Ông nông dân Bắc Giang trở thành tỷ phú với mô hình nuôi vịt đẻ lấy trứng ấp thành trứng lộn, mỗi năm thu lãi từ 1,5-1,6 tỷ đồng
BÀI LIÊN QUAN
Ông nông dân Tây Ninh đầu tư đất nuôi trùn, dắt túi 6 triệu đồng/tấnÔng nông dân Long An đầu tư đất xây dựng trang trại nuôi vịt trời, mỗi năm dắt túi hàng trăm triệu đồngAnh nông dân Phú Yên đầu tư đất xây trang trại nuôi bò, mỗi năm mang về lợi nhuận tiền tỷMô hình nuôi vịt đẻ lấy trứng ấp thành trứng lộn, mỗi năm thu lãi từ 1,5-1,6 tỷ đồng
Theo Dân Việt, ông Nguyễn Văn Mùi đã chia sẻ về những năm tháng bươn chải mưu sinh và cố gắng học hỏi cũng như tạo dựng nên mô hình nuôi vịt đẻ trứng ấp thành trứng vịt lộn và vịt giống để bán ra thị trường từ đó tạo thu nhập ổn định cho gia đình từ 1,5-1,6 tỷ đồng mỗi năm.
Ông Mùi cho biết, hiện tại gia đình ông đang nuôi 5.000 con vịt bố mẹ và 3.000 con vịt hậu bị. Ông Mùi nhấn mạnh: "Hàng ngày, đàn vịt đẻ được khoảng 4.200 quả trứng, tất cả đều cho vào lò ấp thành trứng vịt lộn và vịt giống để cung ứng ra thị trường".
“Đại gia nông dân Hải Phòng” đầu tư đất xây dựng mô hình hoa lan công nghệ cao, thu lãi 1 tỷ đồng/1ha
Ông Đào Quang Trịnh là người nằm trong số doanh nhân tiên phong phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Hải Phòng đã tiến hành đầu tư hàng chục tỷ đồng để trồng lan Hồ Điệp ở xã Đông Sơn, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng, mỗi ha thu lãi hàng tỷ đồng.Ông nông dân Cà Mau đầu tư 9ha đất xây dựng mô hình nuôi sò huyết, tôm công nghệ cao thu lãi hàng tỷ đồng/năm
Bên cạnh việc nuôi tôm công nghệ cao, nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022 Nguyễn Viết Hoài trú tại xã Hiệp Tùng, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau đã thu lãi hàng tỷ đồng từ mô hình nuôi sò huyết.Ông nông dân Tiền Giang đầu tư đất nuôi heo, mỗi tạ heo lời ngay 1 chỉ vàng
Được biết, mấy chục năm nay, dù giá cả có xập xình và dịch bệnh hoành hành nhưng ông Năm Truyền tức Nguyễn Văn Truyền trú tại xã Xuân Đông, Chợ Gạo, Tiền Giang vẫn quyết tâm nuôi heo. Chính sự nhẫn nại với nghề này đã giúp gia đình ông trở nên khá giả.Và để có được hệ thống trang trại nuôi vịt khép kín cùng máy ấp trứng như hiện hiện nay thì đối với ông Mùi thì đó là cả một hành trình dài bươn chải lao động vất vả và miệt mài tìm hiểu cũng như học hỏi và học tập kinh nghiệm chăn nuôi đến ấp nở trứng vịt lộn và con giống.
Có thể thấy, xã Tân Liễu vốn là vùng đất chiêm khê, mùa thối. Vậy nên hầu hết diện tích ruộng chỉ cấy được một vụ lúa còn từ thời điểm tháng 5 đến cuối năm thì nước ngập mênh mông nên không canh tác được. Nhiều năm qua, người dân ở trong thôn và trong xã đã vất vả suốt vụ, đến kỳ thu hoạch thì có năm nước ngập trắng đồng lại mất mùa và trắng tay nên hiệu quả từ việc lao động là không hề cao.
