khu vực dự kiến thực hiện dự án khu dân cư, khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp đã xuất hiện các hoạt động đầu cơ bất động sản gây ra tình trạng sốt ảo, có hiện tượng thổi giá làm cho giá trị của khu đất không đúng với giá của thị trường.
Ngoài ra, có dấu hiệu nhà đầu tư tổ chức huy động vốn chuyển nhượng chưa đúng với quy định của pháp luật, cố tình thổi phồng để quảng cáo, rao bán khi chưa có đầy đủ quy trình, thủ tục cũng như chưa đầu tư cơ sở hạ tầng cho các dự án. Cũng tương tự, Vĩnh Phúc có chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh. Chỉ thị cũng nêu rõ, thời gian gần đây tại các khu vực có quy hoạch xây dựng, dự kiến sẽ thực hiện các dự án khu đô thị, khu công nghiệp,.... có dấu hiệu hoạt động đầu cơ mua đi bán lại đất đai và bất động sản gây tình trạng sốt ảo trên thị trường.
Không những thế, một số chủ đầu tư dự án còn tiến hành tổ chức huy động vốn, chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa đúng với quy định của pháp luật, quảng cáo, rao bán sản phẩm của dự án chưa thực hiện được đầy đủ quy trình, thủ tục từ đó gây ảnh hưởng nặng nề đến thị trường, phát sinh tranh chấp, khiếu kiện từ đó làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Không những thế, trong thời gian gần đây, nhiều tỉnh thành như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh, Hải Phòng, Gia Lai cũng đã lần lượt ban hành các văn bản chỉ đạo, siết chặt các hoạt động liên quan đến chuyển nhượng, kinh doanh và thu thuế bất động sản.
Cũng theo báo cáo thị trường bất động sản tháng 2, nhu cầu tìm kiếm bất động sản đã tăng ở hầu hết loại hình so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, loại hình đất và đất nền chứng kiến cả mức độ quan tâm lẫn lượng tin đăng bán tăng ở nhiều địa phương. Một trong những nguyên nhân dẫn đến các cơn sốt đất cục bộ chính là thiếu hụt nguồn cung. Nhiều ý kiến đề nghị sớm giải quyết nút thắt này nhằm tháo gỡ cho thị trường. Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nhận định: "Mâu thuẫn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay và trong những năm tiếp theo chính là tình trạng lệch pha cung - cầu".
Sốt đất có thể gây ra hệ quả tiêu cực đến thị trường
Trong 2 tháng đầu năm 2022, trước những diễn biến của thị trường bất động sản, ông Lê Hoàng Châu đưa ra nhận định sốt ảo giá đất sẽ đi đôi với hoạt động đầu cơ và đang có dấu hiệu quay trở lại. Ông Châu cũng đưa ra cảnh báo, các địa phương cần phải quan tâm xử lý một cách quyết liệt, kịp thời các đầu nậu, cò đất, cò nhà, doanh nghiệp bất lương nhằm ngăn chặn các hệ quả tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh, ổn định và bền vững của thị trường bất động sản.
Đưa ra đánh giá về thị trường bất động sản năm nay, ông Châu cho rằng, năm nay thị trường có xu thế phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ trở lại ở tất cả các phân khúc nhưng chưa thể cải thiện được nguồn cung sản phẩm nhà ở, nhất là nhà ở có giá phù hợp với thu nhập. Chủ tịch HoREA nói thêm: "Mâu thuẫn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay và trong những năm tiếp theo là tình trạng lệch pha cung - cầu. Thị trường cũng đang thiếu hụt nguồn cung nhà ở có giá phù hợp với thu nhập và nhà ở xã hội nhưng lại có dấu hiệu dư thừa nguồn cung nhà ở cao cấp, căn hộ du lịch nghỉ dưỡng".
Cũng theo lời ông Châu thì thị trường bất động sản trong năm nay sẽ chịu những tác động trực tiếp từ các bất ổn chính chính và tranh chấp thương mại quốc tế và do nền kinh tế ngày càng hội nhập nhân rộng vào kinh tế toàn cầu.
Bên cạnh đó, bất động sản cũng phải chịu nhiều rủi ro từ vấn đề lạm phát và chỉ số CPI tăng cao. HoREA đưa ra phân tích, các tác động khó lường từ bên ngoài cùng với gói kích cầu kinh tế, hỗ trợ an sinh xã hội giá trị hơn 350.000 tỷ đồng cũng gây ra rủi ro tiềm ẩn làm gia tăng lạm phát, tăng chỉ số CPI cao hơn mức mục tiêu ở trong năm nay.
Dù vậy nhưng việc phần lớn gói kích thích kinh tế dùng để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trong đó có khoảng 15.000 tỷ đồng nhằm mục đích phát triển nhà ở, hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân lao động đã hạn chế rủi ro nguy cơ lạm phát.
Ngoài ra, việc thực hiện lộ trình hạn chế dần tín dụng vào lĩnh vực bất động sản và việc kiểm soát ngày càng chặt chẽ các hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ. Chính điều này sẽ tác động rất lớn, trực tiếp đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của thị trường bất động sản cũng như cộng đồng doanh nghiệp.