meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quý 2/2023, Nhựa Bình Minh báo lãi gấp đôi so với cùng kỳ

Thứ sáu, 21/07/2023-19:07
Sau khi lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của Nhựa Bình Minh được ghi nhận là 2.797 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 4%. Nhờ giá vốn giảm, doanh nghiệp đầu ngành nhựa này đã báo lãi ròng lên đến 575,4 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 111%.

Nhịp Sống Thị Trường thông tin, mới đây CTCP Nhựa Bình Minh (mã chứng khoán: BMP) đã công bố báo cáo tài chính của quý 2/2023 với nhiều nội dung đáng chú ý. Theo như báo cáo này, doanh thu thuần quý 2 của Nhựa Bình Minh là 1.336 tỷ đồng, so với quý 2/2022 đã giảm 14%. Tuy nhiên, giá vốn giảm mạnh giúp công ty ghi nhận lợi nhuận gộp đạt 572,7 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ năm trước. 


Doanh thu thuần quý 2 của Nhựa Bình Minh là 1.336 tỷ đồng, so với quý 2/2022 đã giảm 14%, song giá vốn giảm mạnh giúp công ty ghi nhận lợi nhuận gộp đạt 572,7 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ năm trước
Doanh thu thuần quý 2 của Nhựa Bình Minh là 1.336 tỷ đồng, so với quý 2/2022 đã giảm 14%, song giá vốn giảm mạnh giúp công ty ghi nhận lợi nhuận gộp đạt 572,7 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ năm trước

Ngoài ra, Nhựa Bình Minh cũng báo lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 294,6 tỷ đồng, so với thực hiện năm trước đã cao gấp 2 lần. Được biết, đây chính là mức lợi nhuận kỷ lục mà doanh nghiệp ngành nhựa này đạt được trong một quý. 

Sau khi lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của Nhựa Bình Minh được ghi nhận là 2.797 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 4%. Nhờ giá vốn giảm, doanh nghiệp đầu ngành nhựa này đã báo lãi ròng lên đến 575,4 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 111%.  

Tính tại thời điểm ngày 30/6/2023, tổng tài sản của Nhựa Bình Minh đạt 3.526 tỷ đồng, so với hồi đầu năm đã tăng gần 500 tỷ đồng. Đáng chú ý, lượng tiền mặt cùng với tiền gửi ngân hàng chiếm đến gần 60% tài sản, tương đương với 2.052 tỷ đồng. Hàng tồn kho của công ty ở mức 449 tỷ đồng, tương đương mức giảm 22%.

Đáng chú ý, Nhựa Bình Minh chỉ có 55 tỷ đồng nợ vay tài chính, toàn bộ là nợ vay ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu của công ty là 2.756 tỷ đồng, trong đó có đến 818 tỷ đồng vốn điều lệ và 733 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.


Quý 2/2023, Nhựa Bình Minh cũng báo lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 294,6 tỷ đồng, so với thực hiện năm trước đã cao gấp 2 lần - mức lợi nhuận kỷ lục mà doanh nghiệp ngành nhựa này đạt được trong một quý
Quý 2/2023, Nhựa Bình Minh cũng báo lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 294,6 tỷ đồng, so với thực hiện năm trước đã cao gấp 2 lần - mức lợi nhuận kỷ lục mà doanh nghiệp ngành nhựa này đạt được trong một quý

Cổ phiếu tăng phi mã 80% chỉ trong 4 tháng 

Sau khi kết thúc phiên giao dịch 19/7, cổ phiếu BMP của Nhựa Bình Minh đã tăng trần lên mức 101.600 đồng/cổ phiếu. Sau thời gian dài đi ngang, thị giá của BMP cũng đã bật tăng mạnh trong khoản thời gian gần đây. Cụ thể, trong giai đoạn từ đầu năm 2022 cho đến đầu năm nay, giá cổ phiếu của Nhựa Bình Minh không có nhiều biến động, chủ yếu giao dịch ở quanh mức 50.000 đồng đến 60.000 đồng/cổ phiếu. Nhưng từ cuối tháng 3 cho đến nay, thị giá của BMP đã tăng thêm gần 80%, từ mức 57.500 đồng lên 101.600 đồng/cổ phiếu. 

Theo đó, vốn hóa thị trường cũng đã tăng thêm hơn 3.560 tỷ đồng trong khoảng thời gian này, đạt 8.300 tỷ đồng. Nhờ đó, Nhựa Bình Minh tiếp tục duy trì vị thế là doanh nghiệp “đắt đỏ” nhất của ngành nhựa trên sàn chứng khoán. Đồng thời, mức giá này cũng giúp cổ phiếu BMP thiết lập mức đỉnh mới kể từ khi có sự hiện diện của các cổ đông đến từ Thái Lan. 


Sau khi kết thúc phiên giao dịch 19/7, cổ phiếu BMP của Nhựa Bình Minh đã tăng trần lên mức 101.600 đồng/cổ phiếu
Sau khi kết thúc phiên giao dịch 19/7, cổ phiếu BMP của Nhựa Bình Minh đã tăng trần lên mức 101.600 đồng/cổ phiếu

Việc kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua cùng giá cổ phiếu bứt phá liên tục thì người vui nhất chính là The Nawaplastic Industries (Saraburi) Co., Ltd - một thành viên của Tập đoàn SCG đến từ Thái Lan. Thời điểm hiện tại, doanh nghiệp này đang là cổ đông nắm giữ 55% vốn điều lệ của Nhựa Bình Minh. 

Từ đầu tháng 3/2012 cho đến nay, doanh nghiệp đến từ Thái Lan này đã chi khoảng 243 tỷ đồng để sở hữu 5,85 triệu cổ phiếu BMP, con số này tương ứng với tỷ lệ sở hữu 16,72% vốn thời điểm đó. Đến cuối năm, tổ chức này đã chi thêm khoảng 50 tỷ đồng để gom thêm cổ phần của BMP, nâng sở hữu lên hơn 20%. 

Trong đợt đấu giá hồi tháng 3/2018, vị “đại gia” này tiếp tục gây chú ý khi ôm trọn 24,13 triệu cổ phiếu BMP từ SCIC, mức giá trúng bình quân bằng mức giá khởi điểm là 96.500 đồng/cổ phiếu. Theo ước tính, The Nawaplastic đã chi khoảng 2.300 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ này. Đáng chú ý, cổ đông người Thái cũng không hề giấu diếm tham vọng chi phối doanh nghiệp ngành nhựa này khi liên tục tăng tỷ lệ sở hữu. 

Tính đến giữa năm 2018, tổ chức này đã sở hữu hơn 54% cổ phần sau khi bỏ thêm 130 tỷ đồng để mua thêm cổ phiếu. Đến đầu tháng 3 năm nay, The Nawaplastic tiếp tục chi thêm 25 tỷ đồng, nâng tỷ lệ sở hữu tại Nhựa Bình Minh lên mức xấp xỉ 55%. Theo ước tính, tổ chức Thái Lan đã chi ra tổng cộng 2.750 tỷ đồng để nắm lượng cổ phần của Nhựa Bình Minh như thời điểm hiện tại. Cổ đông Thái Lan sau 11 năm đầu tư Nhựa Bình Minh đã tạm lãi hơn 1.800 tỷ đồng, chưa tính cổ tức.


Năm 2022, doanh nghiệp đứng đầu ngành nhựa này sau khi báo lãi kỷ lục đã dốc gần 700 tỷ đồng để chi trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt với tỷ lệ 84%; đến nay đã hoàn tất hai lần trả cổ tức, một lần với tỷ lệ 31% và một lần với tỷ lệ 53%
Năm 2022, doanh nghiệp đứng đầu ngành nhựa này sau khi báo lãi kỷ lục đã dốc gần 700 tỷ đồng để chi trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt với tỷ lệ 84%; đến nay đã hoàn tất hai lần trả cổ tức, một lần với tỷ lệ 31% và một lần với tỷ lệ 53%

Ngoài lãi cổ phiếu tăng cao, cổ đông Thái Lan hàng năm còn đều đặn nhận cổ tức từ Nhựa Bình Minh bằng tiền mặt. Tổng số tiền mà cổ đông người Thái thu về từ những đợt chi trả cổ tức của Nhựa Bình Minh ước tính lên đến hơn 1.300 tỷ đồng. Ví dụ, chỉ tính trong năm 2022, doanh nghiệp đứng đầu ngành nhựa này sau khi báo lãi kỷ lục đã dốc gần 700 tỷ đồng để chi trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt với tỷ lệ 84%. Tính đến nay, Nhựa Bình Minh đã hoàn tất cả hai lần trả cổ tức, một lần với tỷ lệ 31% và một lần với tỷ lệ 53%, tất cả đều bằng tiền mặt.
 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

19 giờ trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

19 giờ trước

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

19 giờ trước

Giao dịch bất động sản chỉ được công chứng trong phạm vi tỉnh

19 giờ trước

Vì sao NOXH cho thuê vẫn chưa "hút" nhà đầu tư?

19 giờ trước