Sản phẩm là gì? Các cấp độ yếu tố cấu thành nên sản phẩm
BÀI LIÊN QUAN
Neuromarketing là gì? Những ứng dụng đối với sự phát triển của doanh nghiệpChiến lược sản phẩm là gì? Vai trò của chiến lược sản phẩm trong kinh doanhCash on delivery nghĩa là gì? Ưu, nhược điểm khi sử dụng COD trong giao dịch hàng hoáKhái niệm sản phẩm là gì?
Sản phẩm có thể được hiểu là bất cứ cái gì có thể đưa vào thị trường để tạo sự chú ý, mua bán, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn. Nó có thể là các vật thể, các dịch vụ, sức người, địa điểm tổ chức hoặc đôi khi chỉ là một ý tưởng.
Sản phẩm là một tập hợp những lợi ích mà người tiêu dùng mong muốn tìm kiếm. Sản phẩm là một tập hợp các vật hữu hình và vô hình được gắn kết thành những hình thức có thể nhận thấy được bằng mắt. Khi nói về sản phẩm thì người ta thường đưa nó về một hình thức tồn tại vật chất cụ thể, những cái mà chúng ta có thể quan sát, cầm nắm vào nó được.
Trong lĩnh vực tiếp thị, sản phẩm là bất cứ cái gì có thể được cung cấp cho thị trường, đáp ứng mong muốn hoặc nhu cầu. Trong bán lẻ thì sản phẩm được gọi là hàng hóa, còn trong sản xuất thì sản phẩm được mua làm nguyên liệu thô và bán lại dưới dạng thành phẩm. Trong quản lý dự án, sản phẩm là định nghĩa chính thức của những dự án tạo thành các mục tiêu của dự án hoàn chỉnh.
Cấp độ của những yếu tố cấu thành sản phẩm là gì?
Những yếu tố, đặc tính và thông tin cấu thành đơn vị sản phẩm có thể có những chức năng marketing khác nhau. Khi tạo ra một mặt hàng (sản phẩm) người sản xuất thường sắp xếp các yếu tố đặc tính và thông tin đó theo 3 cấp độ sản phẩm cụ thể như sau:
Cấp độ 1: Sản phẩm cốt lõi
Khi sáng tạo ra một sản phẩm mới thì nhà sản xuất phải nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của người mua là gì và họ thực sự muốn mua gì? Sản phẩm này thỏa mãn những điểm lợi ích cốt lõi nhất mà khách hàng theo đuổi là gì? Đó là những giá trị mà nhà sản xuất, nhà kinh doanh sẽ bán cho khách hàng.
Ví dụ khi một bạn gái nào đó muốn mua son môi thì ngoài việc chọn lựa màu son thì bạn gái đó còn quan tâm đến các lợi ích khác như: Độ dưỡng ẩm của son làm giúp môi không bị khô, dưỡng môi, độ phai màu, độ bóng làm tăng sự quyến rũ của môi chẳng hạn…
Có một câu nói nổi tiếng của ngài Charles Revson - người đứng đầu công ty Revlon Inc. Ông đã tuyên bố: “tại nhà máy chúng tôi sản xuất mỹ phẩm, nhưng tại cửa hàng chúng tôi bán niềm hy vọng”. Những lợi ích cơ bản tiềm ẩn có thể thay đổi phụ thuộc những yếu tố hoàn cảnh môi trường, mục tiêu cá nhân của khách hàng và phụ thuộc từng nhóm khách hàng trong bối cảnh nhất định.
Chính vì vậy, đối với những doanh nghiệp thì các nhà quản trị marketing phải nghiên cứu và tìm hiểu khách hàng để phát hiện ra những yếu tố cần thiết, những khía cạnh lợi ích khác nhau tiềm ẩn trong nhu cầu của khách hàng. Để tạo ra những sản phẩm có khả năng thỏa mãn đúng, tốt những lợi ích mà khách hàng mong chờ.
Cấp độ 2: Sản phẩm trong thực tiễn
Sản phẩm trong thực tiễn là những yếu tố phản ánh sự có mặt trên thực tế của hàng hóa bao gồm:
- Các đặc tính của sản phẩm
- Bố cục thiết kế bề ngoài
- Đặc thù riêng biệt của sản phẩm
- Tên nhãn hiệu cụ thể và đặc trưng của bao bì
Khách hàng sẽ dựa vào những yếu tố này để tìm mua sản phẩm và phân biệt hàng hóa của các hãng và thương hiệu với nhau. Còn nhà sản xuất thì khẳng định sự hiện diện của mình trên thị trường hàng hoá.
