Sức hút từ bất động sản phía Đông Hà Nội
BÀI LIÊN QUAN
“Manh nha” có thông tin lên quận, bất động sản khu Tây TP.HCM “sôi sùng sục”, nhà đầu tư “nín thở” chờ lịch sử lặp lại như khu ĐôngCầu Thủ Thiêm thông xe: Thêm sức bật mới cho bất động sản khu ĐôngNghịch cảnh giá bất động sản khu Đông TP.HCM hậu đấu giá đất Thủ ThiêmHạ tầng đón “sóng” đầu tư
Những cú hích cho bất động sản khu Đông của Hà Nội bùng nổ
Diện mạo đô thị khu vực phía Đông Hà Nội trong vài năm gần đây liên tục được “thay da đổi thịt” với tốc độ vượt bậc. Sức bật này đến từ những “đòn bẩy thép” có trong quy hoạch hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội đã dần đưa khu Đông thành trung tâm mới của Hà Nội, thu hút dân cư văn minh, người nước ngoài tới sinh sống và làm việc.Cầu Thủ Thiêm 2 thúc đẩy loạt dự án hạ tầng dang dở ở khu Đông
Việc Cầu Thủ Thiêm 2 thông xe sau 7 năm chờ đợi đã trở thành một động lực lớn, thúc đẩy một loạt dự án hạ tầng đang xây dựng dang dở ở khu Đông TP. Hồ Chí Minh.Giá đất khu Đông TP. Hồ Chí Minh dần bình ổn sau cơn “địa chấn” đấu giá
Sau khi các doanh nghiệp trúng thầu lần lượt xin bỏ cọc, thị trường bất động sản ở khu Đông TP. Hồ Chí Minh đang “im hình lặng bóng” trong nhiều tháng nay. Mặc dù mức giá bất động sản vẫn đang neo cao nhưng lượng giao dịch rất ít.Phía Đông Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm của nhiều quy hoạch quan trọng. Có thể kể đến, Nghị quyết triển khai đường vành đai 4 được thông qua với chiều dài 112km, tổng mức vốn đầu tư tới hơn 85 nghìn tỷ đồng. Đây sẽ là trục xương sống cho việc kết nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên và đấu nối cao tốc Nội Bài – Hạ Long.
Cùng với đó, theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn 2050 đã được phê duyệt, khu vực này sẽ có thêm Đông Anh và Gia Lâm phát triển lên quận, cùng với đó là đô thị vệ tinh TP Từ Sơn (Bắc Ninh), Huyện Văn Giang (Hưng Yên). Khu vực này được kì vọng trở thành khu vực phát triển mới của đô thị trung tâm và trở thành trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ lớn.
Thời gian qua, hạ tầng của khu vực này cũng ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là mạng lưới các cây cầu bắc qua sông Hồng.
Nhận định về tiềm năng của khu vực phía Đông Hà Nội, bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Cao cấp Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, Savills Hà Nội đánh giá: mạng lưới các cây cầu đã trở thành điểm đột phá quan trọng của khu Đông. Bên cạnh cầu Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Nhật Tân, Đông Trù và sắp tới theo quy hoạch sẽ có thêm cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi, cầu Mễ Sở hứa hẹn sẽ thúc đẩy quá trình di dân, giảm nhiệt giao thông đặc biệt là khu vực nội đô, đồng thời tạo cú hích cho các hoạt động giao thương, kinh tế.
Bà Hằng cũng cho rằng, khi các cây cầu được hoàn thiện sẽ làm thay đổi diện mạo khu vực phía Đông và các khu lân cận. Từ đó, giúp gia tăng sức hấp dẫn của vùng đất này, giúp dịch chuyển của người dân trong nội đô sang khu vực này và thu hút thêm nguồn cầu từ các tỉnh lân cận Hà Nội.
Bên cạnh các tuyến đường xương sống, các đường “xương cá” cũng được nâng cấp, mở rộng. Đơn cử tại huyện Gia Lâm, được quy hoạch phát triển lên quận vào năm 2023 nên đã được đẩu mạnh các công trình giao thông gồm tuyến đường Lý Thánh Tông kết nối các xã, kéo dài sang Hưng Yên và Quốc lộ 5 dài 3,5km; đường gom cầu Thanh Trì tới cầu vượt Phú Thị; đường nối Yên Viên – Đình Xuyên – Phù Đổng,…
Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường đô thị song hành với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng dài tới 40 km. Các địa phương lân cận như Hưng Yên cũng dành hàng ngàn tỷ đồng cho hạ tầng giao thông.
