Những cú hích cho bất động sản khu Đông của Hà Nội bùng nổ
Theo Nhịp sống thị trường, sở hữu lợi thế quỹ đất dồi dào, địa hình cao ráo cùng hạ tầng được quy hoạch rõ ràng, vị trí ngay gần những quận nội thành như Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng. Phía Đông Hà Nội đang sở hữu đủ những lợi thế để trở thành khu vực sầm uất, năng động của Thủ đô. Theo quy hoạch, khoảng cách tới các khu trung tâm đang ngày càng trở nên thuận tiện hơn nhờ những kế hoạch xây dựng các cây cầu mới cùng những tuyến đường vào các trục cao tốc.
Hàng loạt những cây cầu mới bắc qua sông hình thành trục kết nối thông suốt cho khu Đông
Ngoài những cây cầu đang hiện hữu như Chương Dương, Long Biên, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Thăng Long, Nhật Tân thì Hà Nội sẽ có tổng 18 công trình đường bộ vượt sông Hồng trong giai đoạn tới. Trong đó khu Đông Hà Nội sẽ có sự hiện diện bởi 4 cây cầu nghìn tỷ gồm: cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi, cầu Mễ Sở, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.
Cầu Ngọc Hồi kết nối tới đường vành đai 3.5 (quận Hoàng Mai) với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (đoạn qua huyện Gia Lâm) với tổng vốn đầu tư là 4.881 tỷ, quy mô 6 làn xe chạy với chiều dài là 13,8km. Cầu Mễ Sở kết nối kết nối đường vành đai 4 (Thường Tín) với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (đoạn qua huyện Gia Lâm) cũng có tổng mức đầu tư khoảng 4.881 tỷ, có chiều dài 13,8km.
Gia Lâm - Điểm sáng của thị trường bất động sản phía Đông Hà Nội
Trong vài năm nay, Gia Lâm đã được đầu tư hàng chục tỷ đồng để phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, rất nhiều dự án trọng điểm được gấp rút triển khai. Địa phương đang đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của Hà Nội. Hạ tầng khu Đông và “hạt nhân” Gia Lâm được chú trọng đầu tư đã thúc đẩy giá trị bất động sản phía Đông Hà Nội tăng trưởng lên một tầm cao mới.Hà Nội: Lạ lùng thị trường bất động sản khu phía Đông thời xuống giá
Khu Đông trong vài năm trở lại đây vốn được coi là bộ mặt mới của Hà Nội khi thị trường bất động sản nơi đây có những biến chuyển nóng, giá bán tăng mạnh nhất vùng. Thời điểm hiện tại, trước bối cảnh thị trường hạ nhiệt, bất động sản khu Đông vẫn có những động thái tích cực về giá bán…Thông tin chính xác việc mở bán chung cư phía Đông Hà Nội
Mở bán chung cư phía Đông Hà Nội đang được rất nhiều người đánh giá cao. Tuy nhiên, thông tin về những căn chung cư vẫn chưa được tiết lộ. Bài viết sau sẽ cho bạn biết rõ thông tin chính xác.Đáng chú ý là, thành phố Hà Nội vừa qua đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cầu Trần Hưng Đạo có số vốn gần 9.000 tỷ đồng. Cụ thể cây cầu này có điểm đầu tại ngã năm Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông (phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm); Điểm cuối cắt với đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thụy, quận Long Biên).
Ngoài ra, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 cũng đã khởi công từ năm 2020 hiện tại đã đạt hơn 62% tiến độ. Dự kiến có thể khánh thành ngay trong quý III/2023. Cây cầu này nằm song song với cầu Vĩnh Tuy 1 có giá trị khoảng 2.538 tỷ đồng. Điểm đầu là đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai (Hai Bà Trưng); Điểm cuối giao với đường Long Biên - Thạch Bàn (quận Long Biên).
Có thể nói, với những cây cầu mới bắc qua sông Hồng này có thể coi là những “đòn bẩy thép” giúp thị trường bất động sản phía Đông phát triển mạnh mẽ hơn. Khi đi vào hoạt động, những cây cầu này sẽ kết hợp với hệ thống cầu hiện hữu giúp thu hẹp khoảng cách địa lý và thúc đẩy sự phát triển giữa hai bên bờ sông.
Trục xương sống vành đai 3,5 và 4 kết nối toàn bộ khu Đông với trung tâm
Hà Nội cũng thực hiện kế hoạch mở rộng không gian về phía Đông, trong đó nhiệm vụ trọng tâm của thành phố là thực hiện dự án đường Vành đai 4. Dự kiến công trình Vành đai 4 sẽ tiêu tốn kinh phí hơn 85 nghìn tỷ đồng. Đoạn qua địa phận Hà Nội có chiều dài 58,2 km; Hưng Yên dài 19,3 km; Bắc Ninh dài 25,6 km và tuyến nối 9,7 km.
Sau khi được thông xe, đường Vành đai 4 sẽ tạo ra cú hích lớn để đô thị hiện hữu phát triển mạnh hơn nữa sang khu Đông, kéo theo dân số từ nội đô dịch chuyển tới khu vực này ngày càng mạnh mẽ.
Theo quy hoạch tới năm 2050, chuỗi đô thị phía Đông Vành đai 4 sẽ có tổng quy mô 1,7 triệu dân số. Đây sẽ là khu vực thực hiện chức năng dịch vụ, thương mại và tài chính ngân hàng, vui chơi giải trí,...
Song song với dự án này, tuyến đường Vành đai 3,5 có chiều dài hơn 45km cũng dự kiến hoàn thành hơn 4/5 khối lượng vào năm 2025. Sau khi hoàn thiện thì dự án sẽ kết nối toàn bộ khu trung tâm mới của cả phía Tây và phía Đông Hà Nội. Điều này hình thành trục phát triển Đông Tây thông suốt, tạo lực đẩy mạnh mẽ để phát triển nền kinh tế giữa hai khu vực.
Trục “xương cá” nối thẳng tâm Thủ đô
Ở thời điểm hiện tại, hàng loạt tuyến đường bộ trọng điểm đang được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng tại phía Đông Thủ đô cũng dần hòa nhịp cùng mạng lưới giao thông quốc gia như cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; nâng cấp quốc lộ 5A, dự án cải tạo, nút giao Cổ Linh,...
Những tuyến “đường xương cá” không ngừng được đầu tư nâng cấp, làm mới như tuyến Yên Viên - Đình Xuyên - Phù Đổng, đường Lý Thánh Tông, đê hữu Đuống đoạn Dốc Lời - Đặng Xá đến xã Lệ Chi, đường gom từ cầu Thanh Trì đến cầu vượt Phú Thị, đường đô thị song hành với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng… đều tạo điều kiện thuận lợi giúp việc di chuyển theo nhiều hướng khác nhau trở nên dễ dàng hơn.
Nhờ được “thay đổi da thịt” mà hàng chục cây cầu bắc qua sông Hồng đã kết hợp với những công trình trọng điểm đường Vành đai 3.5, Vành đai 4. Các công trình giúp khoảng cách giữa khu vực phía Đông với những khu vực khác của Hà Nội ngày càng được rút ngắn.
Trong khoảng 3 năm qua, khu phía Đông thành phố đã chứng kiến làn sóng dịch chuyển rầm rộ của người dân đô thị. Bằng chứng là chỉ riêng khu đô thị Vinhomes Ocean Park hiện nay đã có hơn 45.000 dân sinh sống. Thời gian tới, khi Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire cũng được đi vào hoạt động sẽ thu hút thêm hàng vạn cư dân nữa.
Không chỉ nổi bật về hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông phát triển đồng bộ bậc nhất tại Thủ đô, hay có các không gian sống đầy tiện ích từ bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại, công viên,... đều trở thành nền tảng để góp phần tạo nên diện mạo hiện đại mới cho khu Đông. Đồng thời, thúc đẩy quá trình “Đông tiến” của người dân Hà Nội ngày càng nhộn nhịp hơn.