meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ông nông dân Quảng Nam đầu tư đất xây dựng mô hình trồng cây ăn quả, mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng

Thứ tư, 10/08/2022-17:08
Trong thời gian qua, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang những cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn và nhất là cây ăn quả được nông dân huyện Đại Lộc - Quảng Nam tích cực triển khai thực hiện. Nhiều nông dân có thu nhập ổn định nhờ áp dụng mô hình.

Mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng nhờ mô hình trồng cây ăn quả

Theo Dân Việt, thông qua các chương trình, dự án, nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng mô hình kinh tế nông nghiệp mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. 

Ấn tượng nhất là phải kể đến mô hình trồng cây ăn quả kết hợp với du lịch sinh thái của ông Nguyễn Tổng (51 tuổi) tại xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Khi đến thăm vườn cây ăn quả của ông Tống, ông nông dân này cho hay: "Trước đây, vợ chồng ông làm nghề buôn bán trái cây, ngoài ra còn làm ruộng để mưu sinh. Việc sản xuất lúa chỉ đủ để ăn, lấy công làm lãi, cuộc sống lúc đó không dư bao nhiêu, từ đó ông đã tìm tòi học hỏi mô hình trồng cây ăn quả ở miền Nam để bắt đầu xây dựng mô hình phát triển kinh tế cho gia đình". 


Thông qua các chương trình, dự án, nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng mô hình kinh tế nông nghiệp mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm
Thông qua các chương trình, dự án, nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng mô hình kinh tế nông nghiệp mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm

Vào năm 2017, vợ chồng của ông đã bắt đầu xây dựng mô hình trồng cây ăn quả trên đất ruộng của gia đình với diện tích hơn 1.000m2 với những loại cây trồng như ổi, mít, bưởi da xanh, mít,... Cũng nhờ chăm sóc tốt mà cây trái ăn quả thích ứng với thổ nhưỡng của địa phương nên trong thời gian 2 năm qua cây đã cho trái bói và đã có sản phẩm thu hoạch. Mô hình trồng cây ăn quả phát triển tót, vợ chồng của ông đã đầu tư mở rộng quy mô vườn cây trái có diện tích rộng hơn 4ha với 500 cây bưởi da xanh, 300 cây ổi, 200 cây xoài, 400 cây chanh và nhiều loài cây ăn quả khác,...

Đến thời điểm hiện tại, mô hình trồng cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái của ông Tổng đang phát triển tốt. Mỗi năm, vườn cây ăn trái của gia đình ông xuất bán ra thị trường khoảng 200 tấn trái cây các loại, sau khi đã trừ đi chi phí thì lãi hơn 300 triệu đồng. 



Mỗi năm, vườn cây ăn trái của gia đình ông xuất bán ra thị trường khoảng 200 tấn trái cây các loại
Mỗi năm, vườn cây ăn trái của gia đình ông xuất bán ra thị trường khoảng 200 tấn trái cây các loại

Ông Tổng phấn khởi nói: "Để có được cơ ngơi như ngày hôm nay, gia đình tôi nhận được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và các hội đoàn thể. Mặc dù mô hình trồng cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái mới hình thành được hơn 5 năm nay nhưng gia đình tôi đã có của ăn của để, khá giả hơn trước rất nhiều…". 

Và một hộ dân khác hiệu quả không kém hộ ông Tổng là ông Hứa Trường Danh (xã Đại Minh) đã tiến hành chuyển đổi những diện tích lúa đất kém hiệu quả sang trồng cây thơm, xen canh ổi, cây quýt. Ông Danh cho hay, trước đây mỗi năm ông trồng lúa để chỉ ăn, thu nhập bấp bênh. Chính vì thế, ông đã đầu tư chuyển sang trồng vườn cây ăn trái từ năm 2020. Hiện tại, ông Danh đã trồng trên 30.000 cây thơm trên diện tích 3ha và mỗi năm thu lãi từ 150 - 200 triệu đồng.

Theo lời ông Hứa Trường Danh, trồng thơm không lo đầu ra, thương lái đến tận vườn mua và giá bán ổn định. Thời điểm trước đây trồng lúa nhưng chi phí phân bón tăng cao và giá trị kinh tế lúa thấp nên ông đã quyết định chuyển đổi qua cây trồng là dứa và cây ăn quả. Mô hình này so với cây lúa ở thời điểm hiện tại có hiệu quả hơn rất nhiều, sắp tới ông cũng mở rộng thêm diện tích. 



Sau khi đã trừ đi chi phí thì lãi hơn 300 triệu đồng
Sau khi đã trừ đi chi phí thì lãi hơn 300 triệu đồng

Sẵn sàng hỗ trợ xây dựng các vùng chuyên canh

Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc - ông Hồ Ngọc Mẫn cho hay, với mục tiêu gia tăng giá trị canh tác thì những năm qua huyện Đại Lộc đã thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu đã hỗ trợ cho nông dân chuyển đổi nhiều diện tích đất lúa không chủ động nguồn nước tưới sang trồng các loại màu mang lại hiệu quả kinh tế cao và từng bước cải thiện, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Quan điểm của huyện chính là khuyến khích các địa phương chuyển đổi cây trồng. Địa phương cũng hỗ trợ nông dân về vốn, phân bón và liên kết với các đơn vị hỗ trợ bao tiêu sản phẩm. 

Dù vậy thì việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vẫn còn rất hạn chế. Đó chính là quy mô chuyển đổi cây trồng ở một số địa phương vẫn còn mang tính thời vụ, chưa bền vững và còn manh mún, thiếu tính liên kết vùng và quy mô lớn. Mặt khác, đầu ra một số sản phẩm nông nghiệp không ổn định và giá cả bấp bênh, tiềm ẩn nhiều rủi ro. 

 


Ông Hứa Trường Danh (xã Đại Minh) đã tiến hành chuyển đổi những diện tích lúa đất kém hiệu quả sang trồng cây thơm, xen canh ổi, cây quýt
Ông Hứa Trường Danh (xã Đại Minh) đã tiến hành chuyển đổi những diện tích lúa đất kém hiệu quả sang trồng cây thơm, xen canh ổi, cây quýt

Được biết, nhờ vào việc mạnh dạn chuyển đổi cây trồng và áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, nhiều hộ nông dân tại huyện Đại lộc đã thoát nghèo và vươn lên khá giả. Đến hiện tại, nông dân huyện Đại Lộc đã chuyển đổi hơn 500ha đất lúa kém hiệu quả, không chủ động được nước tưới sang sản xuất hoa màu các loại.

Ông Mẫn cho hay: "Đến nay, diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng cơ bản đã đảm bảo được năng suất cây trồng, có hiệu quả hơn so với cây lúa. Chính sách đối với bà con, huyện bố trí nguồn giống, cũng như vật tư về phân bón để hỗ trợ cho các địa phương tham gia mô hình chuyển đổi trên đất lúa nhân rộng cho phát triển sau này…". 

Và trong thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam cũng đã tổ chức tập huấn chuyển đổi cây trồng từ đó giúp cho bà con trồng phù hợp. Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cho việc sản xuất nông nghiệp từ đó tạo điều kiện giúp cho nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phát triển việc sản xuất. Trong năm 2022, tỉnh Quảng Nam cũng đã hỗ trợ cho nông dân chuyển đổi 1.300ha đất lúa không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây trồng cạn, trồng hoa màu và trồng cỏ nuôi bò, đào ao thả cá,...

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước