meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Phê duyệt đầu tư hơn 19.500 tỷ đồng làm cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

Thứ năm, 22/12/2022-11:12
Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương có tổng chiều dài 74 km được đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP). Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương là một trong 3 dự án thành phần thuộc dự án đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương.

Theo vneconomy.vn, mới đây, HĐND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công - tư (PPP) giai đoạn 1. 

Dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương có tổng chiều dài gần 74 km. Trong đó, điểm đầu giao với đường Nguyễn Văn Cừ, TP Bảo Lộc (đây cũng là điểm cuối của dự  án Tân Phú - Bảo Lộc); điểm cuối của dự án giao với cao tốc Liên Khương - Prenn. 

Ở giai đoạn phân kỳ giai đoạn 1, dự án được đầu tư với bề rộng nền đường 17 m, tốc độ khai thác 80 km/h. Ở giai đoạn hoàn chỉnh tuyến đường có 4 làn xe, bề rộng nền đường 24,75 m, tốc độ 100 km/h.

Dự kiến tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án là khoảng 619 ha. Trong đó, khoảng 66,73 ha thuộc TP Bảo Lộc; hơn 44 ha thuộc huyện Bảo Lâm; khoảng 292,5 ha thuộc huyện Di Linh; hơn 215 ha thuộc huyện Đức Trọng. 


Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương sẽ góp phần nâng cao khả năng kết nối với mạng lưới giao thông quốc gia, rút ngắn thời gian kết nối các tỉnh Tây Nguyên với khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. 
Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương sẽ góp phần nâng cao khả năng kết nối với mạng lưới giao thông quốc gia, rút ngắn thời gian kết nối các tỉnh Tây Nguyên với khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. 

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 19.521 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn gồm ngân sách nhà nước khoảng 7.761 tỷ đồng (39,76% tổng mức đầu tư sơ bộ giai đoạn 1). Tỉnh bố trí ngân sách khoảng 4.000 tỷ đồng để thực hiện dự án trong giai đoạn 2021 - 2025, sau khi được trung ương bố trí 2.500 tỷ đồng sẽ thực hiện điều chỉnh giảm ngân sách địa phương. Khoảng 3.761 tỷ đồng dự kiến bồi thường bằng việc giao đất cùng mục đích sử dụng đất. 

Nhà đầu tư huy động khoảng 11.760 tỷ đồng (tương đương khoảng 60,24% tổng mức đầu tư sơ bộ giai đoạn 1 của dự án). Trong đó, phần vốn chủ sở hữu tối thiểu của các nhà đầu tư là khoảng 1.764 tỷ đồng (tương đương 15% tổng mức đầu tư), vốn huy động khác là khoảng 9.996 tỷ đồng (chiếm 85%, không bao gồm vốn ngân sách nhà nước). 

Trước đó, vào tháng 3/2022, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có tờ trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công - tư (PPP). 

Theo đó, dự án được chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 (2022 - 2025) xây dựng 4 làn xe, rộng 17 m, vận tốc 80 km/h. Ở giai đoạn 2 (sau năm 2030), cao tốc mở rộng lên 8 làn, rộng gần 25 m, tốc độ khai thác 100 km/h, có làn dừng khẩn cấp. 

Ở giai đoạn 1 tổng mức đầu tư cho dự án là khoảng 12.532 tỷ đồng, giai đoạn 2 là khoảng 5.420 tỷ đồng do liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T và Công ty Cổ phần tập đoàn Phương Trang (Futa Group) đề xuất triển khai. 


Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T và Công ty Cổ phần Tập đoàn Phương Trang (Futa Group) đề xuất triển khai dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương.
Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T và Công ty Cổ phần Tập đoàn Phương Trang (Futa Group) đề xuất triển khai dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương.

Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T và Công ty Cổ phần Tập đoàn Phương Trang (Futa Group) đã có văn bản gửi UBND tỉnh Lâm Đồng về việc nghiên cứu, khảo sát, lập và tài trợ quy hoạch tổng thể dọc tuyến cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương và đề xuất nghiên cứu, đăng ký thực hiện đầu tư một số dự án trên địa bàn dọc tuyến cao tốc này. 

Liên danh cho biết đã được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công - tư (PPP). Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, liên danh nhà đầu tư nhận thấy song song với việc đầu tư xây dựng tuyến cao tốc thì phải lập quy hoạch tổng thể không gian dọc tuyến (quy mô khoảng 50.000 ha). 

Liên danh T&T - Futa khẳng định: "Quy hoạch này có ý nghĩa quan trọng trong việc định hình tầm nhìn phát triển kinh tế xã hội, phát triển các khu dân cư, đô thị, công nghiệp, dịch vụ và du lịch, góp phần tăng cường quản lý và kêu gọi đầu tư tại các huyện, thành phố mà tuyến cao tốc đi qua".

Do đó, liên danh T&T - Futa đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng cho phép khảo sát, nghiên cứu, lập và tài trợ ý tưởng quy hoạch. Đăng ký đề xuất thực hiện đầu tư một số dự án có tính chất động lực tại các khu vực dọc tuyến. 


Tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương gồm 3 dự án thành phần: Dầu Giây - Tân Phú, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương. 
Tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương gồm 3 dự án thành phần: Dầu Giây - Tân Phú, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương. 

UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản đồng ý để liên danh tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát, đề xuất ý tưởng quy hoạch theo đề nghị. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối, chủ trì, phối hợp với các sở ngành và địa phương liên quan kiểm tra, rà soát và làm việc trực tiếp với liên danh nhà đầu tư. 

Dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương là một trong 3 dự án thành phần thuộc dự án đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, gồm cao tốc Dầu Giây - Tân Phú, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương. Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương có tổng chiều dài 200,3 km đi qua tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng. 

Dự án Dầu Giây - Tân Phú có tổng chiều dài 60,1 km đầu tư theo phương thức PPP. Thời gian chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án từ năm 2021-2025. Dự kiến tổng mức đầu tư dự án là hơn 8.365 tỷ đồng, trong đó, phần vốn nhà đầu tư huy động khoảng 7.065 tỷ đồng (bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay, trong đó, yêu cầu vốn chủ sở hữu tối thiểu 1.413 tỷ đồng); phần vốn nhà nước tham gia trong dự án sơ bộ khoảng 1.300 tỷ đồng. Ở giai đoạn hoàn chỉnh, cao tốc Dầu Giây - Tân Phú có quy mô 4 làn xe và vận tốc thiết kế đạt 100 km/h, tiêu chuẩn đường bộ cao tốc loại A. 

Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có chiều dài 66 km, gồm 2 giai đoạn đầu tư. Giai đoạn 1 từ 2022 - 2025, gồm 2 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, rộng 13,5 m. Giai đoạn 2 từ 2025 - 2035, hoàn chỉnh nền đường rộng 22 m với 4 làn ô tô, 2 làn dừng khẩn cấp. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

13 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

13 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

13 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

13 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước