meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Rửa tiền qua BĐS lên nghị trường Quốc hội: Thanh toán BĐS qua ngân hàng là giải pháp hữu hiệu

Thứ sáu, 04/11/2022-16:11
Bất động sản có sự biến động về giá cả mạnh, kênh đầu tư bất động sản có thể “tiêu hóa” được lượng tiền rất lớn… nên đây là một trong những kênh ưa thích của tội phạm rửa tiền.

Vì sao tội phạm rửa tiền hay chọn kênh bất động sản?

Vấn đề rửa tiền qua kênh bất động sản đã được đề cập từ lâu và trong kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, các đại biểu quốc hội cũng đã nêu vấn đề này tại phiên thảo luận về Luật phòng chống rửa tiền (sửa đổi).

ĐBQH Nguyễn Thanh Hải cho rằng các lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, bất đông sản… có khả năng cao xuất hiện các giao dịch đáng ngờ.

ĐBQH Thái Thị An Chung (Nghệ An) cũng cho rằng trong lĩnh vực bất động sản có nguy cơ cao bị tội phạm rửa tiền tấn công, lợi dụng. Các giao dịch bất động sản có thể qua sản hoặc trực tiếp, thanh toán bằng tiền hoặc chuyển khoản nên khó kiểm soát.

Theo một báo cáo trước đây về kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố đối với lĩnh vực bất động sản, nguy cơ này được đánh giá là cao. Một lượng tiền khổng lồ ở Việt Nam được đổ vào bất động sản ở rất nhiều nước trên thế giới.

Báo cáo chỉ ra, từ năm 2017, Việt Nam đã là một trong những quốc gia đứng đầu mua nhà ở Mỹ. Mỗi năm, trừ 2009 và 2012, chiếm 1%. Đây mới là số tiền được Mỹ thống kê, còn rất nhiều tiền được người Việt đưa sang các nước khác để mua bất động sản như Anh, Nhật, Singapore…

Trong báo cáo mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cũng cảnh báo, trong phân khúc nhà ở cao cấp đang gia tăng quá nhiều nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp, mà ở đó giá trị vượt quá cao so với thị trường, cũng có thể nhằm mục đích rửa tiền, dễ dẫn đến việc đầu cơ và kích giá ảo trên thị trường.


Bất động sản là một trong những kênh ưa thích của tội phạm rửa tiền
Bất động sản là một trong những kênh ưa thích của tội phạm rửa tiền

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng cho rằng tình trạng rửa tiền đã làm cho việc đấu tranh, xử lý tội phạm và thu hồi tài sản hết sức khó khăn. Thông thường, số tiền rửa tiền đều là những nguồn tiền rất lớn do phạm pháp mà có. Các đối tượng sẽ tìm mọi cách để hợp thức hóa số tiền này mà kênh đầu tư bất động sản lại là kênh chọn chủ yếu.

Theo ông Hùng, lý do vì ở Việt Nam vẫn có thói quen dùng tiền mặt để giao dịch, không có bất cứ quy định, quy trình nào về việc chứng minh nguồn gốc tiền để giao dịch. Các đối tượng rất dễ dàng dùng tiền mặt để giao dịch bất động sản. Sau khi mua bất động sản xong, có thể giao dịch bán để hợp thức hóa trở thành nguồn tiền hợp pháp.

Một nguyên nhân khác là sự biến động về giá cả bất động sản rất lớn, vì thế việc chuyển hóa tiền thông qua các thỏa thuận tăng/giảm biên độ giá rất lớn. Như thế, lợi dụng biên độ tăng giá lớn các đối tượng có thể dễ dàng hợp thức được số tiền lớn cho đầu ra.

Thêm vào đó, kênh đầu tư bất động sản có thể “tiêu hóa” được lượng tiền rất lớn, vì giá trị tài sản bất động sản, dự án thường rất lớn, tính thanh khoản cao, dễ dàng chứng minh giao dịch.

Với những điều trên, ông Hùng cho rằng rõ ràng rằng các đối tượng thường lựa chọn giải pháp rửa tiền hình thức đầu tư bất động sản là phổ biến, dễ dàng. Đặt ra vấn đề thách thức rất lớn về đấu tranh phòng chống tội phạm rửa tiền.

