Quý 1/2022, doanh thu của Vinamilk tăng 5% nhờ đóng góp tích cực của kênh hiện đại và chi nhánh nước ngoài
BÀI LIÊN QUAN
"Vua khí" GAS báo lãi quý 1/2022 3.495 tỷ đồng, tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoáiQuý 1/2022, Viconship (VSC) báo lãi tăng trưởng 43%Nhựa Bình Minh (BMP) báo lãi quý 1/2022 hơn 27 tỷ đồngQuý 1/2022, Vinamilk ghi nhận doanh thu thuần đạt 13.878 tỷ đồng, hoàng thành 21.3% kế hoạch năm
Theo Kinh tế Sài Gòn Online, trong bối cảnh nền kinh tế của cả nước đang bắt đầu có dấu hiệu hồi phục sau đại dịch. Trong quý 1/2022, doanh thu hợp nhất của Vinamilk đã duy trì đà tăng ở mức 5,2% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 13.878 tỷ đồng và hoàn thành 21,3% kế hoạch năm. Tổng cục Thống kê (GSO) cho biết: "Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong quý 1/2022 tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam hiện đang là một trong sáu quốc gia có tỷ lệ bao phủ vaccine phòng chống COVID-19 cao nhất trên thế giới". Bên cạnh đó, thị trường nội địa cũng ghi nhận doanh thu thuần đạt 11.658 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 4,3%.
Doanh thu nội địa của công ty mẹ ghi nhận 10.234 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 4%. Cũng trong quý 1/2022, Vinamilk đã tiến hành nâng cấp hình ảnh bao bì của các sản phẩm chủ lực là Sữa chua ăn Vinamilk, Sữa chua uống Probi và Sữa dinh dưỡng đặc biệt cho những người đái tháo đường Sure Diecerna nhằm mang đến trải nghiệm mới mẻ cho người tiêu dùng. Không những thế, công ty cũng nỗ lực đẩy mạnh việc bán hàng trên nhiều nền tảng kênh phân phối như:
Kênh hiện đại tiếp tục ghi nhận tăng tốc với mức tăng trưởng trên 30% so với cùng kỳ. Sau đại dịch COVID-19, thói quen mua sắm ở kênh hiện đại đã ngày càng trở nên phổ biến và công ty cũng nhanh chóng tăng cường độ phủ tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi trên khắp cả nước. Kênh phân phối này cũng được kỳ vọng sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng cho thị trường nội địa.
Còn đối với kênh truyền thống duy trì đóng vai trò chủ lực trong hệ thống phân phối trên toàn quốc của Công ty này với độ phủ mạnh mẽ tại khu vực nông thôn (có mật độ dân số chiếm 63% tổng dân số của Việt Nam). Bên cạnh đó, tăng trưởng doanh thu của kênh truyền thống cũng tiếp tục phục hồi sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi các lệnh giãn cách và hạn chế việc di chuyển.
Với chuỗi cửa hàng Giấc mơ sữa Việt nói riêng, trong quý 1/2022 doanh thu tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Và với những thành quả đạt được trong năm 2021, Vinamilk cũng đã tiến hành mở mới gần 30 cửa hàng trong quý 1 với mục tiêu xây dựng nên một kênh phân phối độc lập nhằm củng cố vị thế dẫn đầu về bao phủ kênh phân phối. Đến hiện tại, số lượng cửa hàng của Giấc mơ sữa Việt đã lên đến gần 620 được phân bố rộng rãi khắp các tỉnh thành trên cả nước. Không những thế, công ty cũng tận dụng nguồn lực và vị trí thuận lợi từ các cửa hàng Giấc mơ sữa Việt giống như điểm giao hàng nhằm phục vụ cho nền tảng bán hàng trực tuyến đồng thời bắt kịp với xu hướng thương mại điện tử hiện nay.
Bên cạnh đó, CTCP Giống Bò Sữa Mộc Châu (MCM) cũng ghi nhận doanh thu thuần đạt 675 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 8,6%. Cũng trong quý 1/2022, MCM đã tung ra thị trường hai sản phẩm sữa tươi tiệt trùng với bao bì khá bắt mắt.
Còn thị trường nước ngoài cũng ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.220 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 10,3%. Trong đó:
Chi nhánh tại nước ngoài ghi nhận mức doanh thu thuần đạt 1.081 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng trưởng mạnh gần 28%. Chính mức tăng trưởng đầy ấn tượng hơn 40% được ghi nhận ở Driftwood - chi nhánh Mỹ và nhờ vào nhu cầu tiêu thụ gia tăng ở nhóm trường học và khách sạn. AngkorMilk cũng ghi nhận mức doanh thu tăng trưởng cao hơn một chữ số trong quý 1/2022 nhờ vào sự nỗ lực phát triển thị trường thương mại hiệu quả.
Đối với việc xuất khẩu trực tiếp cũng ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.139 tỷ đồng, so với cùng kỳ duy trì ngang và đóng góp hơn 8% vào doanh thu thuần hợp nhất.
Vinamilk đạt 2.283 tỷ đồng lãi hợp nhất, dư 10.500 tỷ đồng tiền mặt
Quý 1/2022, biên lợi nhuận gộp đạt 40,3% dưới áp lực từ các chi phí sản xuất gia tăng. Giá nguyên liệu đầu vào cũng tiếp tục được duy trì ở mức cao bởi thiếu hụt nguồn cung và ảnh hưởng từ khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu. Dù vậy, nhờ vào sự chủ động nguồn cung trong nước ví dụ như sữa tươi nguyên liệu thu mua từ trang trại, đường,... và đơn hàng mau với số lượng lớn, Vinamilk đã đảm bảo được nguồn nguyên liệu chất lượng với mức giá đầu vào hợp lý. Cũng trong quý 1/2022, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp hợp nhất ghi nhận 3.005 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ 21,7% trên doanh thu thuần. Hiện nay, tỷ lệ này vẫn đang được tối ưu hóa một cách hiệu quả, so với cùng kỳ năm ngoái giảm 73 đbc.
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất trong quý 1/2022 ghi nhận 2.764 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 2.283 tỷ đồng và đã hoàn thành được 23,1% kế hoạch của năm. Còn đối với MCM, lợi nhuận sau thuế ghi nhận 86 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng mạnh 73,1% nhờ vào việc tối ưu hóa chi phí tiếp tục diễn ra. Biên lợi nhuận sau thuế cảu MCM trong quý 1 cũng đạt 12,7%, so với cùng kfy tăng gần 500 đồng và gần gấp đôi so với giai đoạn trước khi trở thành đơn vị thành viên của Vinamilk. Tính đến thời điểm 31/3/2022, số tiền dư thuần trên báo cáo tài chính hợp nhất là 10.500 tỷ đồng, chiếm 19,8% tổng tài sản.