SSI: Doanh nghiệp xây dựng khó tìm được “điểm sáng” vào năm 2023
Thiếu động lực tăng trưởng
Theo báo cáo phân tích gần đây của Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research), các chuyên gia đã đánh giá về triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của Tổng CTCP Viglacera (Mã: VGC) sẽ gặp nhiều áp lực vào giai đoạn quý IV/2022 và trong năm 2023.
SSI Research cho rằng, năm 2022, Viglacera đã rất thuận lợi khi các mảng kinh doanh như bất động sản hay vật liệu xây dựng đều ghi nhận mức tăng trưởng rất tốt. Tuy nhiên, điều này khó có thể duy trì trong năm 2023 vì động lực tăng trưởng đã không còn nhiều.
Tết cận kề, nhiều nhà thầu xây dựng áp dụng chính sách ‘thắt lưng buộc bụng’
Trong thời buổi khó khăn, một nhà thầu ở phía Nam đã điều chỉnh giảm từ 3% đến 41% mức lương của những nhân sự có lương từ 15 triệu đồng trở lên. Theo đó, những cấp có mức lương càng cao, mức giảm càng lớn. Tuy nhiên, theo cam kết của ban lãnh đạo doanh nghiệp, khi tình hình kinh doanh ổn định trở lại họ sẽ hoàn trả lại cho nhân viên.Chiếm đất đồi núi rồi tự ý san gạt để xây dựng nhà tạm bị xử phạt như thế nào?
Thấy quả đồi trọc không ai quản lý, một người dân đã tự ý xâm chiếm, cho san gạt để làm nhà tạm. Hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào?Thị trường bất động sản cuối năm: Nhà thầu xây dựng lao đao, sàn giao dịch vắng bóng người
Trong tháng cuối năm 2022, bên cạnh câu chuyện trái phiếu bất động sản rơi vào trạng thái căng thẳng và doanh nghiệp địa ốc tiến hành tái cơ cấu,... cũng chính là tâm sự buồn từ những ngành nghề liên quan đến thị trường tỷ USD này.Cụ thể, kết quả kinh doanh của Viglacera trong quý III/2022 đạt 3.200 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ. Mảng vật liệu xây dựng, gồm gạch ốp lát, gạch ngói, sứ vệ sinh, kính xây dựng đã chiếm 79% tổng doanh thu trong giai đoạn này, tăng mạnh tới 72,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chẳng hạn như doanh thu từ mảng kính xây dựng tăng tới 198% sao với cùng kỳ vì giá kính tăng mạnh và nhu cầu về kính xây dựng phục hồi rất tốt. Tương tự, doanh số bán hàng thiết bị vệ sinh và gạch granite & ceramic lần lượt tăng 59% và 71% so với quý III/2021.
Bên cạnh đó, công ty cũng thu được 406 tỷ đồng từ việc cho thuê 11ha đất tại Khu công nghiệp Yên Phong mở rộng, Đông Hà, Phú Hà cùng một số khu công nghiệp khác, hoạt động này góp vào 20,5% tổng doanh thu trong quý III.
Trong 9 tháng đầu năm 2022, Viglacera ghi nhận kết quả doanh thu tăng trưởng tích cực, chủ yếu tới từ mảng bất động sản và kinh doanh vật liệu xây dựng khá thuận lợi. Theo đó, doanh thu công ty đạt 11.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 1.700 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 50,5% và 104% so với cùng kỳ, đã hoàn thành 120% kế hoạch cả năm 2022.
Tuy nhiên, theo SSI Research, mức tăng trưởng trong quý cuối năm của Viglacera dự kiến có sự giảm tốc vì nhu cầu vật liệu xây dựng đang giảm dần cùng những thách thức trên thị trường bất động sản ở thời điểm này. Cụ thể, doanh thu của công ty trong quý IV ước tính ở mức 2.500 tỷ đồng, giảm 335 so với cùng kỳ; Lợi nhuận chỉ còn 211 tỷ đồng, giảm mạnh 47%.
Với việc giá kính xây dựng giảm thêm khoảng 7 - 8% so với hồi đầu năm và giá cho thuê đất khu công nghiệp tăng lên hơn 10%, SSI Research dự báo Viglacera sẽ đạt doanh thu thuần năm 2022 là 3.800 tỷ đồng, tăng trưởng 23,6%; Lợi nhuận sau thuế đạt 2.300 tỷ đồng, tăng 47,3% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, một loạt những yếu tố tác động khiến kết quả kinh doanh của Viglacera vào năm 2023 sẽ kém khả quan hơn khi động lực tăng trưởng đã không còn nhiều.
Lợi nhuận giảm mạnh vào năm mới
Sang năm 2023, SSI Research nhận định về doanh số và lợi nhuận của Viglacera nhiều khả năng sẽ kém khả quan so với năm 2022 vì nhu cầu và giá kinh xây dựng được dự báo giảm mạnh. Hơn nữa sẽ có sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp và các khu công nghiệp tại Bắc Ninh do không còn nhiều quỹ đất để thuê.
Mặt khác, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng tại các khu công nghiệp mới tăng cao cũng là một yếu tố khiến lợi nhuận của Viglacera vào năm 2023 sẽ kém khả quan hơn.
Theo dự báo của SSI Research, doanh thu từ mảng kính xây dựng đạt mốc 2.100 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ. Nguyên nhân của sự sụt giảm là vì giá kính xây dựng giảm tới 16% so với cùng kỳ, cộng thêm nhu cầu yếu dần, dù nhà máy kính Chu Lai - một đối thủ cạnh tranh lớn của Viglacera sẽ chưa hoạt động trở lại sau khi phải đóng cửa để sửa chữa.
SSI Research dự báo, trong mảng vật liệu xây dựng, doanh thu mảng thiết bị vệ sinh của Viglacera sẽ đạt 1.200 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ vì giá bán không biến động nhiều. Như vậy, doanh thu từ sản phẩm này chiếm khoảng 10% tổng doanh thu của công ty trong năm 2023.
Tương tự, mặt hàng gạch ốp cũng gánh chịu áp lực lớn khi nhu cầu trên thị trường giảm mạnh vì nguồn cung mới của thị trường bất động sản khan hiếm cùng với giá năng lượng vẫn giữ ở mức cao làm ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp.
Cụ thể, doanh thu mặt hàng gạch granite & ceramic theo dự báo sẽ tăng 3,7% so với cùng kỳ, đạt mức 2.900 tỷ đồng, chiếm 25,6% tổng doanh thu. Theo SSI Research, nhu cầu thị trường nhà ở có thể hồi phục vào cuối năm, như vậy Viglacera có thể duy trì thị phần ở phân khúc trung cấp.
Về mảng bất động sản dân cư, SSI Research dự báo doanh thu nhà ở thương mại sẽ đạt 100 tỷ đồng khi đa phần doanh thu của dự án Đặng Xá 2 đều nằm trong năm 2022. Vì vậy, tiềm năng hạch toán vào năm 2023 sẽ không có nhiều.
Về mảng bất động sản khu công nghiệp, dự báo doanh thu của Viglacera sẽ đạt 2.700 tỷ đồng, giảm 11,9% so với cùng kỳ, chiếm tới 235 tổng doanh thu. Sang năm sau, các dự án đã sẵn sàng cho thuê như Yên Phong II-C, Phú Hà, Tiền Hải, Hài Yên, Phong Điền đều ghi nhận biên lợi nhuận thấp và diện tích cho thuê còn lại rất hạn chế, Do đó, áp lực tăng trưởng cả về doanh thu lẫn lợi nhuận trong năm 2023 là rất lớn.
Đối với những yếu tố tác động như trên, SSI Research nhận định, kết quả kinh doanh của Viglacera vào năm 2023 sẽ khó duy trì được mức tăng trưởng ấn tượng như năm nay. Theo dự báo của đơn vị chứng khoán, doanh thu thuần trong năm 2023 của Viglacera sẽ giảm 16,2%, chỉ còn 11.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế có thể giảm tới 27,8%, xuống 1.600 tỷ đồng.