Giải pháp nào ngăn chặn?

Bàn về giải pháp cho vấn đề này, ông Hùng cho biết cần giải pháp tổng thể từ việc ngăn chặn các nguy cơ có thể xảy ra và xử lý các sai phạm, xây dựng các công cụ, biện pháp ngăn chặn tình trạng rửa tiền hiệu quả. Đối với giao dịch bất động sản cũng cần rõ ràng, minh bạch, bắt buộc thực hiện qua ngân hàng”, ông Hùng nói.

Góp ý về giải pháp, ĐBQH Thái Thị An Chung đề nghị bổ sung đối tượng báo cáo được quy định tại khoản 2, Điều 4 là tổ chức đấu giá tài sản, bởi đấu giá là hình thức mua bán tài sản phổ biến. Nhiều năm gần đây, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất diễn ra rất sôi động. Nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn trong thu ngân sách địa phương, do đó, cần giám sát chặt chẽ dòng tiền tham gia đấu giá.

Đồng thời, bổ sung thêm các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản được quy định tại điều 33 của dự thảo luật là khách hàng thực hiện nhiều giao dịch trở lên trong một ngày, khách hàng mua bán nhiều bất động sản trở lên trong một lần…; sửa đổi Luật Kinh doanh Bất động sản theo hướng quy định các giao dịch bất động sản phải thực hiện thanh toán của hệ thống ngân hàng…

Các chuyên gia cho rằng, quy định bắt buộc thanh toán giao dịch bất động sản qua ngân hàng cũng là giải pháp hiệu quả giải quyết vấn đề rửa tiền qua bất động sản.. Điều này góp phần chống thất thu thuế, chống rửa tiền và minh bạch thị trường; từ đó góp phần hạn chế tình trạng thổi giá, lũng đoạn, gây bất ổn thị trường.


Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng Luật sư Kết Nối
Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng Luật sư Kết Nối

Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Kết Nối cho biết, quy định bắt buộc thanh toán mua bán bất động sản qua ngân hàng sẽ đảm bảo an toàn cho các bên mua bán trong việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán, các bên dễ dàng có chứng cứ chứng minh việc thanh toán. Hạn chế được các phát sinh về tranh chấp giá, thanh toán...

Đồng thời, điều này cũng góp phần minh bạch, rõ ràng về các thỏa thuận giá trị mua bán với cơ quan nhà nước khi có yêu cầu chứng minh, giải trình thỏa thuận giá bán của các cơ quan như thuế, công an kinh tế; có ý nghĩa trong việc thống kế, nắm được giá trị thực tế bất động sản đang giao dịch. Cơ quan quản lý nhà nước, nhà đầu tư, người dân sẽ nắm bắt kịp thời giá cả, biến động đất trong khu vực.

Góp phần hạn chế một phần tình trạng khai khống giá, trốn thuế khi giao dịch Bất động sản.

Tuy nhiên, khi thực hiện phương án này trong thực tế vẫn còn một số hạn chế, khó khăn nhất định trong hoàn cảnh hiện nay. Vấn đề này có thể do khách quan, chủ quan, điều kiện kinh tế, xã hội, quy định pháp luật hiện hành và rất nhiều vấn đề khác nếu như triển khai quy định bắt buộc thanh toán mua bán bất động sản qua ngân hàng.

Cụ thể, mặt bằng chung về dân trí, điều kiện áp dụng, tính phổ biến của ngân hàng cũng chưa thể bao phủ khắp mọi miền đất nước, nhất là các vùng núi, vùng cao, đặc biệt khó khăn; thói quen thanh toán tiền mặt của Người dân khi thực hiện các giao dịch thanh toán tiền; thông tin dễ dò rỉ, khiến cho các thông tin mua bán các bên dễ bị bán ra ngoài….

Để áp dụng được quy định này, ông Hùng cho rằng cần phải sửa đổi, bổ sung, đồng bộ rất nhiều hệ thống văn bản luật liên quan như Luật Dân sự, đất đai, thuế.

Hoài Phong
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

7 trường hợp sắp không được cấp sổ đỏ, người dân cần nắm chắc trong tay

Quy định mới về tách thửa đất người dân cần biết

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

2 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

2 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

2 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

2 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

3 ngày trước