meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cứ ngỡ mua được dầu Nga với giá hời, các nhà máy Ấn Độ ‘tá hỏa’ khi biết là giá ‘cắt cổ’

Thứ năm, 14/04/2022-09:04
Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ thuộc nhóm ít người tỏ ra háo hức đối với dầu của Nga. Những tưởng đã mua được dầu đại hạ giá, thế nhưng lô hàng dầu thô tại châu Âu còn giảm giá kỷ lục hơn.

Theo Trí thức trẻ, các nhà máy của Ấn Độ đang mua các loại dầu Urals với giá còn cao hơn cả điểm chuẩn dầu Brent. Họ đang bối rối và ngỡ ngàng không hiểu vì sao họ phải mua những lô hàng dầu thô với giá “cắt cổ” trong khi chúng đang được giảm giá mạnh tay tại thị trường châu Âu.

Gần đây, các nhà máy lọc dầu tại đất nước tỷ dân đã nhập khẩu hàng triệu thùng dầu Urals qua hình thức đấu thầu mở. Các nhà giao dịch cho biết mức giá mà họ thắng thầu còn cao hơn 1 USD/ thùng so với điểm chuẩn Brent trên sàn London. Ở một mặt khác, dầu Urals tại châu Âu đang được chào bán với mức chiết khấu lên tới 30 USD/ thùng.


 
 

Một quan chức của nhà máy Ấn Độ cho biết họ đang không hiểu tại sao họ không được nhà bán đề nghị giảm giá nào như những gì họ thấy tại thị trường châu Âu. Trong khi đó, họ lại vô cùng ủng hộ nhập khẩu dầu của Nga.

Ấn Độ đang chịu sức ép lớn khi nhập giá dầu tăng vọt, trên 100 USD/ thùng. Họ không nhận được chiết khấu và chịu ảnh hưởng từ áp lực lạm phát do khủng hoảng tại Ukraine.

Bản thân quốc gia này cũng chịu những áp lực từ đồng minh gồm Mỹ về việc chấm dứt mua năng lượng của Nga. Ấn Độ và Nga là đối tác thương mại lâu năm trong nhiều loại mặt hàng như lương thực, vũ khí đến năng lượng.

Tại sao nhà máy dầu Ấn Độ lại phải mua dầu Nga với giá cao?

Thông thường, các nhà máy lọc dầu Ấn Độ mua dầu thô giao ngay qua đấu thầu mở. Tại đó, người bán sẽ cho biết thông tin chi tiết về loại dầu, khối lượng, giá cả và các khoản ưu đãi khác.

Quy trình đấu thầu mở được đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, trách nhiệm nhưng lại dễ bị thao túng bởi người bán, đặc biệt là những người nắm rõ về viễn cảnh thị trường. Hiện tại, dầu Urals khi tính ưu đãi chỉ rẻ hơn hút so với dầu có vị chua trung bình khác như dầu Oman, dầu Upper Zakum được bán tại Ấn Độ, thay vì giảm kỷ lục như tại châu Âu.

Theo đại diện từ nhà máy lọc dầu Ấn Độ, Vitol Group là một trong những đơn vị đang bán dầu với giá rất cao cho Ấn Độ. Công ty này không đưa ra bình luận nào về hoạt động cụ thể.

Các nhà giao dịch cho biết công ty nào mua được dầu Urals với giá gần mức chiết khấu dành cho châu Âu sẽ có lợi nhuận 10-20 USD/ thùng khi bán vào Ấn Độ sau khi trừ một số chi phí khác. Đây rõ ràng là một khoản lợi nhuận đáng chú ý trong một ngành khi mà sự cạnh tranh làm giảm tỷ suất lợi nhuận xuống còn vài xu mỗi thùng.

Cuối tháng trước, các tàu chở dầu Suezmax với sức chứa 1 triệu thùng đã được thuê vận chuyển dầu thô từ Biển Đen đến Ấn Độ với giá tương đương gần 5 USD/ thùng. Các nhà giao dịch ước tính, mỗi lô hàng có thể mang về 10-20 triệu USD lợi nhuận cho người bán. 

Theo quan chức của nhà máy Ấn Độ, nguyên nhân vì sao dầu Urals không hạ giá tại Ấn Độ là chỉ có một số ít công ty đang mua dầu Urals và bán nó ở thị trường châu Á. Bởi vậy, họ dường như có ít đối thủ và không nhất thiết họ phải giảm giá. 

Thế nhưng, ngày càng có nhiều người bán tham gia vào “miếng bánh” này khi đã thấu hiểu hạn chế và biện pháp trừng phạt. Bởi vậy, người mua dầu tại Ấn Độ chắc chắn sẽ hưởng mức chiết khấu tăng lên theo thời gian.

Theo báo cáo từ các cảng và đơn vị vận chuyển, các công ty như Vitol, Petraco Oil, Trafigura Group, Glencore PLC, Litasco SA và Gunvor Group đang duy trì tải dầu thô từ cảng của Nga. Điều này có thể do các hợp đồng đã thỏa thuận trước đó.

Những lô hàng đó có thể được bàn giao đến tay người mua hoặc trải qua quá trình vận chuyển phức tạp do những lý do khác nhau như tránh bị “soi mói” hoặc tiết kiệm chi phí.

Từ trước đến nay, các nhà máy lọc dầu Ấn Độ đều giữ vai trò là người mua thụ động. Điều đó có nghĩa là họ tìm mua với mức giá thấp nhất qua đấu thầu thay vì lập công ty riêng để giao dịch dầu thô. Bởi vậy, họ bị động trong việc tìm ra loại dầu có giá cả hợp lý.

Theo: Trí thức trẻ
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

23 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

23 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

23 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

23 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

23 giờ trước