meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ông nông dân Bình Phước đầu tư đất xây dựng bể nuôi lươn, mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng

Thứ sáu, 16/09/2022-10:09
Được biết, chỉ với diện tích 32m2 nhưng bằng cách nuôi lươn không bùn trong bể xi măng khoa học. Sau thời gian gia đình ông Nguyễn Kim Sao trú tại xã Long Tân, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước đã thu lãi hàng trăm triệu đồng từ bán lươn thịt thương phẩm.

Mô hình nuôi lươn không bùn của ông nông dân Bình Phước

Theo Dân Việt, đây là một trong những mô hình lươn không bùn thành công đầu tiên ở xã Long Tân. Vào cuối năm 2020, trong một chuyến đi Cà Mau, ông Sao có cơ duyên biết đến mô hình nuôi lươn không bùn mang đến hiệu quả kinh tế cao. 

Mặc dù đã ở tuổi 68 nhưng cần cù, năng động trong việc phát triển kinh tế nhất chính là sự hứng thú với chăn nuôi cũng đã thôi thúc ông tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật để có thể áp dụng đầu tư nuôi lươn không bùn. 


Chỉ với diện tích 32m2 nhưng bằng cách nuôi lươn không bùn trong bể xi măng khoa học và sau thời gian gia đình ông Nguyễn Kim Sao trú tại xã Long Tân, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước đã thu lãi hàng trăm triệu đồng từ bán lươn thịt thương phẩm
Chỉ với diện tích 32m2 nhưng bằng cách nuôi lươn không bùn trong bể xi măng khoa học và sau thời gian gia đình ông Nguyễn Kim Sao trú tại xã Long Tân, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước đã thu lãi hàng trăm triệu đồng từ bán lươn thịt thương phẩm

Đến đầu năm 2021, ông cũng đã bắt đầu xây dựng mô hình. Tận dụng đất trống quanh nhà và vật liệu sẵn có, ông cũng xây 8 ô bể lót và lót bạt xung quanh, mỗi bể sẽ dùng lưới chia làm 2 ngăn và mỗi ngăn sẽ khoảng 2m2. Bên cạnh đó, ông còn đầu tư thêm hệ thống nước để có thể phục vụ việc thay nước nuôi lươn hàng ngày. Đến sau khi hoàn thiện, ông đã tiến hàng liên hệ với bạn hàng tại Bình Dương mua lương giống với mức giá là hơn 2 triệu đồng/kg để về thả. 

Lúc đầu cũng do ông chưa nắm chắc được kỹ thuật, thay nước không kịp thời nên lươn chết. Không nản lòng, ông Sao đã tiếp tục học hỏi và rút kinh nghiệm. Đến hiện tại thì ông đã có cách chăm sóc lươn một cách khoa học và đúng quy trình nên mô hình nuôi lươn không bùn của ông ổn định và cho thu nhập cao. 

Theo lời lão nông này, để cho lươn sinh trưởng và phát triển tốt thì bể nuôi phải đảm bảo được độ thoáng mát. Cũng do lươn khá mẫn cảm với môi trường trong bể nên mỗi ngày ông phải thay nước sau khi cho ăn. Trên mặt nước phải tiến hành rải nhiều sợi dây nilon để cho lươn có nơi trú ngụ. Đáng chú ý, không nuôi lươn bằng cám công nghiệp giống như một số mô hình, ông Sao đã đầu tư nuôi trùn quế để làm thức ăn cho lươn. Mỗi ngày ông đều xay nhuyễn trùn quế trộn với cám viên cho lươn ăn, vừa giảm được lượng cám mà lại giúp cho lươn khỏe mạnh và nhanh lớn, đảm bảo được thịt có hương vị thơm ngon. 


Ông Nguyễn Kim Sao tâm sự: “Nuôi lươn rất hiệu quả bởi vì đầu tư chuồng trại khá đơn giản và chi phí thức ăn ít, không tốn kém nhiều thời gian. Theo đó, mỗi ngày chỉ mất khoảng 15 phút để cho lươn ăn và 15 phút thay nước, phải đảm bảo được bể luôn sạch và trong thì lươn mới ít bệnh"
Ông Nguyễn Kim Sao tâm sự: “Nuôi lươn rất hiệu quả bởi vì đầu tư chuồng trại khá đơn giản và chi phí thức ăn ít, không tốn kém nhiều thời gian. Theo đó, mỗi ngày chỉ mất khoảng 15 phút để cho lươn ăn và 15 phút thay nước, phải đảm bảo được bể luôn sạch và trong thì lươn mới ít bệnh"

