Quý 2/2022, 66 mã chứng khoán trên HoSE bị cắt margin
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh mới đây đã công bố danh sách 66 mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ trong quý 2/2022. Đây chủ yếu là những cổ phiếu đang nằm trong diện bị "cảnh báo" hoặc "kiểm soát" điển hình như AAM APC, AST, CIG, DAH, DLG, DXV, FTM, HAG, HAS, HNG, HOT, HVN, JVC, LCM, OGC, NVT, PIT, PMG,...
Đặc biệt, xuất hiện trong danh sách cũng có một vài nhóm cổ phiếu đang làm mưa làm gió trên thị trường chứng khoán những tháng đầu năm 2022 như NVT và JVC thuộc họ "DNP-Tasco. Theo đó, NVT chính là cổ phiếu ghi nhận tăng mạnh nhất sàn HoSE trong thời điểm tháng 3 với 12 phiên tím trần, đẩy giá tăng 112% chỉ trong thời gian 1 tháng. Tuy nhiên việc tăng sốc thì sẽ đi kèm với giảm sâu, mã này đã giảm sàn 3/4 phiên gần nhất xuống mốc 27.000 đồng. Bên cạnh đó, JVC cũng tăng hơn 20% kể từ thời điểm đầu năm. Hiện tại thì NVT đang thuộc diện cảnh báo của HoSE do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2020 là số âm còn JVC thuộc vào diện kiểm soát của HoSE do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong năm 2019 trên báo cáo tài chính kiểm toán năm 2020 âm.
Hay như cổ phiếu CII của Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh cũng không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ trong quý 2. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2021 là số âm. Được biết lũy kế trong cả năm 2021, doanh thu công ty giảm phân nửa xuống còn 2.916 tỷ đồng, thua lỗ ròng hơn 341 tỷ đồng. Đáng chú ý, cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup cũng bị HoSE cắt margin trong quý 2 này. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán trong năm 2021 là số âm.
Chi tiết, trong bối cảnh tình hình COVId-19 diễn ra phức tạp, trong năm 2021 Vingroup lần đầu tiên công bố lỗ sau thuê shown 7.500 tỷ đồng dù lợi nhuận trước thuế vẫn dương hơn 3.300 tỷ đồng. Nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận âm là do các mảng kinh doanh dịch vụ như bất động sản cho thuê, nghỉ dưỡng - vui chơi giải trí chịu sự ảnh hưởng lớn bởi các đợt giãn cách kéo dài. Theo đó, công ty cũng quyết định dừng sản xuất xe xăng để tập trung nguồn lực cho xe điện khiến phát sinh một khoản chi phí một lần. Ngoài ra, đó là chi phí cho các hoạt động hỗ trợ phòng chống dịch bệnh COVID-19 nói riêng trong năm 2021 là 6.100 tỷ đồng. Nếu như không tính những khoản chi phí phát sinh ngoài kế hoạch đầu năm như trên thì Vingroup ghi nhận lợi nhuận 4.373 tỷ đồng trong năm 2021 (tương đương 97% kế hoạch so với thời điểm đầu năm). Mặt khác, cũng có một số tên quen thuộc như TDH, VOS, VIS, YEG, VPH, TTF, TGG, TNI, SJF, SJD, RDP,... cũng nằm trong danh sách.
Ngoài ra, danh sách 66 cổ phiếu còn có một mã có thời gian niêm yết dưới 6 tháng nên chưa thể tham gia giao dịch margin như ABR, BAF, GMH, NHT... trong đó CTR, EVF, HHV đều là những mã mới chuyển sàn niêm yết sang HoSE từ hồi đầu năm nay.
Có thể thấy một vài nguyên nhân dẫn đến việc cắt margin còn là việc doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế trên BCTC hợp nhất kiểm toán 6 tháng/năm 2021 là số âm hoặc BCTC bán niên có ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán.