Quan điểm của nhiều bạn trẻ về việc mua nhà: Ở thuê chứ không muốn nợ nần vì giá nhà hiện tại quá cao!
BÀI LIÊN QUAN
Xu hướng thuê nhà thay vì mua nhàThị trường downtrend - Cơ hội mua nhà cho người trẻPhân vân giữa mua nhà hay thuê nhà: Hãy chọn mua nhà vì giá trị tinh thần sẽ tạo ra của cảiThời điểm hiện tại, nhiều người trẻ sẽ không còn quá hào hứng khi nhắc đến chuyện mua nhà. Nếu như ở thế hệ ông bà, bố mẹ - đây được xem là một trong những mục tiêu phải đạt được, người trẻ hiện nay lại lựa chọn từ chối mua nhà bởi vì nhiều lý do đến từ cả vĩ mô lẫn những mong muốn của cá nhân. Cùng gặp gỡ hai bạn trẻ đều không muốn mua nhà để hiểu rõ hơn về chuyện này.
Nhật Linh (26 tuổi) là nhân viên văn phòng có thu nhập 20 triệu/tháng
Thủy Tiên (24 tuổi) làm việc trong ngành truyền thông có mức thu nhập 17 triệu đồng/tháng
Hiện tại giá nhà quá cao, muốn mua thì phải tiết kiệm, nếu trả góp thì gần nửa đời người
Đối với cô nàng Nhật Linh, cho dù lúc mới ra trường đi làm với mức lương còn thấp hay là bây giờ thu nhập cao hơn thì mua nhà chưa bao giờ nằm trong kế hoạch của cô. Với Nhật Linh, lý do đầu tiên ngăn cản cô đó là giá nhà hiện tại quá cao, muốn mua thì cũng phải vay nợ mới đủ. Nhật Linh cho hay: "Để có thể mua được một căn hộ chung cư hay căn nhà nhỏ ở thành phố lớn bây giờ cũng là con số khá khổng lồ với mức thu nhập bình quân của nhiều người. Và nếu như muốn sở hữu nhà thì mình phải tiết kiệm, trả góp vài chục năm mới có thể thoát nợ. Bản thân của mình không muốn sống một cuộc sống áp lực lúc nào cũng treo món nợ ở trên đầu. Việc mua nhà trả góp sẽ khiến cho việc chi tiêu, tận hưởng cuộc sống của mình bị ảnh hưởng hàng tháng".
Người trẻ và ước mơ mua nhà: Cắt giảm chi tiêu, tiết kiệm là chưa đủ, đầu tư thông minh mới có thể bứt phá
Sở hữu một căn nhà của riêng mình giữa lòng thành phố là ước mơ của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Thế nhưng, để thực hiện ước mơ của mình, các bạn trẻ không chỉ cần làm việc chăm chỉ mà còn phải xây dựng kế hoạch tài chính khoa học, đúng đắn.Đề xuất doanh nghiệp được mua nhà ở xã hội: Người lao động nói gì?
Có ý kiến cho rằng, đối với loại hình nhà ở xã hội, nhà nước nên mở rộng đối tượng được mua. Theo đó, các tổ chức trong đó có doanh nghiệp cũng được mua để cho công nhân mua, thuê lại. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại, nếu đề xuất này được thông qua, liệu những căn nhà ở xã hội có đến được đúng tay đối tượng.Cùng quan điểm, Thủy Tiên cũng cho biết giá nhà quá cao và nó hơn cả năng lực tài chính cá nhân. Hơn thế, cô còn chia sẻ rằng không nhận thấy được ý nghĩa trong cuộc sống bản thân đang hướng đến. Thủy Tiên bộc bạch: "Hơn thế nữa, 1 căn nhà hiện tại với mức thu nhập và tiền tiết kiệm của mình, nếu muốn mua chắc chắn phải vay nợ. Mình không muốn nợ nần, mình có những mục tiêu khác chẳng hạn như đi du lịch hay đi du học vào năm 28, 29 tuổi và mình cần tích lũy tiền cho những việc đó”.
Không những thế, cô nàng Thủy Tiên cũng luôn quan niệm rằng bản thân sẽ di chuyển đến 1 thành phố khác hay thậm chí là đất nước khác nếu như nhận được cơ hội trong học tập hay nghề nghiệp. Chính vì thế mà nếu có một ngôi nhà, như thế sẽ rất bó buộc bản thân. Thủy Tiên nhấn mạnh: "Cảm giác như mình đã có một nơi vô cùng an toàn, và không muốn thoát ra nơi đó. Mình sẽ “tiếc” 1 ngôi nhà, và không còn muốn di chuyển đến thành phố khác, mình sợ cảm giác đó”.
Chấp nhận ở thuê cả đời vì ... không sao
Khi lướt một vòng mạng xã hội, không khó để có thể nhận ra người trẻ hiện nay lại khá ưa chuộng việc ở nhà thuê. Cũng theo quan điểm của Nhật Linh, mặc dù là trước đây hay bây giờ thì việc có một tài sản bất động sản mới có được cảm giác an toàn và mới có được chỗ dựa vẫn là suy nghĩ phổ biến. Dù vậy, theo quan sát của cô bạn thì việc ở nhà thuê cả đời vẫn ổn. Nhật Linh cho hay, bản thân có tham khảo một số bài báo ở nước ngoài cũng như nghiên cứu đều cho thấy rằng, số tiền tổng thuê nhà cả đời so với tiền mua nhà cũng có thể ngang bằng hoặc thấp hơn, tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào yếu tố.
Đối với cô bạn 26 tuổi, còn nhiều mục tiêu khác trong cuộc đời thú vị cũng như thiết thực hơn việc đứng tên một cuốn sổ đỏ. Việc thuê nhà cũng giúp cho cô bạn thấy bớt đau đầu hơn việc trả nợ tiền trả góp. Cô nàng này nhấn mạnh: "Khi nào thu nhập thấp, bấp bênh, mình chỉ cần đơn giản là dọn đến một căn nhà nhỏ hơn, tiền thuê thấp hơn là có thể cân bằng tài chính. Nếu đến cuối đời, lúc đã 50, 60 tuổi mới trọn vẹn sở hữu một căn nhà, trả hết nợ thì cũng không quá nghĩa lý với mình. Mình sẽ có cảm giác giống như dành cả tuổi trẻ để mua nhà vậy”.
Ở chiều hướng khác, Thủy Tiên là một người từng có ước mơ mua nhà. Bởi vì khi còn trẻ mỗi lần người thân hay bạn bè của bố mẹ cô bạn mua nhà đều sẽ tổ chức tiệc linh đình. Thủy Tiên bộc bạch: "Nó là điều gì đó rất đáng tự hào và ai cũng bảo khi lớn lên cần mua nhà. Mình nghĩ như vậy là điều phải làm”.
Tuy nhiên, sau khi đi học đại học ở Hà Nội (không phải là quê nhà) thì cô bạn này đã nhận ra rằng vẫn ổn khi đi thuê nhà. Và khi đi thuê nhà như thế thì Thủy Tiên có thể thay đổi địa điểm ở dễ dàng hơn so với khi sở hữu cho bản thân một ngôi nhà. Ngoài ra, nó cũng cho phép cô nàng 23 tuổi chuyển chỗ ở dễ dàng hơn và có thể tăng trải nghiệm sống ở nhiều nơi, phong phú hơn rất nhiều. Thùy Tiên nêu ra quan điểm cá nhân rằng: "Mức lương hiện tại của mình cho phép bản thân có thể ở 1 căn nhà thuê chất lượng tốt trong suy nghĩ của mình, và mình hoàn toàn cảm thấy ổn với điều đó".
Hiện nay, tâm lý "an cư lạc nghiệp" không còn đúng 100%
Được biết, mỗi khi được hỏi về lý do tại sao mua nhà thì hầu hết mọi người đều trả lời rằng bởi vì muốn an cư lạc nghiệp. Và chỉ khi có một tổ ấm cho riêng mình, sở hữu một ngôi nhà để che nắng che mưa thì như thế mới có thể yên tâm nỗ lực làm việc và thăng tiến.
Tuy nhiên, Nhật Linh lại không cho là thế. Cô bộc bạch, trong thời đại ngày nay, cô không còn nghĩ tâm lý an cư lạc nghiệp là đúng 100%. Nhà là nơi để ở, để phục vụ cho con người, không phải một thứ có thể đảm bảo bạn sống hạnh phúc. Miễn sao đó là nơi cho chúng ta được sự thoải mái sau một ngày dài thì dù đó là thuê hay nhà của riêng đều được. Không phải nhà không đứng tên mình thì bản thân sẽ không chăm chút và biến nó thành không gian đáng sống. Cô bạn này cũng chia sẻ rằng không nhất thiết phải thần thánh hóa giá trị của một ngôi nhà đến thế. Một nơi để che nắng che mưa cũng có thể là một ngôi nhà thuê và vẫn là không gian mơ ước.
Có thể thấy, giá nhà bắt đầu tăng vào mùa hè năm 2020 và có nhiều chuyên gia cho rằng hạn chế được nới lỏng cũng đã thổi bùng lên nhu cầu bị dồn nén sau nhiều tháng phong tỏa. Xu hướng làm việc tại nhà cũng là lý do khiến cho giới trẻ mua nhà khao khát sở hữu một không gian sống rộng rãi với thiên nhiên cho nhu cầu cân bằng cuộc sống cũng như công việc. Ngoài ra, các biện pháp kích thích kinh tế thông qua việc giảm thuế, giảm lãi suất về mức kỷ lục và bơm tiền vào thị trường thông qua hàng loạt chương trình hỗ trợ của Chính Phủ nhiều nước cũng đã khiến cho đồng tiền trở nên rẻ một cách đáng kinh ngạc và đó là cơ hội cho nhiều người muốn sử dụng đòn bẩy tài chính để sở hữu nhà ở. Tuy nhiên, trên toàn cầu nguồn cung nhà ở đang cạn kiệt do giá nguyên liệu tăng và các hoạt động xây dựng bị đình trệ trong thời gian dài. Cùng với đó là tỷ lệ thất nghiệp tăng cao cũng khiến cho việc giới trẻ mua nhà phải trả nợ vay thế chấp không còn là phương án khả thi của nhiều người. Trong bối cảnh này, giới trẻ mua nhà cũng là lực lượng lao động chính của xã hội đang phải đối mặt với vấn đề kép đó là nguy cơ bị sa thải cao hơn và buộc phải thuê nhà vì lạm phát khiến họ không thể đặt chân vào ngôi nhà mơ ước.