meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ông nông dân Tiền Giang đầu tư đất nuôi heo, mỗi tạ heo lời ngay 1 chỉ vàng

Thứ sáu, 09/09/2022-15:09
Được biết, mấy chục năm nay, dù giá cả có xập xình và dịch bệnh hoành hành nhưng ông Năm Truyền tức Nguyễn Văn Truyền trú tại xã Xuân Đông, Chợ Gạo, Tiền Giang vẫn quyết tâm nuôi heo. Chính sự nhẫn nại với nghề này đã giúp gia đình ông trở nên khá giả.

Theo Dân Việt, Xuân Đông chính là địa phương có truyền thống nuôi heo tại tỉnh Tiền Giang. Vài người bạn tại xã Xuân Đông cho hay, ai nuôi heo thua lỗ phá sản không biết chứ ông Năm Truyền nhờ nuôi heo mà gia đình sống phây phây bởi vì ông có kinh nghiệm nuôi heo đầy mình. 

Muốn khá giả thì phải nuôi heo

Người dân nơi đây cho hay nói ông Năm Truyền nuôi heo thì ai cũng biết. Ông là đại gia nuôi heo. Địa phương sông nước này, đường xá, cầu cống chằng chịt chạy len lỏi giữa những vườn dừa, vườn bưởi,... Trên đường đi thì thi thoảng sẽ xuất hiện những trại heo nuôi kiểu nông hộ bỏ hoang, dấu tích còn lại của trận dịch tả heo Châu Phi đã càn quét qua đây trong vài ba năm trước. 


Người dân nơi đây cho hay nói ông Năm Truyền nuôi heo thì ai cũng biết
Người dân nơi đây cho hay nói ông Năm Truyền nuôi heo thì ai cũng biết

Nhà của ông Truyền cũng là trại heo nái của ông nằm ở vườn dừa. Và ngay cổng vào nhà, ông Năm Truyền đã thiết kế cái rãnh nước pha vôi. Nếu như muốn vào nhà xe khách thì buộc phải đi qua cái rãnh nước này để khử trùng bởi vì phía sau chái nhà bếp là trại heo nái của ông. 

Ông Năm Truyền cho biết, sau trận dịch tả heo Châu Phi năm 2017, 2 trong 3 trang trại nuôi heo chết hết. Rút kinh nghiệm và để có thể duy trì được nghề nuôi heo thì ông Năm Truyền đã tiến hành siết chặt kiểm soát dịch bệnh bằng việc nuôi heo sinh học. Toàn bộ trang trại nuôi heo nái 80 con hiện nay của ông đều được phủ kín bằng lưới và mùng. Đừng nói là chuột mà ngay cả con muỗi cũng không thể chui vào trại nuôi heo. 

Cũng gần trại nuôi heo này thì ông Năm Truyền còn có trại heo thịt với khoảng 700 con. Các kiểm soát dịch bệnh của ông cũng tương tự như trại heo nái đến con muỗi cũng không thể lọt vào. 



Ông Năm Truyền cho biết, sau trận dịch tả heo Châu Phi năm 2017, 2 trong 3 trang trại nuôi heo chết hết. Rút kinh nghiệm và để có thể duy trì được nghề nuôi heo thì ông Năm Truyền đã tiến hành siết chặt kiểm soát dịch bệnh bằng việc nuôi heo sinh học
Ông Năm Truyền cho biết, sau trận dịch tả heo Châu Phi năm 2017, 2 trong 3 trang trại nuôi heo chết hết. Rút kinh nghiệm và để có thể duy trì được nghề nuôi heo thì ông Năm Truyền đã tiến hành siết chặt kiểm soát dịch bệnh bằng việc nuôi heo sinh học

Song song với việc phong tỏa, cách ly trại nuôi heo, ông Năm Truyền đã buộc nhân công nuôi heo phải cắm trại 24/24. Những nhân công này đều được khử trùng từ đầu đến chân trước khi bước vào trại nuôi heo. Trong tuần thì họ sẽ cùng ăn - cùng ở với heo cho đến ngày được nghỉ phép. Ông Truyền thổ lộ: "Không một ai được ra vào trại nuôi heo, kể cả tôi để tránh mang mầm dịch bệnh vào trại". 

Ông Năm Truyền bộc bạch, bản thân khởi nghiệp từ năm 1990. Vào thời điểm đó, người nuôi heo ở xã Xuân Đông chưa biết đến cám công nghiệp là gì. Nếu như muốn nuôi heo thì phải tự làm thức ăn cho heo với công thức cam và gạo trộn chung. Mỗi lứa heo thì ông Truyền sẽ nuôi vài ba con. Sau thời gian từ 5 - 6 tháng nuôi thì ông sẽ kêu lài xuất bán. Ông Truyền cười hả hê: "Mặc dù nuôi heo thời đó rất nhỏ lẻ, nghiệp dư nhưng nuôi lời lắm. Tôi nhớ, cứ bán 1 tạ heo tôi lời 1 chỉ vàng. Nuôi 5-6 tháng mới bán lứa heo chứ không phải như bây giờ chỉ 2-3 tháng". 

Đến năm 1995, ông Năm Truyền đã tính chuyện nuôi heo theo kiểu trang trại. Thiếu vốn cũng như thiếu kinh nghiệm, ông Năm Truyền đã nghĩ ra cách cho hai con trai lớn đi làm thuê ở trại nuôi heo của ông Năm Thưởng gần nhà. Đến cuối tháng, trại heo trả lương thì con ông sẽ lấy tiền lương mua heo giống của trại đem về cho ông nuôi gầy giống. 

Ở nhà thì ông Năm Truyền sẽ xây chuồng nuôi heo giống con ôm về. Cứ thể là đàn heo giống từ con số 0 nhân lên dần vài chục con. Cũng tương tự, trại heo của ông Năm Truyền ngày càng phình to theo thời gian gầy giống. Khi đó thì đàn heo sẽ tăng mạnh, một mình không đủ sức chăm sóc nên ông đã gọi một người con từ trại heo của ông Năm Thưởng về để làm. 

Ông Truyền bộc bạch: "Gian nan lắm mới có cơ nghiệp như hôm nay". Cũng theo đó, lão nông này cho biết có thời điểm tổ hợp nuôi heo của ông có đến 3 trang trại với hơn 1.000 con. Cứ mỗi người con trai lập gia đình thì ông sẽ cho 1 trại heo và 50 con heo nái để lập nghiệp. 

Không những nuôi heo làm ông Năm Truyền còn trồng dừa lấy trái. Hiện tại, ông Năm Truyền có hơn 5ha trồng dừa. Mỗi năm, vườn dừa của ông cho thu hoạch 7 lứa. Mỗi lứa, mỗi ha sẽ thu được 1 thiên (1.000 trái), nếu thất thì cũng được 700 - 800 trái/ha. Lão nông này cho hay: "Trung bình, giá dừa tươi trong năm khoảng 60.000 đồng/chục. Tuy nhiên, thời điểm này giá dừa tươi chỉ còn khoảng 20.000 đồng/chục".



Song song với việc phong tỏa, cách ly trại nuôi heo, ông Năm Truyền đã buộc nhân công nuôi heo phải cắm trại 24/24. Những nhân công này đều được khử trùng từ đầu đến chân trước khi bước vào trại nuôi heo. Nguồn: Dân Việt
Song song với việc phong tỏa, cách ly trại nuôi heo, ông Năm Truyền đã buộc nhân công nuôi heo phải cắm trại 24/24. Những nhân công này đều được khử trùng từ đầu đến chân trước khi bước vào trại nuôi heo. Nguồn: Dân Việt

Bao nhiêu tiền lời nuôi heo dồn đem đi làm nông thôn mới

Vào thời điểm này về xã Xuân Đông sẽ thấy những nếp nhăn trên trán người dân nuôi heo giãn ra. Ông Năm Truyền cho hay, 2 tháng nay giá heo đã nhích lên mức 62.000-65.000 đồng/kg. Hiện tại thì mỗi tháng ông Năm Truyền sẽ bán ra hơn 100 con heo thịt. 

Lão nông này nhận xét với mức giá này thì người nông dân nuôi heo mới sống tạm được. Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chợ Gạo - ông Nguyễn Văn Vẹn cho biết, ông Năm Truyền nuôi heo rất lâu nên có nhiều kinh nghiệm. Để có thể hạn chế chi phí đầu vào thì ông Năm Truyền đã tự sản xuất thức ăn cho heo, tự nhân giống heo để nuôi nên những khi giá heo khủng hoảng, dịch bệnh xảy ra nên ông Năm Truyền đã tự sản xuất thức ăn cho heo, tự nhân giống heo để nuôi nên những khi giá heo khủng hoảng và dịch bệnh xảy ra thì ông Năm Truyền đã chủ động được số lượng đàn heo. 

Cũng theo lời của ông Vẹn, bao năm qua nhờ kiếm được đồng lời từ tiền nuôi heo mà ông Năm Truyền đã có những đóng góp hỗ trợ cho người nghèo, xây dựng nông thôn mới ở trên địa bàn. 

Ông Vẹn thổ lộ rằng ông Năm Truyền rất sẵn lòng cho đi chỉ mong người nghèo có thể bớt nghèo và quê hương ngày càng đổi mới. 

Ông Năm Truyền bộc bạch, năm 2007, chính quyền địa phương đã công bố quy hoạch một con đường liên xã dài 150m, rộng 3m đi xuyên vườn dừa của ông. Để cho con đường được hoàn thành thì ông đã hiến 3 công đất. 

Lão nông Tiền Giang nói rằng bản thân nghĩ nếu có đường để cho bà con đi lại, giao thương đàng hoàng thì mất vài công đất ông chẳng lo gì. 



Ông Truyền bộc bạch: "Gian nan lắm mới có cơ nghiệp như hôm nay". Cũng theo đó, lão nông này cho biết có thời điểm tổ hợp nuôi heo của ông có đến 3 trang trại với hơn 1.000 con. Cứ mỗi người con trai lập gia đình thì ông sẽ cho 1 trại heo và 50 con heo nái để lập nghiệp. Nguồn: Dân Việt
Ông Truyền bộc bạch: "Gian nan lắm mới có cơ nghiệp như hôm nay". Cũng theo đó, lão nông này cho biết có thời điểm tổ hợp nuôi heo của ông có đến 3 trang trại với hơn 1.000 con. Cứ mỗi người con trai lập gia đình thì ông sẽ cho 1 trại heo và 50 con heo nái để lập nghiệp. Nguồn: Dân Việt

Không chỉ hiến đất để làm đường mà ông Năm Truyền còn đi vận động bà con hàng xóm làm mới những con đường ổ trâu. Cũng theo đó, những năm qua thấy đường đi sình lầy, ổ trâu, ổ gà nên ông Năm Truyền đã bỏ tiền túi rồi đi vận động quyên góp kinh phí thêm từ bà con làng xóm mua đá dăm rải chống lầy hoặc sẽ đan làm bê tông hóa đường đất. Hiện tại thì ông Năm Truyền đang cùng với chính quyền lên kế hoạch nâng cấp đường liên xã Xuân Đông - Hòa Định. 

Không những thế, ông Năm Truyền còn đóng góp tiền để hỗ trợ cho người nghèo ở địa phương. Ông còn dựng vợ gả chồng và làm nhà cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn. Dịch bệnh COVID-19 vừa qua, ông Năm Truyền đã có nhiều đóng góp để có thể hỗ trợ địa phương chống dịch. 

Nhờ vào việc chăn nuôi heo, làm ăn giỏi và có nhiều đóng góp to lớn cho địa phương, lão nông Năm Truyền đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ khen thưởng bởi vì có thánh tích trong phong trào Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi từ năm 2016-2020 từ đó góp phần vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc. Không những thế, ông còn được Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang tặng bằng khen vì đã có thành tích thực hiện chuyên đề "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi 3 năm (2016-2018)”. Mới đây, ông Năm Truyền còn vinh dự được Hội đồng Chung khảo bình chọn là một trong 100 nhà nông tiêu biểu, xứng đáng nhận được danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

9 giờ trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

9 giờ trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

9 giờ trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

9 giờ trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

3 ngày trước