Roman Abramovich - vị tỷ phú với vai trò to lớn trong công cuộc đàm phán hoà bình giữa Nga và Ukraine
BÀI LIÊN QUAN
Đường ở Nga tăng giá kỷ lục, nhiều tiền cũng chưa chắc mua đượcBất chấp mối đe dọa từ Washington, Huawei bất ngờ giành nhiều lợi thế tại NgaDoanh nghiệp Trung Quốc tại Nga: Tìm cơ hội có trong thách thứcNgay sau khi chiến tranh giữa Nga và Ukraine xảy ra vào hôm 24/2, trang Financial Times đã dẫn nguồn tin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã triệu tập cuộc họp với những nhà tài phiệt hàng đầu đất nước tại Điện Kremlin.
Lúc bấy giờ, tỷ phú Roman Abramovich đang có mặt tại miền nam nước Pháp - Moscow, trên chiếc máy bay riêng của mình nhưng mọi thứ đã quá muộn.
Ngay sau đó, Roman Abramovich đã được bố trí để có một cuộc gặp riêng với Tổng thống Vladimir Putin. Theo một số nguồn tin cho rằng vị tỷ phú này đã xin lỗi ngài Tổng thống vì sự chậm trễ của mình. Roman Abramovich cũng đã không quên đưa ra những ý kiến và quan điểm để có thể chấm dứt xung đột tại Ukraine.
Cũng theo một số nguồn tin cho biết ông Vladimir Putin đã nghe những gì Roman Abramovich nói, sau cùng Tổng thống Nga đã gửi lời chúc phúc tới cá nhân cho Roman Abramovich - người sẽ đóng vai trò trung gian hoà giải trong những cuộc đàm phán hoà bình giữa Nga và Ukraine.
Tại thời điểm bây giờ, mối quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây đang tụt xuống mức rất thấp trong lịch sử. Chính vì lẽ này, những nhà tài phiệt có quan hệ tốt với các nước phương Tây chắc chắn sẽ làm mất lòng Điện Kremlin. Tuy vậy, vị tỷ phú Roman Abramovich có thể sẽ là một ngoại lệ.
Ngay sau cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Roman Abramovich đã lâm vào những hoàn cảnh không ngờ tới khi ông di chuyển như con thoi giữa các bên nhằm tìm ra giải pháp đem lại hoà bình quay trở lại cho Ukraine.
Ngoài ra, ông cũng mang sứ mệnh phải bảo vệ khối tài sản khổng lồ của ông trước những lệnh trừng phạt tới từ các nước phương Tây.
Cuộc sống bị đảo loạn của Roman Abramovich
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã thực sự làm xáo trộn cuộc sống của Roman Abramovich - một người vốn vô cùng kín tiếng. Tại phương Tây, Roman Abramovich đã xây dựng hình ảnh của mình vô cùng cẩn thận nhưng điều này đã không giúp ông tránh khỏi những lệnh trừng phạt.
Vương quốc Anh đã buộc ông phải rao bán câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng Chelsea và ông phải đưa 2 siêu du thuyền vượt vùng biển rộng lớn để tị nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Roman Abramovich cũng phải chuyển quyền quản lý ít nhất 2 quỹ đầu tư của mình cho những đơn vị liên kết. Người ta cũng cho rằng Roman Abramovich hiện đang cố rút một lượng tiền lớn từ những nhà quản lý tài sản toàn cầu. Cố phiếu của Evraz - nhà sản xuát thép niêm yết tại London và là tài sản công nghiệp chính còn lại của ông cũng đã bị đình chỉ giao dịch sau khi giảm 85% trong năm nay.
Tuy vậy, cả thế giới hiện đều phải công nhận rằng tài sản không phải mối quan tâm duy nhất của Roman Abramovich ở thời điểm hiện tại. Ông đang tiến hành chính sách ngoại giao con thoi của riêng mình, vốn không làm mất lòng mọi bên trước tình hình căng thẳng hiện nay.
Tháng vừa, ông đã bay đi bay về giữa Moscow, Isarel và Thổ Nhĩ Kỳ để mang vai trò hoà giải trong những cuộc đàm phán. Thậm chí, ông đã bay tới Kiev ít nhất 2 lần để gặp và trao đổi với Tổng thống Volodymyr Zelensky. Vai trò của ông là vô cùng lớn trong việc tìm kiếm giải pháp, đem lại hoà bình đã khiến ông bị đầu độc.
Vô cùng may mắn vì vụ việc này đã không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của Roman Abramovich cũng như quyết tâm mang lại hoà bình của ông.
