Siết vốn vào bất động sản: Nhà đầu tư "than" khó vay tiền ngân hàng, lãi suất tăng
BÀI LIÊN QUAN
Buôn đất quê "một vốn bốn lời" nhưng nhà đầu tư BĐS vẫn "quay xe" dồn tiền về phốChuyên gia "mách nước" cách đầu tư BĐS sinh lời trong bối cảnh lạm phát tăng caoChuyên gia địa ốc "mách nước" 5 tiêu chí đầu tư BĐS có lãi trong bối cảnh thị trường bất địnhTheo Nhịp sống kinh tế, chị S (sống tại Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ, năm 2020, chị có mua một lô đất diện tích 35m2 ở Dương Nội, Hà Đông (Hà Nội) với giá 2,5 tỷ đồng. Về mặt tài chính, môi giới lô đất này giới thiệu cho chị 3 nhân viên tín dụng đến từ 3 ngân hàng khác nhau.
Chị S cho biết, các bạn tư vấn đều nhiệt tình thế nên chị dễ dàng lựa chọn, so sánh về lãi suất, chi phí thủ tục cho vay hay thẩm định giá, bảo hiểm khoản vay, chi phí quản lý tài sản.
Tuy nhiên, chị S cho biết hiện nay việc vay vốn ngân hàng đã không còn dễ dàng như trước. Nếu như cách đây 1 năm, các lô đất thổ cư đều được phía ngân hàng giải ngân thì đến nay, một số ngân hàng đã từ chối cho vay.
"Nhiều ngân hàng nước ngoài, nhân viên tín dụng thông báo, không tiếp tục giải ngân được. Họ ưu tiên chung cư nhiều hơn. Thêm nữa, mức lãi suất cho vay cũng không còn được ưu đãi. Một số ngân hàng tăng trung bình 0,5-1% với khoản vay trong thời gian ưu đãi. Và sau 3 năm là khoản lãi vay thả nổi nhưng biên độ cao hơn", chị S. cho biết. Vì vay ngân hàng trở nên khó hơn nên nhà đầu tư này ưu tiên chọn đơn vị dễ giải ngân, thủ tục nhanh chóng, dễ dàng chấp nhận mức lãi suất cao.
Tương tự chị S, anh Lâm (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng than khó trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng. Cụ thể, tháng 5/2022, anh Lâm có đặt cọc vào lô đất ở Thạch Thất (Hà Nội) với mức giá 2,7 tỷ đồng. Anh Lâm dự tính vay ngân hàng 50% số vốn còn lại. Những tưởng việc vay ngân hàng dễ dàng nên anh Lâm tự tin ký hợp đồng đặt cọc và xác nhận 30 ngày sau sẽ chuyển sang công chứng.
Tuy nhiên, thực tế lại không như những gì mà nhà đầu tư này dự tính. Anh Lâm cho biết, anh đã làm việc với 4 ngân hàng nhưng có tới 2 ngân hàng từ chối cho vay. Một ngân hàng đồng ý cho vay nhưng lãi suất năm đầu lên tới gần 10%. Nhưng năm sau thả nổi lên tới gần 12% và thời gian kéo dài cho vay tới 15 năm. Một ngân hàng khác thì chỉ cho vay trong vòng 5 năm nhưng lãi suất ưu đãi hơn một chút. Nhưng thủ tục xác nhận vay vốn ngân hàng phải chuẩn bị phức tạp hơn.
Theo một lãnh đạo chuyên phân phối đất thổ cư, nhà đất ở Hà Nội tiết lộ: "Trước đây, các nhân viên tín dụng ngân hàng đều làm việc với doanh nghiệp để tiếp cận khách hàng, nhà đầu tư mua. Phía nhân viên tín dụng cũng hỗ trợ, chăm sóc nhiệt tình vì họ cần chỉ tiêu. Nhưng hiện tại, một số nhân viên tín dụng chia sẻ với bên tôi rằng, năm nay cho khách hàng vay mua bất động sản bị siết. Lãi suất có tăng nhẹ. Một số ngân hàng quảng cáo là cho vay giá rẻ nhưng cũng khắt khe và áp nhiều khoản ràng buộc về phí, lãi suất".
Cũng theo vị lãnh đạo này, do khó tiếp cận vốn vay ngân hàng giá rẻ mà nhiều khách hàng e dè, cẩn trọng hơn khi mua đất. Trong thời gian tới, thị trường bất động sản được dự báo sẽ gặp khó khăn vì người đi vay không dễ dàng, mặt khác, lãi suất tăng cao hơn. Các chuyên gia cho rằng, việc cho vay bất động sản đang ngày càng thắt chặt lại sẽ tác động mạnh đến lượng giao dịch trên thị trường.