Mỹ được lợi gì khi lệnh áp trần giá lên dầu Nga được thông qua?
BÀI LIÊN QUAN
Thêm một quốc gia Nam Á tìm đến dầu đại hạ giá của Nga vì rơi vào khủng hoảng nhiên liệuThế giới chuẩn bị kết thúc đà tăng giá dầu?Trung Quốc không còn là trụ cột của thị trường dầu mỏ?Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, bà Janet Yellen đang gây sức ép lên các đối tác châu Âu nhằm buộc họ thiết lập một trần giá đối với dầu nga. Mỹ hy vọng rằng cách làm này của mình sẽ là "một mũi tên trúng hai đích", vừa có thể duy trì được nguồn cung dầu trên toàn cầu, vừa có thể hạn chế được nguồn thu của Nga.
Theo Bloomberg, vào ngày 27/6 vừa qua bà Yellen đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Tài chính Cyprus - ông Constantinos Petrides. Cyprus là một quốc đảo và là cường quốc về vận tải biển, giữ vai trò là trung tâm hàng hải lớn nhất châu Âu. Hai vị bộ trưởng này đã "thảo luận về mục tiêu thiết lập một trần giá đối với dầu Nga nhằm cắt nguồn thu phục vụ cho chiến tranh ở Ukraine của điện Kremlin, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của cuộc chiến này lan tỏa lên nền kinh tế toàn cầu" - Bộ tài chính Mỹ đã đưa ra thông báo trong một tuyên bố của mình.
Theo nguồn thạo tin tiết lộ với Bloomberg thì Mỹ đang tích cực vận động Cyprus ban lệnh cấm đối với những con tàu mang cờ Cyprus vận chuyển dầu Nga đến quốc gia thứ ba. Tuy nhiên, ông Constantinos Petrides bày tỏ lo ngại về động thái đó, xét tới việc có nhiều quốc gia không áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga.
Mới đây, các nước phương Tây đã công bố gói trừng phạt thứ 6 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Các biện pháp mới này chủ yếu nhằm vào lượng dầu Nga xuất khẩu ra ngoài bằng đường biển, tiến tới cuối năm sẽ cấm nhập khẩu dầu Nga thông qua phương pháp vận tải này vào châu Âu. Nếu như EU quyết đi theo lời kêu gọi của Mỹ để tăng cường trừng phạt vào dầu Nga thì, các nước này sẽ phải điều chỉnh gói trừng phạt, đồng thời phải có một cuộc đàm phán lại giữa 27 quốc gia thành viên trong khối.
Trước đó, một dự thảo của gọi trừng phạt này bao gồm đề xuất cấm tàu châu Âu vận chuyển dầu Nga nhưng điều khoản này đã bị bác bỏ sau khi một loạt nước có thể mạnh về hàng hải như Hy Lạp và Cyprus đưa ra luận điểm rằng cần phải có một thỏa thuận quốc tế trước khi quyết định vấn đề này.
Tuy nhiên, theo một nguồn thạo tin đưa ra thì bà Yellen đã nói với Bộ trưởng Bộ Tài chính Cyprus rằng ý định hiện nay của Mỹ là áp một trần giá lên dầu Nga. ý tưởng này cho phép việc giao dịch dầu với Nga vẫn tiếp tục diễn ra, nhưng với mức giá không được vượt qua một ngưỡng cố định.
Nguồn tin này cho hay, vấn đề trần giá đối với dầu Nga dự kiến sẽ được đề cập đến trong tuyên bố chung sau khi cuộc gặp thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo nhóm 7 nền công nghiệp phát triển (G7) ở Schloss Elmau, Đức kết thúc. Khi đó các bộ trưởng sẽ được lãnh đạo nhóm này hướng dẫn xem xét việc thực thi trần giá đối với dầu Nga.
Chi tiết về kế hoạch này hiện chưa được công bố, nhưng điều Mỹ muốn là áp các hạn chế về bảo hiểm và vận tải để thực thi một trần giá đối với dầu Nga.
Vấn đề áp trần giá lên dầu Nga đã được Mỹ và các đối tác trong nhóm G7 cân nhắc trong bối cảnh Moscow tiếp tục "kiếm bộn" từ việc xuất khẩu dầu thô và khí đốt ra nước ngoài, bất chấp các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU). Trong khi đó, lạm phát đang ngày một tăng cao trên toàn cầu, gia tăng sức ép lên các nhà lãnh đạo của các nước như Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hay Thủ tướng Anh Boris Johnson.
"Mục đích của việc này là để siết nguồn thu chính của Nga, đồng thời giảm thiểu ảnh hưởng đối với người tiêu dùng khi mua xăng", hãng tin CNN dẫn lời một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ.
Hiện tại, Mỹ đã cấm vận dầu Nga, châu Âu đã cắt giảm việc nhập khẩu dầu Nga. Tuy nhiên, lượng dầu bán ra của Nga đang có chiều hướng tập trung sang châu Á nhất là Trung Quốc và Ấn Độ. Trong bối cảnh dầu Nga giảm giá, Trung Quốc lần đầu tiên nhập khẩu bình quân khoảng 2 triệu thùng dầu nga mỗi ngày trong tháng 5 năm nay. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tăng mạnh nhập khẩu dầu Nga bình quân gần 900.000 thùng/ngày cũng trong tháng 5 vừa qua.
Nhờ xuất khẩu dầu sang Trung và Ấn Độ mà kim ngạch xuất khẩu dầu Nga tăng thêm 1,7 tỷ USD trong tháng 5, đạt giá trị khoảng 20 tỷ USD - theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Con số này cao hơn nhiều so với mức bình quân 15 tỷ USD mỗi tháng mà Nga thu được nhờ xuất khẩu dầu trong năm 2021.
Trong tình hình hiện nay, Nga cũng không tổn thất gì sau khi bị phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt. Dầu cần được bán ra để không phải giảm sản lượng. Ngoài ra, trong bối cảnh giá dầu tăng vọt, doanh thu xuất khẩu dầu của Moscow đã tăng gấp rưỡi.
Trong khi đó, châu Âu đối mặt với nguy cơ khi mùa đông lạnh giá đang đến, giữa lúc có nhiều cảnh báo rằng Nga sẽ cắt giảm nguồn cung khí đốt sang thị trường này. Ngay trong thời điểm hiện tại, dòng khí đốt từ Nga chảy sang châu Âu vẫn đang giảm đáng kể. Nhiều chuyên ra tỏ ra lo ngại, EU khó lòng có thể tích trữ được khí đốt để sử dụng trong mùa đông tới, khiến cho nhiều doanh nghiệp sản xuất cốt lõi của các nước này đang đối mặt với khả năng ngừng hoạt động.
Trước đây, Mỹ và châu Âu vốn là những khách hàng lớn của Nga. Tuy nhiên, theo lời Chủ tịch Hạ viện Nga Vyacheslav Volodin, ngoài nhóm G7 thì trên thế giới còn tồn tại một nhóm khác đó là "G8 mới" bao gồm Trung Quốc, Ấn ĐỘ, Nga, Indonesia, Brazil, Mexico, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Moscow đang tăng cường hợp tác với các quốc gia thuộc nhóm "G8 mới" này để bù đắp phần thâm hụt từ các nước phương Tây.