Sau IPO, Alibaba có thể từ bỏ quyền kiểm soát các công ty con
BÀI LIÊN QUAN
Khủng hoảng ngân hàng và rủi ro suy thoái đang gây “rắc rối” cho thị trường IPO toàn cầuOyo Hotels dự kiến giảm ⅔ số lượng cổ phiếu phát hành trong đợt IPO sắp tớiBloomberg: Từ đầu năm đến nay, lượng vốn huy động từ IPO giảm 70% so với cùng kỳ năm 2022Theo Báo đầu tư, Alibaba Group Holding cho biết Tập đoàn có thể sẽ quyết định không giữ kiểm soát ở các công ty con sau khi IPO tùy thuộc vào sự quan trọng của những công ty con này. Đây chính là thông tin rõ nét đầu tiên tính từ khi một trong những tập đoàn về thương mại điện tử lớn nhất châu Á này công bố cuộc tái cơ cấu lịch sử đã cho thấy họ có thể từ bỏ toàn quyền kiểm soát ở một hoặc là nhiều công ty con.
Đại diện Alibaba cho biết, tập đoàn này sẽ tiến hành tái cơ cấu thành 6 công ty con, hoạt động độc lập và Alibaba chính là cổ đông lớn nhất. Và theo như kế hoạch, tất cả công ty con trừ Tập đoàn thương mại Taobao Tmall - đây là nguồn doanh thu cốt lõi của Alibaba cũng có thể tìm kiếm nguồn tài chính riêng cho mình hay theo đuổi IPO.
Ông Toby Xu - Giám đốc tài chính cho hay: “Sau khi IPO, chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá tầm quan trọng của các công ty con này đối với sự phát triển cũng như chiến lược của Alibaba và trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ quyết định có tiếp tục duy trì được quyền kiểm soát hay không. Đây sẽ là một quyết định vô cùng quan trọng”.
Ghi nhận cho thấy, hiện tại hơn ⅔ doanh thu của Alibaba đến từ mảng kinh doanh thương mại điện tử ở Trung Quốc, trong khi 5 đơn vị kinh doanh của các mảng khác là tạo ra từ 3 - 8% tổng doanh thu của tập đoàn.
Còn Giám đốc điều hành Daniel Zhang nói rằng, sự khác biệt lớn nhất giữa lần tái cơ cấu này và những lần trước đó chính là Alibaba đã phát triển thành một tập đoàn lớn và có nhiều tham vọng hơn trước.
Ông Zhang nhận định: “Chúng tôi có nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Chính vì thế, việc cơ cấu lại lần này cần thiết hơn bất kỳ một đợt tái cơ cấu nào trước đó, tuy nhiên nó cũng rất khó khăn và nhiều thử thách hơn. Mặc dù vậy, chúng tôi tin rằng sự chuyển đổi này sẽ cho phép tất cả các doanh nghiệp chúng tôi trở nên linh hoạt hơn”.
Ông Zhang cũng nói thêm rằng, Alibaba đã đặt nền móng cho quá trình tái cơ cấu lần này trong thời gian vài năm qua và một trong những lý do mà họ lựa chọn công bố vào tháng 3/2023 là bởi vì họ sẽ bắt đầu một năm tài chính mới vào hồi tháng 4/2023.
Tập đoàn Alibaba sẽ đóng vai trò sẽ là cổ đông kiểm soát của 6 công ty con. Hội đồng quản trị của Alibaba sẽ giữ quyền kiểm soát đối với hội đồng quản trị của các công ty con này.
Vị này nhấn mạnh: “Tuy nhiên, bản chất của mối quan hệ cũng sẽ có sự thay đổi. Alibaba sẽ mang bản chất là một nhà điều hành tài sản và vốn hơn là một nhà điều hành kinh doanh có liên quan đến các công ty con thuộc tập đoàn”.
Moody's cũng coi việc tái cơ cấu lần này của Alibaba chính là một tín hiệu tích cực trong thời gian ngắn hạn, tuy nhiên những tác động dài hạn sẽ cần phải được theo dõi. Moody's cũng cho biết thêm rằng, khi mà 6 công ty con mới bắt đầu hoạt động một cách độc lập hơn theo thời gian thì họ sẽ có thể đưa ra quyết định nhanh hơn, phản ứng với áp lực cạnh tranh của thị trường một cách linh hoạt hơn. Họ cũng sẽ có được nhiều cơ hội hơn để lựa chọn cho mình đối tác hợp tác tốt nhất cho nhu cầu kinh doanh của mình. Những đối tác này có thể là nội bộ hoặc là bên các công ty khác với điều khoản cũng như điều kiện khác nhau.
Trong năm 2021, Bắc Kinh đã phạt kỷ lục 18,2 tỷ nhân dân tệ (2,6 tỷ USD) đối với Alibaba bởi vì hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.
Alibaba cũng đã lên kế hoạch biến Hong Kong (Trung Quốc) trở thành thị trường huy động vốn chính của mình thông qua cách chuyển đổi trạng thái niêm yết thứ cấp ở đó thành niêm yết chính mở đường cho các nhà đầu tư Trung Quốc tiến hành mua cổ phần của mình. Kế hoạch này cũng dự kiến được hoàn thiện vào cuối năm 2022, tuy nhiên Alibaba đã thông báo vào hồi tháng 11/2022 rằng tập đoàn sẽ trì hoãn việc chuyển đổi sàn niêm yết bởi vì cần thêm thời gian để xem xét tình hình thị trường.
Alibaba chính là Công ty Hữu hạn Cổ phần Tập đoàn Alibaba - đây là một tập đoàn thương mại điện tử cung cấp dịch vụ bán hàng giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng, doanh nghiệp với người tiêu dùng, doanh nghiệp với doanh nghiệp thông qua cổng thông tin điện tử.
Công ty được Jack Ma thành lập vào năm 1999, lúc đầu Jack Ma thành lập nên công ty internet đầu tiên của mình có tên là China Pages – đây là một danh bạ trực tuyến. Vào năm 1999, ông đã tập hợp 17 người bạn cùng thảo luận về công ty mới - là một website kết nối các hãng xuất khẩu với người mua ngoại quốc. Đây chính là ý tưởng ban đầu để cho Alibaba ra đời, rồi từ đó nhanh chóng phát triển và đã trở thành hãng thương mại điện tử thống trị Trung Quốc.
Không dừng lại với mô hình thương mại điện tử, với việc sở hữu cho mình dòng tiền tự do lên đến 3,7 tỷ USD, cho đến thời điểm hiện tại tập đoàn này đã có sức ảnh hưởng rất nhiều trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau trên toàn thế giới. Alibaba còn điều hành một dịch vụ thanh toán điện tử, kinh doanh điện toán cloud, quỹ đầu tư cùng một số dịch vụ thông minh dành cho điện thoại di động. Song song với đó, Alibaba Group còn tiến hành mua lại các công ty ở trong lĩnh vực giải trí, truyền thông, thể thao, một đội bóng. Vì thế mà tầm ảnh hưởng của Alibaba Group cho đến hiện tại đã lan rộng ra toàn thế giới.