meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Số dự án bất động sản “treo” ngày càng nhiều, chủ đầu tư bất lực chờ “giải cứu”

Thứ năm, 01/06/2023-10:06
Thống kê cho thấy cả nước hiện nay có hàng trăm dự án đình trệ đang chờ được giải cứu. Trong bối cảnh đối mặt với không ít khó khăn, ngày càng có nhiều dự án đang xây dựng phải “treo cẩu”.

Phải “trùm mền” đột ngột

Sau nhiều năm ách tắc khi đã dựng xong phần thô, dự án Kenton Node (H.Nhà Bè, TP.HCM) với hàng ngàn căn hộ và nhà phố do Công ty Tài Nguyên làm chủ đầu tư đã được Tập đoàn Novaland cam kết mua lại.

Bước sang năm 2022, tập đoàn này đã chính thức triển khai thi công trở lại. Khu vực này đã trở nên sôi động hẳn lên với sự xuất hiện của những hàng rào với hình ảnh công trình hoành tráng có tên mới Grand Sentosa cùng các chương trình bán hàng được khởi động.

Tuy nhiên, thị trường bất động sản đã bất ngờ lao dốc và bản thân tập đoàn Novaland cũng rơi vào tình cảnh khó khăn, cắt giảm hàng loạt nhân sự. Do đó, dự án Kenton Node đương nhiên cũng treo cẩu đến nay. 


Dự án Kenton Node vẫn chưa kịp hồi sinh
Dự án Kenton Node vẫn chưa kịp hồi sinh

Chưa biết tới khi nào dự án mới có cơ hội tái sinh bởi mỗi lần đi qua khu vực này, người ta lại thấy cảnh hoang tàn, đổ nát đang tái hiện trước mặt. Bên cạnh Kenton Node, rất nhiều dự án do Tập đoàn Novaland đang triển khai ở TP.HCM, Bình Thuận, Đồng Nai… cũng phải tạm dừng xây dựng. Nguyên nhân một phần là do không bán được hàng, không còn tiền, một phần là do thủ tục hành chính.

Theo lãnh đạo công ty Tài Nguyên, tập đoàn Novaland cam kết mua lại dự án ở thời điểm đầu năm 2022 và đã đặt cọc mấy trăm tỉ đồng. Ngân hàng sẽ tài trợ những đợt thanh toán sau dự kiến. Tuy nhiên, thương vụ này “đứt đoạn” giữa đường bởi thị trường ảm đạm và chính tập đoàn Novaland cũng đang kiệt sức. Do đó, bản thân ông cũng chưa rõ dự án này sẽ chuyển biến ra sao sau nhiều nằm “trùm mền”.

Rộng hàng chục héc ta, dự án của Công ty Phúc Long cách đó không xa nay cũng dường như đã rút đi hết bởi chủ đầu tư cạn vốn. Lãnh đạo công này cho biết không bán được một sản phẩm nào trong suốt mấy tháng qua và ngân hàng không cho vay, trong khi các khoản chi vẫn đều đặn. Công ty buộc phải dừng hoặc giãn tiến độ thi công để giảm chi phí. 

Theo lãnh đạo công ty HT Land, đa số các dự án của công ty đã phải tạm dừng thi công. Những dự án phải dồn lực để làm chỉ khi bị bắt buộc giao nhà cho khách hàng.

Thế nhưng, công ty đưa ra giải pháp là đàm phán với nhà thầu nhằm đổi sản phẩm, thay vì trả tiền mặt bởi lúc này có tiền mặt khó như lên trời. Thậm chí, chủ đầu tư một dự án tại TP Thủ Đức còn nói thẳng rằng ông hối hận vì đầu tư quá nhiều vào xây dựng nhưng rồi bán không ai mua.

Các dự án dở dang nên được cho vay

Tính riêng 2 địa phương là Hà Nội và TP HCM, đã có hơn 700 dự án phải dừng triển khai. Trong đó, hiện Hà Nội có khoảng 400 dự án, và TP HCM có hơn 300 dự án. Lãnh đạo Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết, số dự án bất động sản tạm dừng trên cả nước hiện lên tới hàng nghìn, với giá trị đầu tư khoảng 800.000 tỉ đồng, trong đó không ít là dự án nhà ở xã hội. Đó là nguồn lực lớn đang xịt hơi không biết đến khi nào kết thúc.

Theo ông Phạm Lâm, Phó chủ tịch Hội Môi giới BĐS VN, giải pháp hiệu quả nhất cho tình trạng này là chính phủ cần “bơm” một gói tín dụng khoảng 100.000 tỉ đồng, với lãi suất 5-6% cho nhà ở xã hội và nhà thương mại nhằm kéo người dân tham gia thị trường để giúp sức các dự án đang xây dựng dở dang.

Nếu để đóng băng kéo dài, những dự án này sẽ gây lãng phí, và tổn thất rất lớn cho chính quyền, doanh nghiệp và cả xã hội. Nhiều doanh nghiệp hiện nay có sức lan tỏa đang ảnh hưởng lớn tới thị trường, đến nền kinh tế nhưng cũng đành bất lực. Bởi vậy, cần bơm tiền để doanh nghiệp vẫn tiếp tục triển khai dự án và có sản phẩm ra mắt thị trường.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

Nhà đầu tư bất động sản rục rịch tìm cơ hội sinh lời mới

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

Tin mới cập nhật

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

21 giờ trước

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

21 giờ trước

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

21 giờ trước

Nhà đầu tư bất động sản rục rịch tìm cơ hội sinh lời mới

21 giờ trước

Mua bán thông tin tài khoản ngân hàng coi chừng vướng vòng lao lý

21 giờ trước