Sau thất bại với bong bóng dotcom, tỷ phú Michael Saylor lại nếm trái đắng khi lỡ all-in vào Bitcoin
BÀI LIÊN QUAN
Một công ty trên sàn HOSE lập kỷ lục doanh thu và lãi giúp nhân viên giàu lên cực nhanh nhờ nắm giữ cổ phiếuTrên đường đua tăng lãi suất tiết kiệm tháng 6/2022, ngân hàng nào có lãi suất cao nhất?Nguồn tiền bí ẩn của tỷ phú Elon Musk trong thương vụ với TwitterTheo tờ Bloomberg, nhà sáng lập kiêm CEO, nhà sản xuất phần mềm của MicroStrategy là Michael Saylor đã đưa ra một cú đặt cược lớn vào Bitcoin. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này thì mọi việc diễn ra không được suôn sẻ như dự tính của ông khi hiện tại số lỗ trên giấy tờ của khoản đầu tư này đã lên đến gần 1 tỷ đồng.
Theo CNBC, vào thời kỳ đỉnh điểm của bong bóng dotcom, tỷ phú công nghệ Michael Saylor đã từng mất đi 6 tỷ USD do đó ông không lạ gì với sự biến động của thị trường tài chính.
Vào năm 1999, Công ty phần mềm của ông Michael Saylor là MicroStrategy thừa nhận đã phóng đại doanh thu của họ và báo cáo sai lợi nhuận trong khi công ty đang ở trong tình trạng thua lỗ trầm trọng. Sự việc này đã khiến cho 11 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường của Microstrategy bị thổi bay chỉ trong vòng một ngày.
Sau hơn 2 thập kỷ, hiện tại, MicroStrategy lại một lần nữa phải đối mặt với các câu hỏi về một số hoạt động kế toán của họ và sự việc lần này liên quan đến ván cược trị giá 4 tỷ USD vào Bitcoin.
Hiện tại, đồng tiền điện tử có giá trị lớn nhất thế giới đang chìm sâu trong sắc đỏ với giá trị tụt xuống dưới 21.000 USD vào hôm 14/6 vừa qua. Giá trị của Bitcoin nằm ở mức này có thể khiến cho MicroStrategy sẽ phải đối mặt với một cuộc gọi ký quỹ, điều này khiến cho các nhà đầu tư dấy lên lo ngại có thể buộc công ty này phải thanh lý số lượng Bitcoin nắm giữ của họ. Vào thời điểm này, MicroStrategy không đưa ra thêm bình luận nào về vấn đề này.
Trong một dòng tweet trên tài khoản mạng xã hội Twitter của mình, tỷ phú Michael Saylor cho biết, MicroStrategy “đã lường trước được sự biến động và cấu trúc bảng cân đối của mình để có thể tiếp tục HODL để vượt qua được nghịch cảnh”. Theo CNBC, HODL là thuật ngữ tiếng lóng được dùng trong tiền điện tử nhằm mục đích khuyến khích các nhà đầu tư không bán ra.
Lần đầu tiên Michael Saylor đã tham gia vào Bitcoin vào năm 2020. Khi đó, ông đã quyết định đưa thêm tiền điện tử vào bảng cân đối kế toán của MicroStrategy như một phần chiến lược quản lý quỹ tài chính không chính thống.
Khi tham gia vào thị trường Bitcoin vào năm 2022, niềm tin của vị doanh nhân người Mỹ lúc này khá phổ biến trong cộng đồng người trung thành với tiền điện tử. Họ cho rằng Bitcoin sẽ cung cấp cho họ một kho lưu trữ giá trị không liên quan tới thị trường tài chính truyền thống.
Tuy nhiên, đây chính là một canh bạc rủi ro. Tại thời điểm hiện nay, các đồng tiền kỹ thuật số đang đồng loại đi vào bế tắc với chứng khoán cùng các tài sản khác đều lao dốc trong bối cảnh lo ngại về chu kỳ tăng lãi suất mạnh mẽ của Cục dự trữ Liên bang.
Vào cuối ngày 14/6, giá Bitcoin đã giảm mạnh xuống còn khoảng 20.843 USED, kéo theo đó là một đợt dài bán tháo và đưa giá của đồng tiền này xuống sâu hơn mức chưa từng thấy kể từ tháng 12/2020. Trước đó vài ngày, sàn giao dịch tiền ảo lớn hàng đầu thế giới Binance đã ngừng hoạt động rút Bitcoin trong vài giờ với lý do bảo trì.
Ở lần "tất tay" này, MicroStrategy đã đặt cược hàng tỷ USD vào đồng tiền điện tử Bitcoin. Theo CNBC, con số chính xác mà công ty này bỏ ra là 3,97 tỷ USD. Vào ngày 31/3 thì MicroStrategy nắm giữ 129.218 Bitcoin với giá mua vào lúc đó trung bình là 30.700 USD.
Với giá trị giao dịch cuối ngày 14/6 ở mức 22.818 USD thì kho tiền điện tử của MicroStrategy ở thời điểm đó sẽ rơi vào khoảng hơn 2,9 tỷ USD, tương đương với khoản lỗ lên đến 1 tỷ USD.
Ngoài đối mặt với việc thua lỗ, MicroStrategy còn phải đối mặt với "cuộc gọi ký quỹ", đây là tình huống mà nhà đầu tư phải cam kết nhiều tiền hơn để tránh thua lỗ trong một giao dịch tăng bằng tiền mặt đi vay.
Trước đó, công ty này đã vay 205 triệu USD từ một ngân hàng tập trung vào tiền điện tử - ngân hàng Silvergate, để có thể tiếp tục đà mua Bitcoin của họ. Nhằm đảm bảo khoản vay này, MicroStrategy đã phải thế chấp một lượng Bitcoin mà họ sở hữu.
Trong báo cáo tài chính hồi tháng 5 vừa qua, Giám đống tài chính của MicroStrategy, Phong Lê, giải thích rằng nếu Bitcoin tiếp tục giảm xuống dưới mức 21.000 USD, thì có thể họ sẽ phải đối mặt với một cuộc gọi ký quỹ, điều này buộc công ty sẽ phải tiếp tục bán đi Bitcoin hoặc bán một số tài sản mà họ đang nắm giữ, để có thể đáp ứng các yêu cầu về tài sản thế chấp.
“Bitcoin cần giảm một nửa hoặc khoảng 21.000 USD trước khi chúng tôi có thực hiện lệnh margin call,” Phong Lê nói.
“Như vậy, trước khi giá tăng lên 50%, chúng tôi có thể phải góp thêm Bitcoin vào gói tài sản thế chấp”, vị giám đốc tài chính này chia sẻ thêm. Hiện tại, vẫn chưa rõ liệu MicroStrategy có cam kết thêm tiền để đảm bảo được khoản vay hay không.
Vào tháng 6, tỷ phú Michael Saylor khẳng định, công ty của ông có đủ Bitcoin để có thể trang trải những yêu cầu về thế chấp tài sản của mình. Ngoài ra, ông còn nói thêm, tiền điện tử sẽ cần phải giảm xuống còn 3.500 USD trước khi ông phải đưa ra nhiều tải sản để thế chấp hơn.
Tính đến ngày 14,6, cổ phiếu của MicroStrategy dã giảm hơn 25% kéo theo mức lỗ tính đến thời điểm hiện tại đã lên tới 70%. Điều này thậm chí còn tệ hơn việc giá của Bitcoin đã giảm gần một nửa giá trị chỉ trong nửa đầu năm 2022.