meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Xu hướng thuê nhà thay vì mua nhà

Thứ hai, 01/08/2022-07:08
Trong bối cảnh giá bất động sản leo thang từng ngày, không ít người đã có xu hướng thuê nhà để ở thay vì mua nhà. Theo quan điểm của nhiều người, thuê nhà không chỉ tiết kiệm mà còn có cơ hội lựa chọn nơi sinh sống phù hợp với cá nhân, gia đình ở những thời điểm khác nhau.

Giá bất động sản tăng chóng mặt

Trong những năm qua, giá nhà đã liên tục tăng theo chiều thẳng đứng, khiến người có nhu cầu mua nhà ở thực càng gặp nhiều khó khăn.

Theo báo cáo của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), giá nhà đất ở nhiều nơi đang tăng nóng, nhất là đất nền tại các khu vực sắp lên quận, hay khu vực có thông tin về quy hoạch dự án đi qua. Thậm chí, có khu vực giá nhà chung cư tăng tới 15%, nhà riêng lẻ tăng tới 30%.

Báo cáo thị trường bất động sản quý II/2022 của Bộ Xây dựng cho thấy, tổng lượng giao dịch căn hộ, nhà ở riêng lẻ, đất nền đều cao hơn cùng kỳ năm 2021. Đặc biệt, giá bất động sản đã liên tục tăng khiến cho các dự án nhà ở thương mại tại khu vực trung tâm của các đô thị hiện nay hầu như không còn mức giá dưới 25 triệu đồng/m2 nữa. 


Giá bất động sản đã liên tục tăng khiến cho các dự án nhà ở thương mại tại khu vực trung tâm của các đô thị hiện nay hầu như không còn mức giá dưới 25 triệu đồng/m2 nữa
Giá bất động sản đã liên tục tăng khiến cho các dự án nhà ở thương mại tại khu vực trung tâm của các đô thị hiện nay hầu như không còn mức giá dưới 25 triệu đồng/m2 nữa

Thậm chí, tại Hà Nội, các căn hộ với mức giá từ 25 – 29 triệu đồng/m2 thì chỉ có tại các dự án ở xa trung tâm như dự án xpHOMES (ở huyện Đan Phượng) giá 29 triệu đồng/m2, dự án Gemek Premium (ở huyện Hoài Đức) giá 26 triệu đồng/m2, dự án Xuân Mai Complex (ở quận Hà Đông) giá khoảng 27 triệu đồng/m2. 

Tại TP.HCM, dự án Dream Home Riverside (ở quận 8) có giá khoảng 27 triệu đồng/m2, dự án Ehome S (ở quận 9) có giá khoảng 25 triệu đồng/m2; tại Đà Nẵng, dự án  FPT City Đà Nẵng (ở quận Ngũ Hành Sơn) có giá khoảng 25,7 triệu đồng/m2.

Hiện tại, với phân khúc chung cư thì mức giá 30 – 50 triệu đồng/m2 là dòng sản phẩm chủ đạo trên thị trường, thuộc dòng căn hộ phân khúc trung cấp. 

Khái niệm “an cư lạc nghiệp” nay đã khác xưa

Trong khi giá nhà liền thổ, nhà chung cư, đất nền đều tăng theo chiều thẳng đứng thì một bộ phận người dân đã thay đổi tâm lí về chuyện “an cư lạc nghiệp”, tức nhu cầu nhất định phải sở hữu một căn nhà cho riêng mình. Thay vì phải dành nhiều thời gian làm lụng chăm chỉ, cắm cúi cho việc trả nợ tiền nhà, nhiều người đã sống cởi mở hơn với tâm lí chỉ cần thuê nhà để ở, dành thời gian và tiền bạc cho những việc như du lịch, khám phá, khởi nghiệp…

Chị Như Quỳnh (32 tuổi, ở Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) nhẩm tính: “Hiện tại, tôi đi thuê nhà hết 4 triệu đồng/tháng, 1 năm mới hết tầm 50 triệu, thì 50 năm mới hết khoảng 2,5 tỉ đồng – tương đương với giá trị một căn chung cư hiện tại. Trong khi đó, nếu bỏ số tiền này ra mua chung cư thì cũng chỉ được một thời gian là căn hộ xuống cấp, để càng lâu càng mất giá”. Với tâm lí đó, chị Quỳnh quyết định không mua nhà mà đi thuê, vừa chọn chỗ ở gần chỗ làm, nếu không thích có thể đổi căn hộ khác. Việc đi thuê nhà, vừa kinh tế hơn, chủ động hơn thay vì phải gồng gánh khoản nợ ngân hàng suốt một thời gian dài chỉ với mục đích để… có nhà “chính chủ”.


Nhiều người cho rằng đi thuê nhà còn tiết kiệm hơn mua nhà
Nhiều người cho rằng đi thuê nhà còn tiết kiệm hơn mua nhà

Chị Thanh Thuý, 35 tuổi, nhân viên ngân hàng kể, cách đây 3 năm, vợ chồng chị dồn tiền tích góp và vay mượn thêm ngân hàng để mua một căn hộ chung cư ở quận Hoàng Mai, Hà Nội. Lúc đó, chị đang làm việc ở phố Bà Triệu (quận Hai Bà Trưng) và cũng xin học cho con ở một ngôi trường trên phố này nên hằng ngày, mẹ con chỉ phải di chuyển quãng đường từ nhà đến cơ quan, đến trường tầm 5km. Đùng một cái, ngân hàng nơi chị làm việc chuyển địa điểm ra quận Nam Từ Liêm, tức cách nhà chị 15 km, đã vậy lại không tiện đường đưa con đi học. 

Sau một hồi cân nhắc, chị Thuý quyết định đi thuê một căn hộ ở gần nơi làm việc và chuyển trường học cho con đến khu này. Còn căn nhà cũ dù vẫn chưa trả nợ hết ngân hàng nhưng chị cũng quyết định rao bán vì không còn phù hợp với nhu cầu của gia đình nữa. “Thời nay tình hình kinh tế, công việc, học tập… sẽ liên tục chuyển đổi theo khu vực nên việc cứ cố mua nhà rồi ở cố định một nơi xem ra lại là lạc hậu và tự “mua dây buộc mình”, chưa kể bạn phải gánh thêm những áp lực từ lãi suất ngân hàng” – chị Thuý bày tỏ quan điểm.

Minh Quân, 26 tuổi, một kỹ sư công nghê cho biết, anh dự định kéo dài việc đi thuê nhà để ở và chưa hề có ý định tích góp tiền để mua nhà. Anh chia sẻ: "Tôi sợ cái cảm giác ra trường rồi đi làm quần quật để kiếm tiền mua nhà, mua xe… Khi trả được số nợ khổng lồ đó thì chúng ta cũng bước vào ngưỡng tuổi trung niên, chẳng còn thể hưởng thụ, khám phá cuộc sống nữa. Vậy là tính ra, cả cuộc đời chúng ta đi làm để làm giàu cho các ngân hàng”.


“An cư lạc nghiệp” thời nay không nhất thiết là phải sở hữu một ngôi nhà hay một căn hộ chung cư, mà chỉ đơn giản là tìm cho mình một nơi sống an yên, ổn định, phù hợp với công việc, học tập hằng ngày
“An cư lạc nghiệp” thời nay không nhất thiết là phải sở hữu một ngôi nhà hay một căn hộ chung cư, mà chỉ đơn giản là tìm cho mình một nơi sống an yên, ổn định, phù hợp với công việc, học tập hằng ngày

Còn chị Lê Thanh Tú (42 tuổi), hiện đang sở hữu một căn chung cư trị giá 7 tỷ đồng ở khu Mỹ Đình, Hà Nội cho biết, chị đang có dự tính bán căn nhà đi và đi thuê nhà để ở. “Tôi thích một trường quốc tế ở Gia Lâm, Hà Nội và rất muốn cho con theo học tại đó nhưng từ nhà tôi sang đó thì quá xa. Tôi bán căn hộ này đi, số tiền bán nhà, nếu tôi gửi ngân hàng thì mỗi tháng cũng có dư đến 40 triệu đồng, thoải mái chi trả cho việc thuê một căn hộ đầy đủ tiện nghi và vẫn dư được số tiền để dành. Hoặc cũng với số tiền bán nhà, tôi có thể đầu tư một số dự án khởi nghiệp để “tiền đẻ ra tiền” thay vì chôn chặt tiền và một căn hộ chung cư mà theo năm tháng nhà sẽ xuống cấp, mất giá” – chị Tú chia sẻ.

Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Thuý Anh, “an cư lạc nghiệp” thời nay không nhất thiết là phải sở hữu một ngôi nhà hay một căn hộ chung cư, mà chỉ đơn giản là tìm cho mình một nơi sống an yên, ổn định, phù hợp với công việc, học tập hằng ngày. 

Việc mua hay thuê nhà là quan điểm cá nhân của mỗi người. Về cơ bản, ai cũng mong muốn sở hữu lâu dài một chốn an cư tuy nhiên, việc này còn phụ thuộc và tài chính, công việc và lối sống của mỗi người.

Việc thuê nhà đôi khi lại là phù hợp với nhiều người dân hơn cả việc “đứng tên” một ngôi nhà hay căn hộ, rồi luôn bị áp lực về một khoản nợ trên lưng, hay đơn giản là phải vượt quãng đường quá xa để đến nơi làm việc; hay như việc nhiều người cần nguồn vốn để đầu tư kinh doanh, khởi nghiệp nhưng lại bị “chôn” vốn và bất động sản, như vậy chẳng khác nào đang “cõng” những âu lo và mệt nhọc chỉ vì một tấm “sổ đỏ”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

Dùng nhiều tài khoản ngân hàng nhằm “né thuế”, người bán hàng online đối mặt với phạt nặng

Hà Nội: Người dân đối mặt với vòng xoáy giá nhà cho thuê tăng mạnh

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

1 ngày trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

1 ngày trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

1 ngày trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

1 ngày trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

4 ngày trước