meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Phương Tây muốn áp giá trần 40-60 USD/thùng với dầu Nga: Cẩn thận lại "gậy ông đập lưng ông"

Thứ ba, 19/07/2022-16:07
Mỹ và đồng minh đã thảo luận về việc áp trần giá dầu Nga ở mức 40-60 USD/thùng. Tuy vậy, kế hoạch này sẽ gặp rất nhiều khó khăn cũng như có thêm rủi ro kéo giá dầu lên mức còn cao hơn trước đây.

Theo Bloomberg, trong các cuộc thảo luận gần đây, phương Tây đã và đang nghiên cứu một số biện pháp để hạn chế nguồn thu từ dầu mỏ của Nga, đồng thời giảm thiểu tác động tới nền kinh tế của chính họ.

Tại hội nghị thượng đỉnh G7 vào tuần trước, các nhà lãnh đạo đã nhất trí xem xét các lựa chọn để giới hạn giá dầu Nga bằng cách cấm các dịch vụ bảo hiểm và vận tải cần thiết cho việc vận chuyển dầu, trừ khi dầu được mua dưới một mức giá đã thỏa thuận.

Mức giá cụ thể sẽ phụ thuộc vào điều kiện của thị trường. Trước đợt biến động giá vào ngày 4/7, dầu thô của Nga đã được giao dịch đâu đó quanh mốc 80 USD/thùng.

Nguồn tin của Bloomberg cho hay, phạm vi giá trần có thể là từ chi phí cận biên của Nga cho đến giá dầu trước cuộc xung đột chính trị tại Ukraine. Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden cho rằng mức trần 40 USD/thùng là quá thấp, hai nguồn tin cho biết.


Giá dầu Urals đang rẻ hơn khoảng 20-30 USD/thùng so với dầu Brent. Ảnh: Vietnambiz
Giá dầu Urals đang rẻ hơn khoảng 20-30 USD/thùng so với dầu Brent. Ảnh: Vietnambiz

Đầy rẫy những rủi ro

Mục đích của việc áp giá trần chính là cắt nguồn tài trợ của Nga cho cuộc xung đột tại Ukraine. Tuy nhiên, nếu phương Tây triển khai kế hoạch một cách kém hiệu quả thì rủi ro là giá dầu sẽ tăng vọt.

Để tăng cường sức ảnh hưởng của các cấm vận, Washington thường ban hành thêm các biện pháp trừng phạt thứ cấp. Thế nhưng, cho đến nay, chính quyền ông Biden vẫn tránh dùng đến biện pháp này trong trường hợp của Nga. Theo nguồn tin của Bloomberg cho thấy, việc sử dụng trừng phạt thứ cấp cùng với giá trần có thể xem như giải pháp cuối cùng.

Theo một quan chức, chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đang có nhiều cuộc họp mỗi tuần nhằm biến đề xuất áp giá trần thành hiện thực. Quan chức này nói thêm rằng nỗ lực này sẽ còn được tăng cường vào những tuần sắp tới.

Trong khi áp giá trần đã được đề cập trong thông cáo của G7 thì nhiều người hoài nghi rằng phương Tây có thể đạt được một thỏa thuận trong tương lai gần hay không.

Một vấn đề đáng chú ý là cơ chế của đề xuất áp giá trần. Liên minh châu Âu (EU) sẽ buộc phải đưa ra các miễn trừ đối với lệnh trừng phạt mà khối đã thông qua vào đầu tháng 6, bởi EU đã nhất trí cấm hoàn toàn các dịch vụ bảo hiểm và vận tải liên quan tới lĩnh vực dầu mỏ của Nga sau nhiều tuần đàm phán căng thẳng giữa các quốc gia thành viên.

Các biện pháp trừng phạt của EU đòi hỏi sự nhất trí và sự ủng hộ của tất cả 27 quốc gia thành viên. Theo nguồn tin của Bloomberg, Anh cũng sẵn sàng đưa ra hạn chế đối với các công ty bảo hiểm và nhà cung cấp dịch vụ của mình.

Mỹ lo ngại rằng lệnh cấm của châu Âu nói chung sẽ góp phần khiến cho giá dầu tăng vọt tới 185 USD/thùng và có nhiều khả năng dẫn đến suy thoái toàn cầu. Cùng với Anh, EU nắm giữ hầu hết thị trường bảo hiểm trên thế giới và Nga sẽ gặp khó khăn trong việc vận chuyển sản phẩm của mình nếu không được tiếp cận với các dịch vụ đó.

Không đủ quyền lực thị trường

Các nước G7 và EU đã đồng ý loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu Nga. Nhưng sau quyết định này, Moscow đã tìm cách tăng xuất khẩu cho những người mua khác với mức chiết khấu cao. Nga vẫn đang thu được hơn 600 triệu USD/ngày từ dầu thô, ngay cả khi bị một số quốc gia xa lánh.

