meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Siết cho vay BĐS: Con đường mua nhà của người nghèo ngày một xa vời

Thứ sáu, 15/04/2022-08:04
Thực tế cho thấy, nhiều người thu nhập thấp phải sử dụng đòn bẩy tài chính để mua nhà. Tuy nhiên, với việc ngân hàng siết cho vay bất động sản, con đường tiến đến việc sở hữu một ngôi nhà của người thu nhập thấp trở nên gập ghềnh hơn rất nhiều.

Ngân hàng siết cho vay BĐS

Mới đây, thông tin Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu kiểm soát tín dụng vào một số lĩnh vực được đánh giá là có tiềm ẩn rủi ro khiến dư luận khá quan tâm. Trong đó, bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp…nằm trong những lĩnh vực siết cho vay.

Nhiều chuyên gia đánh giá, điều này cũng khá dễ hiểu khi mới đây liên tiếp xảy ra các vụ việc bị khởi tố liên quan đến phát hành trái phiếu “chui”, bán cổ phiếu “chui” và một số sự việc bỏ đấu giá đất sau khi “thổi giá” lên trời.


Nhiều người nghèo muốn vay ngân hàng mua nhà sẽ phải thay đổi kế hoạch.
Nhiều người nghèo muốn vay ngân hàng mua nhà sẽ phải thay đổi kế hoạch.

Đáp lại yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, một số nhà băng đã có động thái siết chặt cho vay đối với lĩnh vực bất động sản. Sacombank (Ngân hàng Thương mại CP Sài Gòn Thương Tín) đã “nổ phát súng” đầu tiên trong vấn đề này. Cụ thể, Sacombank đã quyết định không cho vay đối với lĩnh vực bất động sản từ ngàu 23/3 đến cuối tháng 6/2022. Đại diện của ngân hàng này phân trần rằng, hạn mức tín dụng được tạm cấp năm 2022 không còn nhiều. Vì thế, ngân hàng phải tập trung vào một số lịn vực ưu tiên như xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp…

Mặc dù Sacombank giải thích như vậy nhưng nhiều người cho rằng, sở dĩ họ hạn chế cho vay đối với lĩnh vực bất động sản là điều dự báo trước, bởi lĩnh vực này thời gian có quá nhiều vấn đề lớn, đáng lưu tâm.

Giống như Sacombank, Techcombank cũng có thông báo đến khách hàng về việc kiểm soát hạn mức giải ngân đối với các khoản vay mua bất đông sản. Ngân hàng này khẳng định sẽ tạm dừng giải ngân khoản vay mua bất động sản kể từ ngày 25/3, áp dụng đối với bất động sản đã có và chưa có giấy chứng nhận.

Cũng phải nói thêm, Techcombank trước đây được giới đầu tư địa ốc nói vui là ngân hàng của ngành bất động sản. Bởi tỷ lệ dư nợ cho bất động sản của ngân hàng này luôn lớn nhất nhì ngành. Thế nhưng, đến thời điểm này, lãnh đạo của Techcombank cũng phải lên tiếng nói rằng việc ngân hàng tạm dừng giải ngân đối với lĩnh vực bất động sản là do chính sách riêng biệt, nội bộ của từng tổ chức tín dụng.

Trong khi đó, không “rắn” như các ngân hàng khác, Agribank chỉ hạn chế cho vay đối với lĩnh vực bất động sản.

Thực tế cho thấy, đây không phải lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước có lên tiếng về việc kiểm soát cho vay bất động sản. Bởi thời gian gân đây, kể từ khi dịch bệnh Covid-19 hoành hành, bất động sản là nơi dòng tiền đổ vào khá nhiều. Sốt đất diễn ra ở khắp mọi nơi. Nhiều người từng dự báo việc sốt đất ảo rất dễ xảy ra vỡ bong bóng bất động sản. Và khi đó, không chỉ chủ đầu tư, thị trường bất động sản mà các tổ chức tín dụng cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Lúc đó, an ninh tài chính sẽ ảnh hưởng ít nhiều.

Điều này cũng rất có cơ sở bởi theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tín dụng bất động sản hiện nay đang chiếm khoảng 20%, tổng dư nợ nền kinh tế, tương đương với khoảng hơn 600.000 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2021,  tăng trưởng tín dụng bất động sản tăng khoảng 12% so với năm 2020. Điều này tỏ ra khá nghịch lý bởi năm 2021 là thời điểm dịch bệnh đang phức tạp nhất.

Cách đây không lâu, trao đổi với báo chí, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nói rằng, năm 2022, Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát chặt dòng tiền chảy vào bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp. Đối với riêng ngành bất động sản, đầu cơ sẽ là đối tượng mà Ngân hàng Nhà nước hướng đến.

Đến bao giờ người nghèo mới được sở hữu nhà?

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước siết việc cho vay đối với bất động sản, hướng đến việc đầu cơ nhưng chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến những người có nhu cầu mua nhà thực. Bởi, chính sách này sẽ tác động đến toàn thị trường bất động sản chứ không phải phân khúc nào.

Chị Nguyễn Kinm Nga (quê Hải Dương, công nhân đang làm việc ở một nhà máy huyện Hoài Đức, Hà Nội) thở dài: “Sau 10 năm lấy nhau, tiết kiệm tích cóp, vợ chồng tôi cũng có được khoảng hơn 400 triệu đồng. Chúng tôi định tìm một căn nhà giá rẻ để ở cho đỡ tiền thuê nhà. Bởi tiền thuê nhà hiện nay một tháng cả điện nước cũng lên đến 3,5-4 triệu đồng. Với 400 triệu, chúng tôi sẽ vay thêm khoảng 600 triệu nữa để mua nhà. Tuy nhiên, hiện các ngân hàng siết cho vay bất động sản cũng khiến chúng tôi cảm thấy hoang mang vô cùng. Chẳng lẽ ước mơ sở hữu một tổ ấm thực sự lại khó khăn đến vậy”.

Chị Nga nói rằng, gia đình chị hiện nay tổng thu nhập khoảng 18-20 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí sinh hoạt cũng cư khoảng 8-10 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập như vậy, người lao động chắc chắn phải vay nợ ngân hàng để mua nhà. Tuy nhiên, nếu không được ngân hàng hỗ trợ, chắc chắn vợ chồng chị sẽ phải gác lại kế hoạch mua nhà trong năm nay.

“Nếu ngân hàng không cho vay thì chắc chắn 10 năm sau chúng tôi cũng không thể sở hữu cho mình được một căn nhà riêng. Bởi giá nhà thì càng ngày càng tăng, người nghèo khó kham nổi”, chị Nga nói.

Trong khi đó, anh Trần Khắc Kiên (quê Hà Tĩnh, đang làm việc tại Hà Nội) nói rằng, trước đây ngân hàng cho vay đến 70% giá trị ngôi nhà nhưng hiện tại chỉ cho vay đến 50%. Nghĩa là căn hộ có giá 1 tỷ đồng thì ngân hàng chỉ cho vay đến 500 triệu đồng chứ không phải 70% như trước đây. Điều này cũng khiến kế hoạch mua nhà của nhiều người dang dở.

Trao đổi về vấn đề này, Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tin học & Kinh tế ứng dụng cho rằng, chắc chắn việc siết cho vay đối với lĩnh vực bất động sản sẽ ảnh hưởng đến thị trường bất động sản. Ông Hiển cho rằng, người nghèo cũng bị ảnh hưởng một phần nhưng những đối tượng đầu cơ, lướt sóng sẽ ảnh hưởng nặng hơn. Bởi nhiều năm qua, những đối tượng này thường sử dụng đòn bẩy tài chính là kênh kinh doanh chủ đạo.


Tiến sĩ Đinh Thế Hiển. 
Tiến sĩ Đinh Thế Hiển. 

Cùng quan điểm, chuyên gia Kinh tế Trần Mai Lâm nói rằng, việc siết chặt cho vay bất động sản sẽ tác động rất lớn đến người mua nhà, người có thu nhập thấp. Bởi, nhiều dự án đang có kế hoạch triển khai khi không được ngân hàng giải ngân sẽ phải dừng lại. Và, người mua nhà mất cơ hội, mất thêm thời gian để chủ đầu tư xoay vốn.

“Những người nghèo muốn mua nhà phải dùng đến hỗ trợ của ngân hàng chắc chắc sẽ phải thay đổi lại toàn bộ kế hoạch. Họ sẽ phải chờ đến những năm tiếp theo để mua nhà nhưng khi đó giá sẽ bị đẩy lên cao. Bởi các doanh nghiệp không có tiền làm dự án dẫn đến nguồn cung hạn chế, giá bị đẩy lên cao. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, trước những rủi ro, các ngân hàng cũng không còn sự lựa chọn”, chuyên gia Mai Lâm phân tích.

Cũng theo vị này, chỉ một số ngân hàng đang áp dụng biện pháp hạn chế cho vay mua nhà chứ không phải toàn bộ ngân hàng. Chính vì vậy, người dân có nhu cầu vay ngân hàng mua nhà có thể liên hệ với các nhà băng để được trợ giúp.

Mã Tiến An
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

Cuộc sống người dân đảo lộn vì cứ cuối năm lại đào xới vỉa hè

"Chìa khóa" giải quyết tình trạng thổi giá rồi khuyến mại

Các sàn giao dịch bất động sản không đủ điều kiện sẽ bị “xóa sổ” từ 31/12

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

13 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

13 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

13 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

13 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước