meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sau Tết, một số doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa

Thứ tư, 21/12/2022-07:12
Khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, áp lực xoay vòng vốn, lãi suất tăng cao,… đã đẩy nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ rơi vào thế khó, dẫn đến việc phải bán mình cho những doanh nghiệp lớn hoặc đóng cửa, chờ thủ tục giải thể.

Cơn “khát vốn” đẩy nhiều doanh nghiệp vào thế lao đao

Theo thống kê của cục Quản lý đăng ký kinh doanh, trong 11 tháng đầu năm, số lượng doanh nghiệp rời thị trường đã vượt 132.000 doanh nghiệp, tăng 24, 3% so với cùng kỳ năm ngoái và cao gấp 1,3 lần mức bình quân cùng kỳ giai đoạn 2017 – 2021.

Trong bối cảnh hết hạn mức tín dụng, kiểm duyệt hồ sơ chặt chẽ, lãi suất tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay từ ngân hàng. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ liên quan đến ngành xây dựng, bất động sản.

Sau hơn 2 năm trải qua dịch bệnh Covid - 19, “sức khỏe” của một số doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng ít nhiều, khi các dự án bị ngưng lại, không thu hồi được tiền. Nhiều doanh nghiệp không những không thu được lợi nhuận mà còn bị liệt vào danh sách nợ xấu. Trong khi đó, để tiếp cận được vốn vay từ ngân hàng bắt buộc các doanh nghiệp phải có lợi nhuận, doanh thu, tài sản bảo đảm và không được có nợ xấu.


Siết tín dụng khiến nhiều doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng và bất động sản khó khăn khi tiếp cận vốn vay từ ngân hàng. (Ảnh minh họa)
Siết tín dụng khiến nhiều doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng và bất động sản khó khăn khi tiếp cận vốn vay từ ngân hàng. (Ảnh minh họa)

Đau đầu với vấn đề nợ đọng kéo dài, nhiều doanh nghiệp liên tiếp rơi vào bế tắc khi không còn đủ tiền để xoay sở. Đặc biệt, thời điểm cuối năm được coi là lúc các doanh nghiệp hết sức cần dòng tiền quay vòng để gia tăng sản xuất, đơn hàng cũng như hoàn thiện dự án. Tuy nhiên, để tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng thì không hề dễ, do đó vẫn phụ thuộc phần lớn vào năng lực tài chính của các doanh nghiệp.

Chính điều này đã dẫn đến số lượng doanh nghiệp rời thị trường hoặc phải “bán mình”. Bởi đa phần các doanh nghiệp tại Việt Nam phụ thuộc phần lớn bởi vốn vay ngân hàng, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ lẻ có nguồn vốn mỏng, quản trị còn yếu.

Sau nhiều tháng chịu áp lực không xoay vòng được dòng tiền, một doanh nghiệp tại Hà Nam đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực khai thác vật liệu xây dựng đã buộc phải bán hết tài sản cũng như cổ phần công ty để có tiền trả nợ.

Lãnh đạo công ty này cho biết, kể từ khi ngân hàng siết tín dụng cho vay, công ty đã phải tìm mọi cách để xoay sở dòng tiền, thậm chí là gán nhà đi vay “tín dụng đen” để có tiền xoay sở các khoản vay nợ từ trước cũng như để duy trì hoạt động doanh nghiệp, trả tiền nhân công và để tái đầu tư,…

Tuy nhiên, áp lực lãi suất quá cao khiến doanh nghiệp này đã không thể đủ sức đứng vững trên thị trường. Lãnh đạo công ty cho hay: “Nhiều tháng qua, tôi mất ăn mất ngủ vì không thể xoay sở được dòng tiền. Trước áp lực quá lớn của vay nợ và lãi suất đã buộc tôi phải bán nhà, bán đất, ô tô cũng như sang nhượng cổ phần công ty cho một doanh nghiệp khác có tiềm lực vốn mạnh. Dự là qua Tết sẽ chính thức chuyển nhượng hoàn toàn công ty cũng như các tài sản đã được bán trước đó.

Tất cả trở về con số 0. Doanh nghiệp chúng tôi cũng không ngờ sự việc đi xuống quá nhanh đến như thế. Vậy là bao nhiêu công sức gây dựng sự nghiệp của công ty suốt mấy chục năm qua đều đổ xuống sông, xuống biển”.


Trước áp lực của xoay vòng vốn, nhiều doanh nghiệp không đủ sức đứng vững trên thị trường đã buộc phải bán mình hoặc tuyên bố phá sản, giải thể. (Ảnh minh họa)
Trước áp lực của xoay vòng vốn, nhiều doanh nghiệp không đủ sức đứng vững trên thị trường đã buộc phải bán mình hoặc tuyên bố phá sản, giải thể. (Ảnh minh họa)

Chia sẻ với báo chí gần đây, ông Bùi Ngọc Anh thuộc Công ty Luật VILAF cho hay, hiện có nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp khó về dòng tiền nên muốn bán tài sản, gọi thêm vốn để duy trì hoạt động. “Nhiều nhà đầu tư có tiền mặt xem giai đoạn biến động mạnh là cơ hội để mua các doanh nghiệp, dự án với mức định giá hấp dẫn”, ông Ngọc Anh nói.

Khởi nguồn từ cơn “khát vốn” đã đẩy nhiều doanh nghiệp rơi vào thế lao đao mà mãi không thể phục hồi được, thậm chí là dừng chân lại trên thị trường. Giải thích điều này, các chuyên gia phân tích rằng, đa phần những doanh nghiệp vừa và nhỏ không phải do thiếu tài sản bảo đảm mà do chưa có sự phân bổ dòng tiền, năng lực quản trị còn yếu kém.

Doanh nghiệp phải tìm hướng tự giải cứu mình

Giai đoạn thực tế hiện nay khiến nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với khó khăn do đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu hụt nguồn tiền cho việc khôi phục sản xuất, duy trì hoạt động kinh doanh,…dẫn đến việc phải cắt giảm nhân lực, cắt giảm lương nhân viên. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp đã buộc phải phá sản hoặc giải thể.

Theo TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, chuyện phá sản là hết sức bình thường của cơ chế thị trường, hàng loạt doanh nghiệp phá sản nhưng tổng các yếu tố không đổi, tổng con người, tổng tài sản trong quốc gia không thay đổi. Doanh nghiệp phá sản sẽ là cơ hội để thay đổi hình thức sở hữu, hình thức quản lý.


TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế
TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế

Ông Phong cho biết thêm, doanh nghiệp sẽ tiếp nhận xu hướng tái cấu trúc. Đây là xu hướng không thể đảo ngược bởi vì sức sức đề kháng của doanh nghiệp Việt Nam còn ở mức yếu, mức độ cạnh tranh còn thấp.

Đồng quan điểm, TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho hay: “Đây là thời điểm để các doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư cùng nhìn nhận lại bản thân, cần phải tái cấu trúc và tìm cách hợp tác, đa dạng hóa thị trường để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Không nên bị phụ thuộc chỉ vào vốn vay ngân hàng mà cần tìm đa dạng hóa phương thức thức tiếp cận vốn. Vì sang năm 2023, chưa chắc room tín dụng được nới nhiều như năm nay”.

Bên cạnh đó, ông Thịnh cũng khuyến cáo các doanh nghiệp để có thể “tự giải cứu lấy mình” thì cần phải đảm bảo tài sản, đẩy mạnh các hoạt động làm ăn trung thực, báo cáo tài chính minh bạch, có phương án kinh doanh hiệu quả, lấy lại niềm tin thị trường,… thì mới có thể vay được tiền từ ngân hàng. Đây cũng là cơ hội để sành lọc các doanh nghiệp yếu kém.

Các chuyên gia cũng đề nghị, cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích các ngân hàng thương mại tích cực giảm lãi suất cho doanh nghiệp và xem xét cơ chế hỗ trợ các ngân hàng thông qua tái cấp vốn với lãi suất hợp lý. Mặt khác, các chuyên gia khuyến nghị các cơ quan quản lý quan tâm nhiều hơn tới người lao động trong các doanh nghiệp.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Sắp có bệnh viện quốc tế quy mô 450 giường tại huyện đông dân nhất TP. Hải Phòng

Ứng dụng tra cứu quy hoạch Meey Map lọt vào “mắt xanh” của các ngân hàng

Hà Nội: Phân lại luồng xe khách để ngăn dừng đỗ trên đường Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng

Hà Nội: Bổ sung hệ thống biển báo, phân luồng, điều tiết giao thông để giải quyết điểm nóng ùn tắc

Bán vàng trực tuyến sẽ chấm dứt tình trạng người dân xếp hàng mua?

Hà Nội có hơn 60.000 căn hộ chưa được cấp "sổ đỏ" do sai phạm của chủ đầu tư

Điều chỉnh giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà tại Hà Nội từ 22/6

Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC: Chuyên gia nói gì?

Tin mới cập nhật

Bất động sản có lợi suất đầu tư cao nhất giai đoạn vừa qua, thời gian tới liệu còn tiềm năng?

21 giờ trước

Châu Âu ấp ủ xây dựng các trung tâm dữ liệu mới trên quỹ đạo

1 ngày trước

Cải tạo chung cư cũ: Ưu tiên phương án người dân tự thoả thuận với doanh nghiệp

1 ngày trước

Cổ đông cá nhân chính thức không được sở hữu quá 3% vốn điều lệ tại ngân hàng

1 ngày trước

Nhức nhối doanh nghiệp nợ thuế quá hạn, có những khoản chây ỳ tới 30 năm

1 ngày trước