Theo CNBC, nhà phân tích Neil Atkinson nhận định rằng: "Ý tưởng áp giá trần chỉ có thể thành công nếu phương Tây có thể kéo được tất cả các nhà sản xuất chủ và đặc biệt là các nước tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu ngồi xuống làm việc với nhau..."

Đồng quan điểm, Giám đốc bộ phận nghiên cứu của Energy Aspects - ông Amrita Sen bình luận: "Thành thật mà nói, tôi không tin cơ chế của phương Tây sẽ thành công. Họ chưa suy nghĩ thấu đáo, chưa nói chuyện với Ấn Độ và Trung Quốc - hai nhà nhập khẩu dầu lớn nhất của Nga và thời điểm hiện tại".


Washington sẽ phải thuyết phục Trung Quốc và Ấn Độ từ bỏ dầu thô giá rẻ của Nga. Ảnh: Vietnambiz
Washington sẽ phải thuyết phục Trung Quốc và Ấn Độ từ bỏ dầu thô giá rẻ của Nga. Ảnh: Vietnambiz

Ông Atkinson cho rằng Trung Quốc và Ấn Độ đã được "hưởng lợi rất nhiều" từ dầu thô giá rẻ của Nga. Dầu Nga đã được bán với mức chiết khấu từ 30 USD trở lên khi so với dầu Brent. Ông cũng nhấn mạnh rằng việc Trung Quốc và Ấn Độ không cùng phương Tây lên án chiến dịch quân sự của Nga.

Thêm vào đó, vị chuyên gia lưu ý rằng trong bất kỳ tình huống nào, người Nga chắc chắn sẽ không chỉ biết đứng nhìn, ngược lại họ có thể chơi đùa với nguồn cung dầu và khí đốt.

"Phương Tây thực sự nghĩ rằng Nga sẽ đồng ý với kế hoạch này? Và liệu Nga sẽ thực sự chấp nhận và không hề trả đũa? Ý tưởng giá trần về lý thuyết thì rất hay nhưng sẽ không hiệu quả trong thực tế", nhà phân tích Atkinson bày tỏ quan điểm.

Về vấn đề bảo hiểm hàng hải, ông Claudio Galimberti, Phó Chủ tịch cấp cao của công ty nghiên cứu năng lượng Rystad cho biết Trung Quốc có thể vì mục tiêu địa chính trị mà "chấp nhận bảo hiểm của Nga", thay cho phương Tây.

Theo dữ liệu mới nhất cho thấy Trung Quốc đã chi gấp đôi từ tháng 3-5 để mua dầu, khí đốt và than đá của Nga. Ấn Độ nhập khẩu 5,1 tỷ USD trong cùng kỳ, gấp hơn 5 lần giá trị của một năm trước đó.

Phản tác dụng

Để mang lại hiệu quả, ý tưởng về giá trần do Mỹ đưa ra cần phải tạo đủ động lực để các quốc gia khác muốn tham gia. Người mua dầu sẽ cần tiếp cận với giá thấp hơn và các dịch vụ chính như bảo hiểm để vận chuyển hàng hóa. Mức giới hạn cũng phải đủ để đảm bảo Nga không dừng xuất khẩu.


Mỹ và các đồng minh đang bàn bạc về mức giá trần phù hợp đối với dầu của Nga. Ảnh: Reuters
Mỹ và các đồng minh đang bàn bạc về mức giá trần phù hợp đối với dầu của Nga. Ảnh: Reuters

ông Claudio Galimberti cho biết, thực tế là Nga có thể quyết định không bán với giá trần, đặc biệt là khi giá này gần với chi phí cận biên.

Mỹ cũng đang cân nhắc một số công cụ thực thi tiềm năng, bao gồm các hạn chế với những công ty vận tải biển chở dầu với giá cao hơn mức trần và trừng phạt những ngân hàng, tổ chức tạo điều kiện cho các giao dịch vượt giới hạn giá.

Theo RT, khi chính phủ Nhật Bản đưa ra ý tưởng giá trần vào đầu tuần này thì cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã cảnh báo rằng hành động này thực sự có thể dẫn đến việc Tokyo phải trả 300 USD cho một thùng dầu.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Các nhà đầu tư vẫn rất lạc quan về giá trị của bitcoin trong năm 2025

16 giờ trước

Những nguyên tắc để đảm bảo phong thủy và mang lại may mắn khi nhập trạch nhà mới

16 giờ trước

Chủ tịch HĐQT Meey Group nhận định về chuyển động của thị trường proptech trong những năm tới

16 giờ trước

Việt Nam sẽ có chính sách thúc đẩy phát triển và quản lý dựa trên rủi ro đối với AI

1 ngày trước

Bảng giá đất mới ảnh hưởng như thế nào đến phân lô bán nền?

1 ngày trước