Cấp độ 3: Sản phẩm bổ trợ
Cấp độ sản phẩm này bao gồm các yếu tố như dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng…. Nhằm giúp khách hàng thỏa mãn và hài lòng hơn khi trải nghiệm sản phẩm.
- Tính tiện lợi cho việc lắp đặt sản phẩm
- Những dịch vụ bổ trợ sau khi bán sản phẩm
- Điều kiện bảo hành, bảo dưỡng, bảo trì
- Điều kiện hình thức thanh toán, hỗ trợ tín dụng…
Chính nhờ những yếu tố này có thể đánh giá được mức độ hoàn chỉnh khác nhau trong sự nhận thức của người tiêu dùng đối với mặt hàng hoặc nhãn hiệu của doanh nghiệp. Ví dụ: Sản phẩm hoàn chỉnh của một công ty bao gồm cả thái độ và sự quan tâm dành cho khách hàng như: Giao hàng hoá đến tận nhà, bảo hành và cam kết hoàn lại tiền nếu hàng hóa kém chất lượng….
Phân loại sản phẩm và hàng hóa?
Thông thường sản phẩm được phân chia cụ thể như sau:
Phân loại theo thời hạn sử dụng và cách thức tồn tại
Sản phẩm được phân loại thành 3 nhóm như sau:
- Sản phẩm hàng hóa lâu bền: bao gồm những vật phẩm thường được sử dụng nhiều lần. Ví dụ như : nệm, ti vi, bàn ghế, giường…
- Sản phẩm hàng hóa ngắn hạn: bao gồm những vật phẩm được sử dụng một lần hoặc một vài lần. Ví dụ như: mì gói, đồ hộp…
- Sản phẩm dịch vụ: bao gồm những đối tượng được bán dưới dạng cung cấp hoạt động, ích lợi hoặc sự thỏa mãn
Phân loại theo thói quen mua hàng của người tiêu dùng
Người tiêu dùng thường mua rất nhiều sản phẩm hàng hóa đủ loại. Một trong những phương pháp phân loại hàng hóa đó là phân chia chúng thành các nhóm dựa theo thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Thói quen mua hàng chính là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến cách hoạt động marketing. Với quan điểm này thì hàng tiêu dùng được phân thành các loại như sau:
Sản phẩm hàng hóa sử dụng thường ngày
Là hàng hóa mà người tiêu dùng mua cho sinh hoạt thường ngày của bản thân hoặc gia đình. Đây là những hàng hóa đóng vai trò thiết yếu đối với người tiêu dùng. Ví dụ như: thuốc lá, báo chí, xà phòng, dầu gội, nước uống…
Sản phẩm hàng hóa mua ngẫu hứng
Là những mặt hàng được mua không có kế hoạch từ trước và khách hàng cũng không có chủ ý để mua. Đối với loại mặt hàng này thì khi bắt gặp cộng với khả năng thuyết phục của người bán khách hàng, thì khách hàng mới nảy ra ý định mua. Ví dụ như: Một số sản phẩm hàng hóa bán dạo trên đường…
Sản phẩm hàng hóa mua khẩn cấp
Đó là những sản phẩm hàng hóa được người tiêu dùng mua khi xuất hiện nhu cầu cấp bách vì một lý do bất khả kháng nào đó. Việc mua những loại hàng hóa này không có sự tính toán hay suy tính nhiều.
Sản phẩm hàng hóa mua có sự chọn lựa
Là những hàng hóa mà quá trình mua diễn ra lâu hơn, đồng thời khi mua người tiêu dùng thường chọn lựa, so sánh và cân nhắc về công dụng, kiểu dáng, chất lượng cũng như giá cả của chúng. Ví dụ như: quần áo, giày dép, xe máy, điện thoại, đồ trang sức…
Sản phẩm hàng hóa cho các nhu cầu đặc thù
Là những mặt hàng có tính chất đặc biệt hoặc hàng hóa đặc biệt mà khi chọn mua người ta sẵn sàng tốn thêm sức lực, thời gian để tìm kiếm và chọn lựa chúng sao cho ưng ý nhất.
Sản phẩm hàng hóa cho những nhu cầu thụ động
Là những loại hàng hóa mà người tiêu dùng chưa biết hay biết và thường cũng không hay nghĩ đến việc mua chúng. Với những mặt hàng này, để bán được thì người bán cần phải có các thủ thuật bán hàng mới có thể đảm bảo tiêu thụ tốt. Ví dụ như bảo hiểm nhân thọ, bất động sản…
Lời kết
Bài viết trên đã giúp bạn tổng hợp lại các kiến thức xoay quanh khái niệm sản phẩm là gì và các cấp độ cấu thành nên sản phẩm. Hy vọng rằng với những kiến thức trên có thể giúp ích bạn trong quá trình học tập cũng như làm việc.