Với ưu thế về quỹ đất lớn, đáp ứng được việc kiến tạo các đại đô thị, khu vực phía Đông cũng trở thành nam châm hút nhiều doanh nghiệp bất động sản “Đông tiến”. Có thể kể đến hàng loạt các ông lớn như Vingroup, Ecopark, BRG, Sunshine, Eurowindow,… Các dự án lớn đã giúp định hình lại trọng tâm mới của thị trường bất động sản. Số liệu thống kê của Savills Việt Nam cho thấy, thị phần ở khu vực này luôn giữ ở khoảng 30%, có những thời điểm vượt hơn 60%. Các công trình đã tạp lập mặt bằng không chỉ về giá bất động sản mà còn nâng cao chuẩn sống cho người dân. Đây cũng là những mảnh ghép quan trọng tạo nên diện mạo mới của phía Đông Hà Nội.
Kỳ vọng phát triển hai bên bờ sông
Đánh giá về tác động của quy hoạch phát triển hai bờ sông Hồng tới thị trường bất động sản, ông Hoàng Đình Khiêm – Chủ tịch HĐQT Vietstarland cho biết, quy hoạch phát triển đã giúp khu Đông gia tăng nhiều lợi thế đầu tư, tạo ra các điểm đến và bất động sản sống có giá trị cao.
Ông Khiêm chia sẻ, cách đây 5-10 năm, chuyện sang Gia Lâm hay Hưng Yên mua biệt thự có giá hàng chục tỷ đồng là điều ít ai nghĩ đến. Nhưng thời điểm này, nhiều dự án khu vực này đã lên tới 150 triệu đồng/m2, có những căn biệt thự có giá gần trăm tỷ. Không những vật, trong 2 năm qua, giá bất động sản khu Đông cũng đã tăng 2-3 lần. Sự phát triển của khu Đông đã giúp khu vực này trở thành mặt tiền mới của Hà Nội và trở thành điểm đến của các “đại bàng” như Samsung, Google, LG.
Cũng theo Chủ tịch Vietstarland, với sự phát triển này cơ hội đầu tư có thể thấy rõ. Bởi trong bối cảnh quỹ đất còn ít, giá bất động sản ở mức cao và khó giảm thêm do thuế đất, giá nguyên vật liệu, hàng hóa, sắt thép giá đã tăng hơn 50%. Bên cạnh đó, nhu cầu về nhà ở cũng đang có xu hướng dịch chuyển khi đất và nhà vùng ven có xu hướng hấp dẫn người mua nhà. “Sắp tới sẽ có cuộc dịch chuyển tới các trung tâm mới, hình thành các thành phố trong thành phố”, ông Khiêm đánh giá.
Đánh giá sự phát triển của khu Đông Hà Nội có nhiều nét tương đồng với bờ bên kia sông Sài Gòn, bà Nguyễn Hoài An – Giám đốc CBRE cho biết, nếu trước đây, quận Thủ Thiêm và nhiều huyện khu Đông do kết nối giao thông chưa thuận tiện nên không được người mua nhà ưa chuộng, giá nhà ở mức thấp 20-25 triệu đồng/m2 thì nay, khi các cây cầu, đường hầm được hoàn thiện, giúp kết nối giữa quận Thủ Thiêm và các quận nội thành thuận tiện hơn, thị trường nhà đất tại đây đã bứt phá mạnh, có nơi giá đất tăng cả chục lần. Bà An đánh giá, tại khu Đông của Hà Nội cũng sẽ có kịch bản phát triển tương tự như vậy.
Đồng tình với việc phát triển khu Đông Hà Nội, chuyên gia Savills nhận định việc quy hoạch hai bên bờ sông là cần thiết và cần phải làm đối với Hà Nội. Khu vực này cần được cải thiện, nâng cấp chất lượng cao và bền vững.
Lấy kinh nghiệm quốc tế, Chuyên gia Savills nêu câu chuyện tại London (Anh), Seoul (Hàn Quốc), Bankok (Thái Lan), Hong Kong đã xây các đại đô thị dọc hau bên sông, và chính bờ sông trở thành tâm điểm phát triển. Ví dụ như tại London, sự phát triển đã kéo dài từ Bắc xuống Nam theo bờ sông Thames. Và với Hà Nội, vị chuyên gia kì vọng sự phát triển này sẽ kéo dài từ bờ Tây sang bờ Đông Thủ đô.
Chuyên gia bất động sản Ngô Văn Dũng đánh giá, hiện nay khu Đông sở hữu nhiều ưu thế với nhiều sản phẩm đại đô thị , khoảng khách đến trung tâm khá ổn để di chuyển, hạ tầng kết nối đồng bộ, giao thông công cộng tốt. Hạ tầng đô thị, hạ tầng kỹ thuật tốt sẽ giúp an sinh tốt hơn. Cùng với đó, đi theo phát triển đại đo thị lớn thì giá đất thổ cư sẽ sôi động và là phân khúc được săn đón để "ăn theo".