Người dân quê quyết “bỏ nghề” đi làm môi giới BĐS khi sốt đất diễn ra
BÀI LIÊN QUAN
Mua đất theo kiểu "bỏ đó quên đi", 7 năm sau "ngã ngửa" khi môi giới báo giáDương tính với COVID-19, môi giới trượt hợp đồng cả chục tỷ đồngNhà đầu tư cần tỉnh táo với những chiêu trò "treo đầu dê bán thịt chó" của môi giới bất động sảnCâu chuyện người dân bỏ nghề đi buôn đất không còn quá xa lạ khi tình trạng sốt đất diễn ra trong những năm trở lại đây. Anh H - một lãnh đạo doanh nghiệp tại Hà Nội cho biết: "Tôi về quê mà bất ngờ khi cả họ nhà tôi ai cũng đi buôn đất khi sốt giá nhảy ầm ầm. Các cô, dì, chú, bác, anh em chỉ ở quê, mua đi bán lại đất cũng kiếm được khoản tiền chênh".
Vị lãnh đạo này lấy dẫn chứng về ông chú của mình là một giáo viên về hưu tại Yên Bái. Được biết, cuối năm 2020, người chú này thấy có người muốn mua lại lô đất vườn rộng. Chú không có ý định bán nên rao mạnh gần 2 tỷ đồng nhưng chẳng ngờ khách chốt luôn. Vị này cho biết: "Thấy lạ nên chú tôi tìm hiểu mới biết đang có nhiều người từ Hà Nội về mua đất. Họ đang chuộng làm vườn, nghỉ dưỡng sinh thái, thích lô đất rộng và có đồi, gần hồ. Thế là chú tôi bỏ ra 2 tỷ đồng để mua thêm 4 mảnh đất lớn giá rẻ rồi rao bán. Đến năm 2021, chú bán mỗi mảnh kiếm được vài trăm triệu đồng".
Lúc đó, người chú này đã bảo với anh H rằng chú bán là rẻ, chứ nếu bán đắt thì còn lãi nữa. Anh H tâm sự: "Chú bảo bán rẻ cho nhanh, vừa kết nối thêm được khách để có tiền. Chú tôi bận rộn bán đất thì thím tôi cũng bỏ nghề trồng cây, làm vườn, tranh thủ hỗ trợ tìm hỏi mua đất rẻ và rao bán nhiệt tình".
Theo đó, một người em họ của anh H làm viên chức nhà nước. Năm nào về nhà anh cũng nghe than thở lương chỉ có 4 triệu đồng. Nhưng Tết vừa rồi về gặp lại thì người em của anh H đã mua xe ô tô và xây nhà mới. Khi hỏi ra thì biết được năm qua, em anh H đã môi giới thành công tới gần 20 thương vụ.
Anh H bộc bạch: "Ban đầu, em tôi được một người Hà Nội tìm hộ lô đất rẻ. Em tôi chỉ nghĩ bạn bè nên hỗ trợ. Không ngờ khi xong việc thì người bạn gửi em tôi tiền hoa hồng và khuyên: Cứ tìm lô đất rẻ còn bạn đó sẽ giới thiệu người vào mua. Cũng nhờ công việc liên quan tới địa chính nên em tôi nắm rõ được quy hoạch, đàm phán với giá rẻ".
Được biết, ngoài tiền môi giới thì người em họ của anh H đã nhanh chóng biết được cách lướt đất. Anh H nói thêm: "Ví dụ lô đất làm giá chỉ có 350 triệu đồng, không cần phải bỏ tiền ra mua, em tôi tìm khách Hà Nội với giá 550 triệu đồng. Giao dịch tiền thông qua môi giới nên em tôi lãi 200 triệu đồng mà chẳng mất đồng vốn nào. Có tháng em tôi thắng được 2 - 3 vụ, tháng nào khó khăn thì cũng được 1 vụ".
Vị lãnh đạo này cho biết đó chỉ là 2 trong những người trong họ đi buôn đất. Còn một số cô chú, anh chị em họ khác cũng tranh thủ lướt sóng tại các tỉnh khác hoặc tiền làm môi giới đất ở nhà. Như thế, trung bình một vụ môi giới thành công thì họ đã có khoản tiền hoa hồng từ 15 - 30 triệu đồng. Nếu như tranh thủ kiếm tiền chênh, lướt sóng cũng được gần 100 triệu đồng đến vài trăm triệu.
Có thể thấy, đa phần mọi người chỉ tham gia vào thị trường trong năm 2020, 2021. Vào thời điểm dịch bệnh bùng phát nhưng lại là cơ hội dành cho những người ở quê. Giá đất tăng nóng nên ai cũng có thể kiếm được khoản lời từ đất, họ cho rằng việc làm giáo viên với mức lương ba cọc, ba đồng thì khó có thể tích lũy được khoản lớn. Nhưng với việc đầu tư đất, dù làm môi giới hay lướt sóng thì đều dễ dàng kiếm cho mình được một khoản tiền lớn. Điều mà anh H tự hỏi đó chính là nếu sốt giá trôi đi hay thị trường đóng băng thì công việc, cuộc sống của những người dân quê bỏ nghề để đi buôn đất sẽ như thế nào? Liệu có ai lướt sóng bị chôn vốn hoặc ai đầu tư quá nhiều khi vốn không đủ lực phải chấp nhận phá sản.