Nuôi lươn không bùn cho thu nhập mỗi năm lãi khoảng 150 triệu đồng

Ngoài ra, ông còn chú trọng phòng trị các bệnh thường gặp ở lươn đồng thời cũng thường xuyên khử khuẩn bể nuôi. Sau thời gian 1 năm, mỗi con lươn đạt trọng lượng từ 300 - 400g với chiều dài từ 55 - 60cm thì có thể xuất bán với mức giá giao động từ 150-170 ngàn đồng/kg. Có thể thấy, với diện tích chỉ 32m2 và nuôi khoảng 9.000 con lươn, mỗi năm ông Sao đã thu lãi khoảng 150 triệu đồng. 

Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Tân, huyện Phú Riềng - bà Bùi Thị Mai Hoa cho biết, nuôi lươn không bùn chính là mô hình khá mới ở trên địa bàn và cũng được các hộ dân tự học hỏi cũng như tìm hiểu, áp dụng tại địa phương. Lúc đầu chỉ có 2 hộ nuôi, đến hiện tại đã nhân rộng ra 4 hộ. Nhìn chung thì mô hình này không tốn quá nhiều thời gian cũng như hình thức nuôi khá đơn giản, phù hợp với các hộ dân lớn tuổi và ít đất canh tác. Bên cạnh đó, hội nông dân xã nhận thấy đây cũng chính là mô hình rất hay nên trong thời gian tới sẽ tổ chức cho các hội viên tham quan, học hỏi kinh nghiệm và nhân rộng để có thể phát triển kinh tế hộ.

Lão nông Bình Phước này tâm sự: “Nuôi lươn rất hiệu quả bởi vì đầu tư chuồng trại khá đơn giản và chi phí thức ăn ít, không tốn kém nhiều thời gian. Theo đó, mỗi ngày chỉ mất khoảng 15 phút để cho lươn ăn và 15 phút thay nước, phải đảm bảo được bể luôn sạch và trong thì lươn mới ít bệnh. Tôi thấy đây là mô hình chăn nuôi mang lại kinh tế cao và phù hợp với người lớn tuổi và ít đất sản xuất. Hiện tại, tôi chỉ bán lẻ cho bà con xung quanh và sắp tới đây khi số lượng nhiều thì tôi sẽ liên hệ với chợ đầu mối tại TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương để xuất bán”. 



Nhận thấy mô hình nuôi lươn không bùn có những ưu điểm vượt trội cùng thị trường tiêu thụ lươn thương phẩm mạnh nên ông Sao đã dự định sẽ mở rộng quy mô đồng thời tăng số lượng bể nuôi
Nhận thấy mô hình nuôi lươn không bùn có những ưu điểm vượt trội cùng thị trường tiêu thụ lươn thương phẩm mạnh nên ông Sao đã dự định sẽ mở rộng quy mô đồng thời tăng số lượng bể nuôi

Được biết, tận dụng phế phẩm từ việc nuôi lươn, ông nông dân này đã xây thêm 2 bể nuôi cá trê và cá rô phi làm thức ăn cho 25 con heo. Phân heo thì ông sẽ dùng để nuôi trùn quế và bón cho sầu riêng và chôm chôm. Từ 3 sào đất, nhờ áp dụng mô hình khép kín này, trong thời gian 5 năm qua đã mang đến lợi nhuận cho gia đình ông Sao khoảng 350 triệu đồng. Nhận thấy mô hình nuôi lươn không bùn có những ưu điểm vượt trội cùng thị trường tiêu thụ lươn thương phẩm mạnh nên ông Sao đã dự định sẽ mở rộng quy mô đồng thời tăng số lượng bể nuôi. Song song với đó, ông Sao cũng tiếp tục tìm hiểu cũng như học hỏi kinh nghiệm để có thể hướng đến việc nuôi lươn sinh sản, tự chủ về nguồn lươn giống để bán cho các cán bộ có nhu cầu. Ông Sao cũng rất sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cũng như kỹ thuật với người dân có nhu cầu nuôi lươn để có thể phát triển kinh tế gia đình và góp phần đa dạng hóa mô hình chăn nuôi ở địa phương. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

1 ngày trước

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

1 ngày trước

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

1 ngày trước

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

1 ngày trước

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

2 ngày trước