meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quảng Ninh nỗ lực đạt được mục tiêu trở thành trung tâm logistics của miền Bắc

Thứ tư, 19/10/2022-08:10
Tỉnh Quảng Ninh đã và đang nỗ lực khắc phục những điểm nghẽn về hạ tầng, hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm logistics của khu vực miền Bắc.

Dẫu vậy, ngành dịch vụ logistics tại địa phương vẫn cần nhiều thứ để có thể bứt phá và đạt được mức độ tăng trưởng trong dài hạn khi đứng trước không gian phát triển mới.

Quảng Ninh vừa qua đã chính thức đưa vào đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đi vào hoạt động, nối liền với tuyến cao tốc xuyên tỉnh hình thành trước đó, tạo nên chuỗi cao tốc từ Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái dài gần 600 km. Thay vì 5-6 giờ như trước, từ Hà Nội tới cửa khẩu quốc tế Móng Cái nay chỉ còn dưới 3,5 giờ.

Theo nhận định của ông Vũ Hồ Ninh, Giám đốc Chi nhánh công ty Bee Logistics Hải Phòng, nhờ tuyến đường mà các doanh nghiệp logistics có thể giảm thời gian và cung đường vận chuyển đáng kể, qua đó tối ưu hóa chi phí.

Ông Ninh nói: “Chúng tôi đã mở thêm văn phòng đại diện tại Móng Cái. Dịch vụ truyền thống vận chuyển đường bộ, xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái là dịch vụ đầu tiên khởi động lại. Chúng tôi chú ý tới các trung tâm logistics trên địa bàn Quảng Ninh trong thời gian tới, có thể tận dụng được tuyến đường mới này, qua đó thuyết phục giới đầu tư lựa chọn Móng CÁi trở thành điểm trung chuyển biên giới thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc”.


Quảng Ninh đang nỗ lực khắc phục vấn đề tắc nghẽn để trở thành trung tâm logistics khu vực phía Bắc
Quảng Ninh đang nỗ lực khắc phục vấn đề tắc nghẽn để trở thành trung tâm logistics khu vực phía Bắc

Hàng hóa trong chuỗi cung ứng sản xuất, vận tải, kinh doanh không chỉ thông qua Móng Cái bằng đường bộ. Dự án bến cảng tổng hợp Vạn Ninh giai đoạn 1 với quy mô trên 82 ha hiện còn đang xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng và dự kiến sẽ hoàn tất trong năm 2024. Theo nhận định, việc tạo nên một cảng biển tại khu vực cửa khẩu Móng Cái sẽ tạo nên sự chuyển dịch lượng lớn hàng hóa xuất nhập khẩu từ đường bộ xuống đường biển, tạo nên đầu mối dịch vụ logistics tổng hợp phục vụ cho thương mại biên giới, cho cả các tỉnh thành trong nước, khu vực ASEAN và thị trường Đông Bắc Á, Trung Quốc.

“Các nhà máy của Texhong đang triển khai xuất nhập khẩu qua cảng Hải Phòng, tuy nhiên hiện chúng tôi đang nghiên cứu và đánh giá việc đáp ứng sau khi cảng Vạn Ninh đi vào hoạt động. Qua cảng sẽ rất thuận lợi cho chúng tôi vì cảng rất gần với KCN. Chúng tôi sẽ đảm bảo hàng hóa thông suất cho các nhà đầu tư thứ cấp nhờ cập nhật thông tin vận chuyển logistics từ cảng với đường bộ thường xuyên thông qua việc liên hệ mật thiết với địa phương”, theo ông Wu Xian Hong, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Khu công nghiệp Texhong Việt Nam - nhà đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà (Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái). Công ty hiện đang phát triển công nghiệp dệt may.

Với điểm mạnh đáng chú ý về vị trí chiến lược, đường biên giới cả trên biển và trên bộ với thị trường Trung Quốc, tọa lạc trên cửa ngõ đường biển của khu vực và các tuyến vận tải biển quốc tế, tỉnh Quảng Ninh nhiều năm qua đã dần nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng logistics với những dự án động lực khác nhau. Tỉnh hiện sở hữu đủ những loại hình giao thông vận tải, nhất là hệ thống đường cao tốc xuyên tỉnh và cảng hàng không quốc tế Vân Đồn. Trong tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, 5 khu kinh tế và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chiếm tới trên 30%.

Có nhiều tiềm năng và lợi thế để trở thành trung tâm logistics tầm cỡ quốc tế tại khu vực phía Bắc, tuy nhiên ngành dịch vụ này của Quảng Ninh hiện được xem là phát triển chưa tương xứng. Ngoài những vấn đề khách quan như gián đoạn nguồn cung hay chi phí đầu vào tăng thì bài toán khó của tỉnh vẫn là nguồn nhân lực.

Quảng Ninh nỗ lực đạt được mục tiêu trở thành trung tâm logistics của miền Bắc - ảnh 2

Tỉnh thiếu hụt cả về đội ngũ doanh nghiệp, nguồn lao động chất lượng hay doanh nhân có thể mang đến những giá trị gia tăng trong ngành logistics.

Theo ông Ninh Văn Trình, Giám đốc công ty CP thương mại logistics NCT nhiều năm hoạt động tại Móng Cái, đứng trước những cơ hội mới, doanh nghiệp địa phương cần tự đổi mới tư duy, hoạch định những chiến lược đổi mới quản trị logistics tương xứng.

“Để có thể giải phóng được hàng khi thông quan cửa khẩu, chúng tôi đang cần có cơ sở hạ tầng bến bãi ở các cửa khẩu đồng bộ, bởi hiện hàng về Móng Cái chưa đạt được hiệu suất cao. Kỳ vọng có thể đẩy mạnh sự liên kết giữa các doanh nghiệp nội địa, cũng như với quốc tế mà không chỉ riêng tại Móng Cái. Từ nước khác cũng có thể làm online, hàng hóa có thể từ châu Âu sang Việt Nam tới Trung Quốc và ngược lại”, ông Trình cho biết.

Quảng Ninh đang nỗ lực thúc đẩy tiến độ xây dựng cảng biển như Vạn Ninh nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn về công nghệ, hạ tầng và nguồn nhân lực. Đồng thời cũng kêu gọi đầu tư vào cảng Con Ong – Hòn Nét, cảng biển Hải Hà (huyện Hải Hà); hạ tầng các KCN cảng biển Nam Tiền Phong, Bắc Tiền Phong, Đầm Nhà Mạc (TX Quảng Yên) hay hệ thống đường bộ liên kết vùng với Bắc Giang, Lạng Sơn, Hải Dương, đặc biệt là TP Hải Phòng…

“Chúng tôi chủ yếu chuẩn bị nguồn nhân lực tay nghề cao nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp đầu tư và sản xuất kinh doanh, từ hoàn thiện hạ tầng, nhất là những khu dịch vụ, bãi thông quan, bãi kiểm hóa hay hệ thống cảng biển. Đồng thời, cũng sẽ có những chính sách đãi ngộ để đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp khu vực Móng Cái, và liên kết chia sẻ lợi ích giữa doanh nghiệp nội địa và quốc tế”, theo ông Hoàng Bá Nam, Bí thư Thành uỷ Móng Cái - hạt nhân của Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái. 

Quảng Ninh nỗ lực đạt được mục tiêu trở thành trung tâm logistics của miền Bắc - ảnh 3

Gần đây, hãng tàu Maersk Line - hãng tàu vận chuyển container quốc tế lớn nhất thế giới sau khi thử nghiệm 1 năm đã chính thức mở tuyến cố định đến cảng container quốc tế Cái Lân, TP Hạ Long. Sản lượng hàng hóa thông qua các cảng biển của Quảng Ninh 9 tháng năm nay đạt trên 110% so với cùng kỳ năm trước.

Đó là một trong những tín hiệu đáng mừng cho dịch vụ cảng biển cũng như quy trình dịch vụ logistics Quảng Ninh. Với những nấc thang này, Quảng Ninh sẽ có thể hiện hóa hóa mục tiêu hình thành trung tâm logistics kết nối cửa ngõ trung chuyển nhiều địa phương trong thời gian sớm nhất.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước