Rơi vào “bẫy” tiền điện tử trên không gian mạng
Trở thành chiêu trò “hái” ra tiền
Theo thống kê, có khoảng 70% những người báo cáo bị lừa đã sử dụng đồng tiền Bitcoin để trả cho những kẻ lừa đảo, phần trăm còn lại là đồng Tether và Ether… Nạn nhân thường là những người trẻ tuổi, nhất là đối tượng trong khoảng từ 25 - 40 tuổi lại càng dễ dính phải những chiếc “bẫy tiền ảo”.
Hiện nay, lừa đảo tiền điện tử qua mạng đã rất phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, vào năm 2018 nó đã tăng gấp 60 lần. Thực sự, tiền điện tử sẽ mang đến những lợi thế cho những kẻ lừa đảo, đặc biệt là nhờ tính ẩn danh và các giao dịch được thông qua ngân hàng trung gian. Trong bối cảnh thị trường tiền điện tử đang đối mặt với những biến động khôn lường thù FTC đã đưa ra nhiều cảnh báo. Kể từ khi giá bitcoin đạt đỉnh 69.000 USD vào tháng 11 năm ngoái thì nay đồng tiền điện tử có giá trị nhất thế giới đã mất hơn một nửa giá trị vì phải đối mặt với sự rút vốn hàng loạt của các nhà đầu tư.
Bitcoin sắp mất tới 80% giá trị?
Với nhiều bê bối đang diễn ra trên thị trường tiền điện tử thời gian gần đây, đồng Bitcoin được dự báo rằng có thể sẽ mất tới 80% giá trị về quanh mức 13.000 USD/BTC, điều này đã khiến nhiều nhà đầu tư vô cùng lo lắng.Một lĩnh vực mới giúp giới trẻ kiếm tiền được bộn tiền, nhiều hơn cả chơi chứng khoán hay Bitcoin
Chơi chứng khoán hay Bitcoin đã là dĩ vãng khi đây mới thực sự là một lĩnh vực giúp giới trẻ có thể kiếm được hàng triệu đô mỗi năm.Bitcoin lao dốc khiến nhiều tỷ phú tiền số "bốc hơi" hàng tỷ USD
Nhiều tỷ phú tiền số đã chứng kiến giá trị khối tài sản ròng của mình giảm hàng chục tỷ USD kể từ thời điểm giá bitcoin đạt đỉnh trong năm ngoái.Trong năm 2021, gần một nửa số người báo cáo mất tiền vì một vụ lừa đảo tiền điện tử. Họ cho biết đã bị dụ dỗ bởi những tài khoản đăng tin trực tuyến hoặc tin nhắn trên các trang mạng xã hội như Facebook hoặc Instagram. Cũng theo FTC, những kẻ lừa đảo này đã sử dụng các công cụ đầu tư giả mạo để thu lợi bất chính lên đến 575 triệu USD.
Tháng 2 vừa qua, nhà sáng lập BitConnect – Một loại tiền điện tử mã nguồn mở đã phải ra hầu tòa vì bị cáo buộc dàn dựng một mô hình Ponzi lừa đảo trên toàn cầu có giá trị 2,4 tỷ USD. Người sáng lập BitConnect đã bị buộc tội lừa dối các nhà đầu tư khi tuyên bố công nghệ độc quyền của công ty này sẽ mang tới rất nhiều lợi nhuận cho họ bằng cách theo dõi các sàn trao đổi tiền điện tử. Cho đến tháng 5, Giám đốc điều hành của Mining Capital Coin cũng bị truy tố với cáo buộc dàn dựng thực hiện kế hoạch gian lận đầu tư toàn cầu trị giá 62 triệu USD.
Một điểm chung của cả hai trường hợp trên là những kẻ lừa đảo đều hứa hẹn sẽ mang tới những lợi nhuận lớn gấp nhiều lần cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên đến cuối cùng, toàn bộ số tiền lại chuyển về cho riêng mình.
Hàng tỷ USD bị đánh cắp
Một đặc vụ thuộc Cục Điều tra Liên bang Mỹ đã tuyên bố trong cuộc phỏng vấn với CNBC rằng, những kẻ lừa đảo tiền điện tử trên mạng xã hội như LinkedIn đã gây ra những mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự bảo mật và an toàn của người dùng. LinkedIn thuộc quyền sở hữu của “ông lớn” phát triển phần mềm phần mềm Microsoft, có hơn 830 triệu thành viên phân bổ tại hơn 200 quốc gia.
Thực tế, LinkedIn đã xác nhận có sự gia tăng hành vi gian lận gần đây trên trang web của mình liên quan đến những hoạt động tư vấn, thuyết phục người dùng đầu tư vào tiền điện tử. Vốn dĩ, LinkedIn là một công cụ mạnh, có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh, vì vậy phần lớn các nạn nhân khi được phỏng vấn đều thể hiện sự tin tưởng vào các khoản đầu tư là thật.
Đại diện Cục Điều tra Liên bang Mỹ mô tả: “Chiến lược hoạt động của những kẻ lừa đảo thường diễn ra như sau: Họ thiết lập một hồ sơ giả và liên hệ tới những người dùng LinkedIn, rồi bắt đầu những cuộc trò chuyện lịch sự trên mạng xã hội để tăng sự tin tưởng trước khi đề nghị hỗ trợ nạn nhân đầu tư vào tiền điện tử.
Sau đó những kẻ lừa đảo sẽ hướng dẫn người dùng đi đến một nền tảng đầu tư tiền điện tử có uy tín. Tuy nhiên, khi đã thực sự dành được sự tin tưởng của nạn nhân thì kẻ lừa đảo sẽ hướng dẫn họ chuyển tiền vào trang web do chúng kiểm soát, cuối cùng là chiếm đoạt toàn bộ số tiền này”.
Có thể thấy, khi thị trường tiền điện tử ngày càng hiện đại và phát triển mạnh cả về quy mô và cấu trúc thì nó sẽ trở thành mục tiêu hàng đầu của những đối tượng lừa đảo và có thể trở thành những cái “bẫy” nguy hiểm trên mạng. Oscar Rodriguez - Giám đốc cấp cao về quyền riêng tư tại LinkedIn thừa nhận việc xác định thật - giả trên môi trường ảo hiện nay là rất khó khăn.
Ông Đinh Hồng Sơn - Chuyên gia tài chính số cho rằng, các mối đe dọa và những cuộc tấn công trên mạng xã hội nhắm tới các hệ thống đang ngày càng tăng cao trong bối cảnh công nghệ Internet đã rất phát triển. Những kẻ gây rối luôn thay đổi những kỹ thuật mới để đạt được mục đích của họ. Một trong những mối đe dọa và rủi ro nhất trong lĩnh vực tài chính ở thời điểm hiện tại và trong tương lai sẽ là lừa đảo và chiếm đoạt tiền điện tử.
Trong đó, một cách thức tạo “bẫy” trên mạng là kẻ gian sẽ cố gắng đánh cắp thông tin đăng nhập của người dùng bằng cách gửi Email giả mạo, để người dùng truy cập những trang web không có thật… Những khoản đầu tư tiền ảo rất lớn nhưng lại nằm trong khoảng trống về pháp lý, do đó các hacker lại càng có động lực để lộng hành. Tiêu biểu có thể kể đến là các phi vụ tấn công vào công ty blockchain. Từ đây đã sinh ra không ít những cuộc lừa đảo về tiền điện tử, nhà đầu tư khi dính phải “bẫy” cũng rất khó để nhận biết, chỉ tới khi đã mất trắng tài sản.
"Việt Nam cũng là quốc gia có số lượng người tham gia vào thị trường tiền điện tử khá sâu rộng, những dự án "lùa gà", xuất hiện rồi biến mất "không kèn không trống" cũng phổ biến. Trong khi đó, kiến thức về tài sản số, thanh toán kỹ thuật số và cả hiểu biết pháp luật còn hạn chế, nên dễ trở thành nơi màu mỡ cho những kẻ cơ hội lợi dụng" - Ông Sơn đánh giá.
Cũng không ít nhà quản lý có thẩm quyền, uy tín khẳng định rằng tiền mã hóa không có giá trị. Đơn cử như bà Christine Lagarde - Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu đã trả lời một cuộc phỏng vấn: “Tôi từng đề cập nhiều lần tới các vấn đề về tiền mã hóa mang nặng tính đầu cơ và là tài sản mang nhiều rủi ro. Đánh giá khiêm tốn của tôi là tiền ảo không mang giá trị gì hết. Nó không dựa trên bất cứ cơ sở nào và không hề có tài sản làm nền để giữ vai trò neo giữ an toàn”.
Trên thực tế, tiền tệ có ba chức năng là: Phương tiện trao đổi, đơn vị kế toán, lưu giữ giá trị. Tiền mã hóa gần như không có giá trị làm phương tiện trao đổi, các câu chuyện như dùng Bitcoin đi ăn uống cũng chỉ là biểu diễn. Bởi mỗi giao dịch bằng tiền số sẽ rất tốn thời gian, tốn điện và tốn nhiều chi phí khác. Tiền mã hóa cũng không thể là đơn vị kế toán vì giá trị lên xuống bất thường. Do đó, chỉ còn một giá trị cuối là chức năng lưu trữ, nên hiện nay hầu hết người dùng đều xem tiền mã hóa như một loại tài sản, một kênh đầu tư chứ không phải tiền đúng nghĩa nữa.
Bất kể loại tài sản nào cũng đều phải có giá trị nội tại, ví như tờ khăn giấy có giá trị để lau rửa, hay một chiếc lông ngỗng còn được dùng làm đạo cụ của phim Forrest Gump. Vậy còn tiền mã hóa chưa thể hiện được bất kỳ giá trị nội tại nào của nó. “Giá giao dịch tiền số đều là do con người điều khiển, nếu mất đi niềm tin thì tiền số chỉ là đồ bỏ đi” - Bà Largarde tỏ rõ quan điểm.