Trong vòng đàm phán mới nhất của Nga và Ukraine diễn ra tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, Roman Abramovich đã ngồi cùng đoàn đàm phán Nga và trò chuyện với Tổng thống của nước chủ nhà Recep Tayyip Erdogan. Công chúng và báo chí đã chính thức được biết tới sự góp mặt của tỷ phú gốc Do Thái này trong cuộc đàm phán hoà bình, mặc dù vai trò của ông vô cùng linh hoạt.
Trong quá trình này, Roman Abramovich cũng đã đảo ngược hình ảnh mà ông muốn và đã xây dựng. Hai thập kỷ qua, Roman Abramovich luôn không bao giờ nói rằng ông là người thân tín của Tổng thống Vladimir Putin. Tuy vậy, sự hiện diện của ông trong những cuộc đàm phán, thậm chí còn đối thoại với Tổng thống Erdogan đã cho thấy vị tỷ phú này vô cùng được Điện Kremlin tin tưởng.
Người phát ngôn Điện Kremlin - ông Dmitry Peskov cũng đã nhấn mạnh rằng Roman Abramovich không phải thành viên chính thức của đoàn đàm phán Nga nhưng đang giúp đỡ trong một vài cuộc tiếp xúc nhất định giữa Nga và Ukraine. Tổng thống Ukraine - Zelensky trực tiếp đề nghị Mỹ không trừng phạt Roman Abramovich vì vai trò của ông trong công cuộc thúc đẩy các cuộc đàm phán hoà bình, dù vẫn tỏ ra nghi ngờ mục đích thực sự của nhà tài phiệt.
Những người chỉ trích cho rằng Roman Abramovich đang sử dụng những cuộc đàm phán để cứu vãn tài sản mà ông sở hữu ở nước ngoài. Người phát ngôn của Roman Abramovich đã từ chối bình luận, ông Peskov hiện cũng đã từ chối nói về cuộc gặp giữa vị tỷ phú này và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trong khi đó, những người thân cận đã nói rằng mục tiêu lớn nhất mà nhà tài phiệt này muốn là chấm dứt chiến tranh. Họ đã không phủ nhận có thể tồn tại được mục tiêu kép nhưng nhấn mạnh vào việc Roman Abramovich là người duy nhất hiện đang nỗ lực đem lại hoà bình cho Ukraine.
Roman Abramovich - nhân vật không hề tầm thường
Roman Abramovich luôn là kẻ tức thời, ông sinh năm 1966 với cha mẹ là người Do thái ở Saratov, cách thủ đô Moscow khoảng 800km về phía Nam. Roman Abramovich đã mồ côi cha mẹ khi chỉ mới 3 tuổi. Thời trẻ, ông tham gia nhiều hoạt động kinh doanh và tới đầu những năm 1990, ông bắt đầu đặt chân vào lĩnh vực dầu mỏ.
Năm 1994, một cuộc gặp gỡ đầy tình cờ giữa Roman Abramovich và Boris Berezovsky - một nhà tài phiệt có quan hệ thân thiết với Tổng thống Boris Yeltsin lúc bấy giờ, cuộc gặp gỡ này đã thay đổi cuộc đời ông mãi mãi. Với những mối quan hệ, họ đã mua được công ty dầu khí Sibneft với mức giá khoảng 200 triệu USD. Đây cũng là thoả thuận sinh lời nhất trong giai đoạn mà nước Nga phải chịu nhiều khủng hoảng sau khi Liên Xô tan vỡ.
Roman Abramovich và Berezovsky đều thuộc nhóm thân cận với Tổng thống Yeltsin nhưng dưới thời ông Vladimir Putin, vận may của họ nhanh chóng lụi bại.
Việc ông Putin - người trở thành tổng thống năm 2000, thay đổi những chính sách khiến giới tài phiệt phải tìm cách tháo chạy khỏi đất nước. Riêng Roman Abramovich lại đi ngược lại và tỏ ra trung thành với Điện Kremlin. Ông giữ chức thống đốc Chukotka trong 8 năm.
Khi đó, ông Berezobsky đã công khai đối đầu với ông Putin và bán cổ phần của mình trong một đài truyền hình cho Roman Abramovich và bỏ trốn khỏi đất nước để thoát một cuộc điều tra hình sự về những giao dịch kinh doanh của mình.
Roman Abramovich vốn là người vô cùng kín tiếng trước công chúng, ông và Tổng thống Putin được cho là đã phát triển các mối quan hệ, dù ngay cả những người thân cận cũng đều tỏ ra vô cùng ngạc nhiên với mức độ tin tưởng mà ông Putin dành cho vị tỷ phú này.
Vào năm 2005, sự trung thành của Roman Abramovich đã nhận được sự đền đáp xứng đáp, khi những nhà tài phiệt xây dựng cơ đồ trong những năm 1990 lần lượt phải đối mặt với những cuộc điều tra, thậm chí là ngồi tù thì Roman Abramovich đã thoát nạn ngoạn mục khi tập đoàn dầu khí quốc doanh Gazprom đã đồng ý mua lại Sibneft với giá 13 tỷ USD.
