meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Samsung - Chaebol hàng đầu Hàn Quốc đưa Việt Nam thành cứ điểm chiến lược được ưu tiên hàng đầu, thiết lập hệ sinh thái “cái gì cũng có” vô cùng đa dạng

Thứ bảy, 24/12/2022-16:12
Cho đến thời điểm hiện tại, Samsung vẫn luôn là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam. Sau 14 năm liên tục gia tăng đầu tư, tổng vốn đầu tư của Samsung tại mảnh đất hình chữ S đã tăng gấp 29 lần, từ 670 triệu USD trong năm 2008 lên 19 tỷ USD vào năm 2021. Dự kiến đến năm 2022, con số này sẽ vượt qua 20 tỷ USD.

Sáng ngày 23/12/2022, buổi lễ khánh thành Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) của Samsung đã diễn ra long trọng tại Hà Nội. Được biết, trung tâm này có tổng diện tích xây dựng là 11.603 m2, diện tích sàn 79.511 m2, được thiết kế với 16 tầng nổi cùng với 3 tầng hầm. Trung tâm này được khởi công xây dựng từ tháng 3/2020 trong giai đoạn Covid-19 bắt đầu bùng phát, hoàn thành sau hơn 2 năm với trung bình hơn 1.300 nhân công làm việc mỗi ngày. Với tổng vốn đầu tư lên đến 220 triệu USD, đây chính là trung tâm R&D lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á và là 1 trong 18 trung tâm R&D của Samsung trên khắp thế giới.


Với tổng vốn đầu tư lên đến 220 triệu USD, đây chính là trung tâm R&D lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á và là 1 trong 18 trung tâm R&D của Samsung trên khắp thế giới
Với tổng vốn đầu tư lên đến 220 triệu USD, đây chính là trung tâm R&D lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á và là 1 trong 18 trung tâm R&D của Samsung trên khắp thế giới

Đáng chú ý, ông Lee Jae-yong - Chủ tịch Samsung đã đích thân đến Hà Nội để tham dự lễ khánh thành trung tâm R&D mới này. Trong lễ khánh thành Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển, phía Samsung cho biết, “ông lớn” này muốn thông qua việc xây dựng trung tâm để nâng tầm Việt Nam trở thành “cứ điểm chiến lược ưu tiên hàng đầu về nghiên cứu và phát triển quy mô lớn”, vượt qua vai trò là cứ điểm sản xuất toàn cầu như trước kia. Việc này cũng góp phần nâng cao năng lực công nghiệp của Việt Nam trong bối cảnh kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0. 

Trong sự kiện trọng đại này, Vnexpress.net đưa tin, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh việc Samsung mở Trung tâm R&D tại Việt Nam là minh chứng cho định hướng cũng như cam kết của hãng trong việc hoạt động lâu dài tại Việt Nam. “Samsung là nhà đầu tư Hàn Quốc lớn nhất và cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 20 tỷ USD. Hoạt động hiệu quả của Samsung trong thời gian qua đóng góp quan trọng cho Việt Nam về doanh thu xuất khẩu và tạo công ăn việc làm, đóng thuế cho ngân sách”, Thủ tướng cho biết.

Trong khi đó, ông Roh Tae Moon - Tổng giám đốc tập đoàn Samsung Điện tử, nhấn mạnh Samsung sẽ tiếp tục mở rộng lĩnh vực và tăng cường lực lượng nghiên cứu của trung tâm, mục đích đưa những sản phẩm và dịch vụ được phát triển tại Việt Nam có thể đến tận tay người tiêu dùng toàn cầu chứ không riêng gì khu vực Đông Nam Á như hiện tại. 

Samsung đưa Việt Nam thành cứ điểm chiến lược được ưu tiên hàng đầu, thiết lập hệ sinh thái đa dạng

Cho đến thời điểm hiện tại, Samsung vẫn luôn là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam. Sau 14 năm liên tục gia tăng đầu tư, tổng vốn đầu tư của Samsung tại mảnh đất hình chữ S đã tăng gấp 29 lần, từ 670 triệu USD trong năm 2008 lên 19 tỷ USD vào năm 2021. Dự kiến đến năm 2022, con số này sẽ vượt qua 20 tỷ USD.


Sau 14 năm liên tục gia tăng đầu tư, tổng vốn đầu tư của Samsung tại mảnh đất hình chữ S đã tăng gấp 29 lần, từ 670 triệu USD trong năm 2008 lên 19 tỷ USD vào năm 2021
Sau 14 năm liên tục gia tăng đầu tư, tổng vốn đầu tư của Samsung tại mảnh đất hình chữ S đã tăng gấp 29 lần, từ 670 triệu USD trong năm 2008 lên 19 tỷ USD vào năm 2021

Doanh thu của Samsung Việt Nam năm 2021 là 74,2 tỷ USD, so với năm liền trước đã tăng 14%. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu đã tăng 16% so với năm trước và đạt 65,5 tỷ USD. Điều đáng nói, con số doanh thu ấn tượng này không chỉ đến từ mảng Điện thoại & Linh kiện điện tử vốn được biết đến là nhân tố chủ lực mà còn đến từ hệ sinh thái của những công ty đang hoạt động trong những lĩnh vực khác.

Theo đó, Chaebol hàng đầu tại xứ sở còn tích cực ‘'tiến quân’ vào ngành sản xuất phụ tùng ô tô, hóa chất cũng như tiêu dùng cho đến xây dựng, du lịch - khách sạn, IT và cả bảo hiểm,… Đáng chú ý, các nhà máy Điện thoại & Linh kiện điện tử và Tiêu dùng của Samsung trong thời gian qua cũng đã đóng góp lớn cho sự phát triển của nền kinh tế - xã hội Việt Nam, đặc biệt trong việc thúc đẩy xuất khẩu ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Trong 9 tháng đầu năm nay, 4 nhà máy của Samsung Electronics tại Việt Nam là Samsung Thái Nguyên (SEVT), Samsung Bắc Ninh (SEV) và Samsung Display Việt Nam (SDV) cùng với Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC) ghi nhận doanh thu lên đến 56,5 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 30,9%. Trong đó, nguồn thu chính vẫn đến từ Samsung Thái Nguyên với con số được ghi nhận là 23,2 tỷ USD.

Cũng theo báo cáo tài chính của Samsung, trong quý 3 năm nay, doanh thu của 4 nhà máy ở trên lần lượt được ghi nhận là 5,3 tỷ USD; 6,7 tỷ USD; 5,8 tỷ USD và hơn 1 tỷ USD. Tổng cộng, 4 nhà máy của Samsung này ghi nhận mức doanh thu hơn 18,8 tỷ USD trong quý 3, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 8%. Ngoài ra, lợi nhuận của 4 nhà máy lần lượt là 391 triệu USD, 458 triệu USD, 383 triệu USD và 47 triệu USD. Tổng cộng, tổng cộng là 1,2 tỷ USD, tăng hơn 9% so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến nay, có đến 50% tổng sản lượng điện thoại di động của Samsung được cung cấp trên toàn thế giới đang được sản xuất ở Việt Nam.


Điều đáng nói, con số doanh thu ấn tượng này không chỉ đến từ mảng Điện thoại & Linh kiện điện tử vốn được biết đến là nhân tố chủ lực mà còn đến từ hệ sinh thái của những công ty đang hoạt động trong những lĩnh vực khác
Điều đáng nói, con số doanh thu ấn tượng này không chỉ đến từ mảng Điện thoại & Linh kiện điện tử vốn được biết đến là nhân tố chủ lực mà còn đến từ hệ sinh thái của những công ty đang hoạt động trong những lĩnh vực khác

Đối với mảng xây dựng, Samsung Engineering là cái tên ghi được nhiều dấu ấn bậc nhất tại thị trường Việt Nam. Cuối tháng 11 vừa qua, công ty này đã bắt tay với AMECC để làm Dự án Trung tâm Module Toàn Cầu, lắp đặt thành công mô-đun đơn vị polypropylene khổng lồ dành cho dự án hóa dầu Long Sơn. Đồng thời, Samsung Engineering cũng là một cổ đông lớn của DNP Water khi đang nắm giữ 24% vốn điều lệ của công ty này.

Trong ngành nhựa và hóa chất, Samsung cũng tham gia vào thị trường Việt với 2 đại diện tiêu biểu là Samsung Polymer Vietnam và Samsung Chemtech Vina. Bên cạnh đó, nhân tố trong mảng IT của gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc là Samsung SDS cũng đã chọn Việt Nam là điểm đến trong hệ thống 40 quốc gia đang phủ sóng. Cùng với lực lượng nhân công lớn, “ông lớn” này còn lập riêng Samsung Welstory - một công ty chuyên đảm nhiệm việc cung cấp suất ăn cho các lao động.

Tham vọng mở rộng hệ sinh thái của Samsung tại Việt Nam còn được thể hiện rõ ràng trong ngành bảo hiểm với cái tên Samsung Vina Insurance; hay du lịch - với một trong những dự án nổi bật nhất của “gã khổng lồ” này là khu nghỉ dưỡng Shilla Monogram Quangnam Danang do The Shilla - công ty con của Samsung vận hành.

Dễ dàng thấy được rằng, Samsung đã thực sự đưa Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất toàn cầu, và từ nay trở về sau là cứ điểm chiến lược được ưu tiên hàng đầu của mình. Đến cuối năm nay, bức tranh đầu tư chiến lược của Samsung đã trở nên hoàn thiện hơn khi hoàn thiện “mảnh ghép” R&D. Đồng thời, Samsung cũng đang tiến hành phát triển cũng như kiểm định phần mềm (S/W) của thiết bị di động và Network tại thị trường Việt Nam.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Top những tòa nhà cao nhất Việt Nam – công trình biểu tượng mang dấu ấn của các thành phố lớn

Hà Nội: Lộ diện nhà đầu tư đăng ký thực hiện Khu đô thị mới Mê Linh

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Tin mới cập nhật

Meey Group nhận “cú đúp” giải thưởng tại Top công nghiệp 4.0 Việt Nam

1 ngày trước

Người dân lại gặp khó với vàng

1 ngày trước

Tiên phong chuyển đổi số bất động sản, Meey Group ghi danh ấn tượng tại Dot Property Vietnam Awards 2024

2 ngày trước

Chuyển tiền nhầm vào tài khoản bị trích nợ tự động: Người nhận phải có trách nhiệm hoàn trả lại

2 ngày trước

Tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế: Góc nhìn của chuyên gia

2 ngày trước