meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sơn Hải Phòng chuẩn bị trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 20%

Thứ tư, 21/06/2023-10:06
Theo như tìm hiểu, Sơn Hải Phòng có tiền thân là Xí nghiệp hóa chất sơn dầu. Năm 2004, doanh nghiệp này chính thức đi vào hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng. Đến năm 2010, Sơn Hải Phòng tiến hành đăng ký giao dịch ở trên sàn UPCoM.

Theo Nhịp Sống Thị Trường thông tin, mới đây, CTCP Sơn Hải Phòng (mã chứng khoán: HPP) đã thông báo về về chốt danh sách cổ đông vào ngày 30/6 tới để thực hiện việc chi trả cổ tức còn lại của năm 2022. Theo đó, công ty này sẽ chi trả cổ tức cho các cổ đông bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%; điều này đồng nghĩa với việc mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu HPP sẽ được nhận về 2.000 đồng. Thời gian chi trả cổ tức dự kiến là ngày 31/7. 


Nhìn lại lịch sử có thể dễ dàng thấy được, doanh nghiệp ngành sơn này trong những năm qua luôn duy trì mức cổ tức bằng tiền mặt khá cao và đều đặn. Ảnh minh họa
Nhìn lại lịch sử có thể dễ dàng thấy được, doanh nghiệp ngành sơn này trong những năm qua luôn duy trì mức cổ tức bằng tiền mặt khá cao và đều đặn. Ảnh minh họa

Thời điểm hiện tại, công ty này đang có 8 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Theo ước tính, Sơn Hải Phòng sẽ chi khoảng 16 tỷ đồng để chi trả cổ tức đợt này cho các cổ đông. Hồi tháng 1 năm ngoái, doanh nghiệp đã hoàn tất việc tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% (tương đương 1.000 đồng cho mỗi cổ phiếu). Tổng cộng tỷ lệ cổ tức năm 2022 của Sơn Hải Phòng là 30% bằng tiền mặt, tương ứng mỗi cổ phiếu HPP được nhận về 3.000 đồng. 

Nhìn lại lịch sử có thể dễ dàng thấy được, doanh nghiệp ngành sơn này trong những năm qua luôn duy trì mức cổ tức bằng tiền mặt khá cao và đều đặn. Kể từ năm 2016, Sơn Hải Phòng luôn duy trì mức cổ tức tiền mặt là 30% mỗi năm. Trong năm nay, trước những dự đoán về khó khăn chung vẫn còn tiếp diễn, doanh nghiệp đã đưa ra hai kịch bản. Cụ thể, nếu như lợi nhuận trước thuế đạt mục tiêu 60 tỷ đồng thì sẽ chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 30%; nếu lợi nhuận dưới mức 60 tỷ đồng thì sẽ chi trả cổ tức 25% bằng tiền mặt.

Sơn Hải Phòng đang làm ăn ra sao?

Theo như tìm hiểu, Sơn Hải Phòng có tiền thân là Xí nghiệp hóa chất sơn dầu. Năm 2004, doanh nghiệp này chính thức đi vào hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng. Đến năm 2010, Sơn Hải Phòng tiến hành đăng ký giao dịch ở trên sàn UPCoM.


Đến năm 2021, đà tăng trưởng doanh thu bắt đầu chững lại do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp cùng với loạt khó khăn chung của nền kinh tế trong nước và thế giới
Đến năm 2021, đà tăng trưởng doanh thu bắt đầu chững lại do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp cùng với loạt khó khăn chung của nền kinh tế trong nước và thế giới

Xét về lĩnh vực hoạt động, đúng như tên gọi Sơn Hải Phòng chủ yếu sản xuất cũng như kinh doanh sơn các loại, bao gồm sơn tàu biển, sơn công nghiệp, sơn chống cháy… đồng thời còn kinh doanh vật tư, thiết bị và hóa chất thông thường.

Đáng chú ý, Sơn Hải Phòng cũng chính là đơn vị cung cấp sản phẩm sơn tấm lợp cho nhiều doanh nghiệp lớn ở trong ngành thép, điển hình như: Hoa Sen, Hòa Phát hay CTCP Tôn Vikor. 

Trong giai đoạn 2017-2020, Sơn Hải Phòng đã đưa ra thị trường hàng loạt sản phẩm mới như sơn hàn công nghiệp và sơn chống cháy (năm 2017), đến năm 2018 là sơn Economy, năm 2019 là sơn thép mạ kẽm. Đặc biệt, sản phẩm sơn tàu biển của Sơn Hải Phòng được nhận xét là khá nổi trội vì được chuyển giao công nghệ sản xuất từ Tập đoàn sơn tàu biển Chugoku - cổ đông lớn của doanh nghiệp này. Theo tìm hiểu, Chugoku là tập đoàn sơn tàu biển nổi tiếng trên thế giới với hơn 1 thế kỷ hình thành và phát triển. Hiện tại, tập đoàn này đang nắm giữ 10% cổ phần của Sơn Hải Phòng.

Cũng trong giai đoạn này, Sơn Hải Phòng ghi nhận mức tăng trưởng khá đều đặn qua các năm. Trong đó, lợi nhuận trước thuế của năm 2020 là 111 tỷ đồng. Đến năm 2021, đà tăng trưởng của doanh nghiệp ngành sơn này bắt đầu chững lại do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp cùng với loạt khó khăn chung của nền kinh tế trong nước và thế giới. Báo cáo năm 2022 đã kiểm toán của Sơn Hải Phòng cho thấy, doanh thu đã tăng 18% so với cùng kỳ, đạt 1.218 tỷ đồng; tuy nhiên lợi nhuận trước thuế lại giảm mạnh đến 47%, xuống chỉ còn 40 tỷ đồng. 


Năm 2023, Sơn Hải Phòng đặt kế hoạch sản xuất kinh doanh khá thận trọng với mục tiêu doanh thu là 1.181 tỷ đồng, so với năm 2022 đã giảm nhẹ đôi chút; lợi nhuận trước thuế năm nay là 60 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 50%
Năm 2023, Sơn Hải Phòng đặt kế hoạch sản xuất kinh doanh khá thận trọng với mục tiêu doanh thu là 1.181 tỷ đồng, so với năm 2022 đã giảm nhẹ đôi chút; lợi nhuận trước thuế năm nay là 60 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 50%

Năm 2023, Sơn Hải Phòng đặt kế hoạch sản xuất kinh doanh khá thận trọng với mục tiêu doanh thu là 1.181 tỷ đồng, so với năm 2022 đã giảm nhẹ đôi chút. Ngoài ra, mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay là 60 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 50%. Nếu như hoàn thành kế hoạch đề ra ở trên, đây sẽ là năm thứ 3 liên tiếp Sơn Hải Phòng ghi nhận mức doanh thu trên 1.000 tỷ đồng.

Đối với sản lượng tiêu thụ trong năm nay, Sơn Hải Phòng dự kiến đạt 17.000 tấn, trong đó có 13.000 tấn sơn cùng với 4.000 tấn nhựa Alkyd. Theo chia sẻ của ban lãnh đạo công ty, chiến lược để hoàn thành các kế hoạch kinh doanh đề ra trong năm nay là chú trọng vào việc tập trung phát triển thị trường sơn, cụ thể là thị trường sơn Container. Trong năm qua, Sơn Hải Phòng đã ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất sơn Container với CMP. Đồng thời, Sơn Hải Phòng cũng đã thử nghiệm việc sản xuất sơn cấp cho Tập đoàn Hòa Phát nhằm chạy thử trên dây chuyền, bước đầu đã ghi nhận kết quả khả quan.

Cũng theo chia sẻ của Sơn Hải Phòng, doanh nghiệp trong năm nay sẽ tập trung vào việc chạy thử trên dây chuyền ở Nhà máy Container Hoà Phát, sau đó chính thức là nhà cung cấp sơn Container cho Tập đoàn Hòa phát vào những năm tới. Đây sẽ là dòng sản phẩm giúp tăng trưởng doanh thu và cũng là tiền đề để phát triển doanh nghiệp trong năm 2023.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

16 giờ trước

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

16 giờ trước

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

16 giờ trước

Nhà đầu tư bất động sản rục rịch tìm cơ hội sinh lời mới

16 giờ trước

Mua bán thông tin tài khoản ngân hàng coi chừng vướng vòng lao lý

16 giờ trước