Thương vụ này đã đưa Roman Abramovich một bước thành tỷ phú trong khi ông trùm dầu mỏ lớn nhất của Nga là Mikhail Khodorkovsky đã bị ngồi tù.
Ngay cả trước thương vụ Gazprom mua lại Sibneft, Roman Abramovich có vẻ đã muốn xây dựng một cuộc sống mới tại phương Tây.
Vào năm 2003, ông mua lại Chelsea với giá 150 triệu bảng, một thỏa thuận khiến ông trở thành cái tên nổi tiếng ở Anh. Roman Abramovich đã chi tới 200 triệu mua bất động sản tại Anh quốc, bao gồm dinh thự 15 phòng ngủ tại Kensington Palace Gardens - nơi trước đây là đại sứ quán Liên Xô.
Tuy vậy, bất chấp những nỗ lực của tỷ phú Nga, Roman Abramovich cũng không bao giờ có thể hòa nhập vào phương Tây. Người ta cho rằng Abramovich có đặc quyền đối với nhiều lĩnh vực kinh doanh ở Nga mà những người khác không được phép tham gia. Mối quan hệ chưa được chứng thực giữa Roman Abramovich và Tổng thống Putin cũng khiến phương Tây vô cùng e ngại.
Dù vậy, không phải Abramovich không có thành tựu. Khi vào năm 2012, vị tỷ phú này đã chiến thắng một trong những vụ kiện lớn nhất ở Vương quốc Anh khi một thẩm phán tối cao ra phán quyết bất lợi cho nguyên đơn Berezovsky - người đã kiện Roman Abramovich để đòi 6,5 tỷ USD tiền bồi thường thiệt hại về cổ phần đang tranh chấp trong Sibneft. Thẩm phán đã nhận thấy Roman Abramovich có thái độ cẩn thận và trung thực trong khi Berezovsky cố tình có những thái độ không trung thực.
Khi Nga sáp nhập vào bán đảo Crimea năm 2014, hàng chục người thân cận với Tổng thống Vladimir Putin đã bị trừng phạt nhưng không quốc gia phương Tây nào động tới Roman Abramovich. Một quan chức Anh đã thừa nhận nước này luôn để mắt tới tỷ phú Nga nhưng chưa có động thái quyết liệt nào được đưa ra cho tới gần đây.
Vương quốc Anh năm 2008 đã trì hoãn phê duyệt đơn xin gia hạn thị thực của Roman Abramovich, khiến ông phải đổi ý định và quay lại nhập tịch Israel. Những khoản đóng góp khổng lồ của Abramovich cho nguồn gốc Do thái của mình đã giúp ông rất có tiếng nói tại Israel.
Tuy vậy, vận may của Roman Abramovich không kéo dài mãi. Hồi tháng 3, ông đã chính thức bị phương Tây trừng phạt dù Mỹ chưa làm điều tương tự. Câu lạc bộ Chelsea cũng đã bị tước khỏi quyền định đoạt của Roman Abramovich.
Thương vụ rao bán câu lạc bộ hàng đầu nước Anh cũng nhanh chóng đổ bể ngay cả khi ông tuyên bố số tiền thu được sẽ được dùng để hỗ trợ người tị nạn Ukraine.
Phương Tây muốn áp đặt những biện pháp trừng phạt để kéo những tỷ phú Nga khỏi Tổng thống Putin nhưng nó đã phản tác dụng. Ngay khi tài sản ở châu Âu bị phong tỏa, họ sẽ chẳng còn cách nào khác ngoài việc gắn bó chặt chẽ hơn với Điện Kremlin. Tất nhiên Roman Abramovich cũng không ngoại lệ.
Khi thương vụ với Chelsea kết thúc, Roman Abramovich đã đưa 2 trong số các siêu du thuyền của mình - chiếc Eclipse và Solaris, đến Thổ Nhĩ Kỳ để tìm một cảng an toàn.
Chiếc Eclipse đã phải thực hiện chuyến đi 28 ngày xuyên Đại Tây Dương từ Sint Maarten ở Caribe để đến Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy vậy, Chính quyền Antiguan xác nhận 2 chiếc du thuyền khác đang neo đậu ở hòn đảo Caribe này thuộc sở hữu của Roman Abramovich và họ đang xem xét có giữ chúng theo lệnh trừng phạt của Vương quốc Anh hay không.
Khi tài sản hiện vẫn đang gặp nguy hiểm, Roman Abramovich cũng chưa thể gặt hái được thành tựu gì từ những cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine. Xung đột vẫn đang tiếp tục diễn ra và vị tài phiệt Nga có thể phải tiếp tục nỗ lực nhằm đem lại hoà bình cho Ukraine và chấm dứt xung đột.