Chính vì thế mà sau khi đấu thầu thêm được ruộng, vào năm 2002 ông đã đề xuất thôn xóm dùng nguồn vốn từ đấu thầu ruộng để làm con đường rộng 4, và dài hơn 1km để phục vụ cho việc quy hoạch cũng như chỉnh trang lại khu vực làm trang trại của gia đình cùng các hộ dân liền ở trong xóm và thôn.
Cũng trong những năm đầu trồng lúa, nuôi cá cũng do nguồn lực hạn chế nên hiệu quả thu được chưa cao. Đến năm 2007, ông đã quyết định đưa cả nhà vào miền Nam để làm kinh tế. Vợ chồng của ông thì buôn bán còn hai đứa con gái thì vào công ty làm công nhân, thu nhập tăng gấp đôi so với hồi ở quê.
Mặc dù đưa cả nhà vào miền Nam làm kinh tế và lấy tiền làm vốn nhưng lão nông này vẫn còn đau đáu với việc làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Theo đó, từ năm 2011 với 5 mẫu ruộng với số vốn kiếm được khi vào Nam làm kinh tế, ông Mùi đã tiến hành xây dựng trang trại quy mô lớn để nuôi vịt. Vào năm 2014, gia đình ông Mùi mới có thể hoàn thiện về quy mô trang trại cũng như đầu tư hệ thống máy ấp trứng vịt.
Không những thế, trong cái khó ló cái khôn, gia đình của ông đã mạnh dạn thầu thêm ruộng để thả cá và trồng lúa. Ông Mùi cho biết: “Lúc bấy giờ cả ruộng nhà và đấu thầu có gần 5 mẫu, khoảng 2 mẫu cấy lúa, còn lại để thả cá”. Khi đã có diện tích canh tác tập trung rộng lớn, điều mà ông Mùi nghĩ đến đầu tiên chính là xây dựng đường giao thông để phục vụ cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp.
Lão nông Bắc Giang với tham vọng làm chủ chuỗi chăn nuôi nhằm đưa sản phẩm từ trang trại đến tay người tiêu dùng
Ông Nguyễn Văn Mùi đã nhiều lần nhấn mạnh đến khát vọng cháy bỏng chính là làm chủ chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm trứng vịt đến tận tay người tiêu dùng.
Cũng trong quá trình thực hiện ông Mùi gặp khá nhiều khó khăn từ kỹ thuật đến đầu ra và vốn. Tuy nhiên, nhờ có sự giúp đỡ của anh em bạn bè và vợ con đồng lòng nên ông đã quyết tâm đi học hỏi từ các mô hình chăn nuôi vịt đẻ trứng rồi ấp thành trứng vịt lộn và con giống. Cũng từ đó, ông Mùi đã áp dụng vào trang trại của gia đình.
Lão nông này quyết định đầu tư xây dựng chuồng trại khép kín với mục đích nuôi vịt quy mô lớn. Ông cũng nhập giống từ những trang trại có địa chỉ tin cậy, từ đó giúp cho vịt giống sinh trưởng và phát triển tốt đồng thời cho năng suất đẻ trứng cao. Có thể thấy, từ 2 máy ấp trứng ban đầu, hiện tại gia đình ông Mùi đã tiến hành đầu tư mở rộng lên thành 7 máy ấp trứng. Với số lượng này, ông Mùi không chỉ ấp trứng vịt của gia đình mà còn tiến hành thu mua trứng từ 7 hội viên trong Hợp tác xã Tiến Phát do ông làm Giám đốc.
Ông Mùi cho hay: “Nhà mình cung cấp ra thị trường 13 vạn trứng lộn/tháng; thứ hai có 7 hộ thành viên trong HTX Tiến Phát liên kết với mình, nhỏ lẻ hơn mình cũng tiêu thụ cho 8-10 vạn quả trứng/tháng; còn lại là trứng trắng, cấp cho thương lái".
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang - ông Lã Văn Đoàn đã đánh giá cao mô hình nuôi vịt đẻ lấy trứng ấp thành trứng vịt lộn và con giống của ông Mùi. Theo ông Đoàn, đây chính là một trong những mô hình mạnh dạn và đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với lĩnh vực chăn nuôi từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.