Ông nông dân Ninh Thuận đầu tư 30ha đất xây dựng nông trại trồng chanh không hạt, dắt túi hàng trăm triệu đồng/tháng
BÀI LIÊN QUAN
Ông nông dân Lâm Đồng đầu tư đất trồng lựu đỏ Ấn Độ, mỗi năm thu lãi tiền tỷÔng nông dân Quảng Nam đầu tư đất xây dựng mô hình trồng cây ăn quả, mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồngNữ nông dân Thái Nguyên đầu tư đất xây trang trại nuôi gà đẻ, mỗi năm thu lãi gần 6 tỷ đồngGặt "quả ngọt" từ chanh không hạt
Theo Dân Việt, nông trại chanh không hạt của ông Dương Đình Hiển nằm ở thôn Tân Lập 2, xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận.
Đang tất bật ở bên canh đồng chanh rộng lớn, ông nông dân Dương Đình Hiển phấn khởi nói: "Đây là lứa chanh năng suất cao nhất từ trước đến nay nên phải huy động nhân công gấp đôi để thu hái kịp xuất khẩu sang Hà Lan theo đơn đặt hàng trước đó".
Ông Hiển cho biết thêm, vợ chồng ông gốc ở Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng làm nghề xây dựng đến đây thuê đất và làm nông nghiệp tại Ninh Thuận chỉ là nghề phụ. Tuy nhiên, sau nhiều lần làm nhưng chẳng có ăn từ việc trồng cây xứ lạnh như khoai lang Nhật, chuối Nam Mỹ trên vùng đất đầy nắng gió Ninh Thuận đã khiến cho gia đình ông Hiển lâm vào cảnh trắng tay với số tiền lỗ vốn sau 2 năm đã trên 15 tỷ đồng.
Ông nông dân Tây Ninh đầu tư đất nuôi trùn, dắt túi 6 triệu đồng/tấn
Ở Tây Ninh, mô hình nuôi trùn quế cũng đã được triển khai ở một số địa phương và nhiều nhất là ở Tân Biên, Tân Châu. Còn ở huyện Hòa Thành, mô hình nuôi trùn quế của ông Nguyễn Văn Ta (sinh năm 1956) trú tại ấp Trường Cửu, xã Trường Hoà được xem là mô hình tiên phong ở trên địa bàn.Anh nông dân Lai Châu đầu tư đất xây dựng trang trại nuôi hươu sao, mỗi năm dắt túi tiền tỷ
Quyết định chuyển từ dê sang nuôi hươu sao, anh Trần Tuấn Hiệp trú tại xã Pa Tần (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) đã thu về tiền tỷ mỗi năm. Từ việc bán hươu giống và nhung hươu thì gia đình anh Hiệp đã trở thành tỷ phú trẻ tại vùng Tây Bắc.Ông nông dân này cho hay, thời điểm năm 2017 đã đầu tư thuê 30ha đất tại Ninh Sơn để trồng khoai lang Đà Lạt. Lúc đầu thì khoai lang Đà Lạt phát triển rất tốt nhưng không ngờ lúc thu hoạch thì khoai lang bị rụng lá. Sau đó củ khoai đã nhô lên mặt đất và bị nắng nóng khiến cho củ khoai bị hư, bán không ai mua. Cũng sau lần đó thì ông Hiển đã chuyển sang trồng chuối Nam Mỹ. Nhưng đến vụ thu hoạch cũng chịu chung số phận giống như khoai lang lên vợ chồng của ông gần như mất trắng số tiền hơn 15 tỷ đồng. Không chấp nhận thất bại, vào năm 2019, vợ chồng của ông Hiển đã chuyển sang trồng chanh không hạt ở trên diện tích 30ha đất đã trồng khoai, trồng chuối trước đó và bất ngờ đã thành công.
Ông Hiển vui vẻ nói: "Trước đó vợ chồng tôi kinh tế khá giả từ việc làm thầu các công trình xây dựng và kinh doanh đồ đá mỹ nghệ ở Đà Lạt nhưng thất bại liên tiếp khi bước vào nghề nông khiến chúng tôi không đành lòng. Khi vợ chồng tôi xuống Ninh Thuận làm nông rất nhiều bạn bè khuyên ngăn, gia đình cản trở vì sợ chúng tôi chọn nhầm đường. Sự thật bước đầu cũng đã thất bại hơn 15 tỷ đồng nhưng giờ đây mọi thứ đã khác. Giờ chúng tôi vui vì được hưởng vị ngọt từ quả chanh mỗi ngày...".
Khi nhớ lại thời điểm cắp sách từ Lâm Đồng xuống Ninh Thuận rồi lại từ Ninh Thuận xuôi về các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long để tìm mua giống cây mới thì anh Hiên đã nói rằng, sợ thất bại giống như hai lần trước nên ông đã tìm hiểu rất nhiều qua thực tế cách làm của nhiều nông hộ và học thêm ở trên internet. Cuối cùng thì ông đã quyết định mua giống chanh không hạt rồi liên kết với công ty xuất khẩu nước ngoài để tiến hành xuất khẩu sang Hà Lan.
Vào năm 2019, ông Hiển đã xuống giống chanh không hạt trên 30ha với mật độ là 400 cây/ha. Sau thời gian 2 năm trồng chanh không hạt, đến đầu năm 2021, ông đã bắt đầu thu hoạch những lứa trái đầu tiên và được công ty bao tiêu sản phẩm theo giá của thị trường. Ông nông dân này cho biết, lứa đầu tiên thu hoạch được 5 - 10 tấn rồi sản lượng càng về sau lại càng tăng bởi cây đã bén rễ, phát triển tốt. Đến hiện tại, sau thời gian gần 3 năm trồng sản lượng thu hoạch đã tăng lên khoảng 70%. Và trên 30ha đất trồng thì thu hoạch được 40 tấn chanh/tháng, trung bình khoảng 20 - 30 ngày sẽ thu hoạch một lần.
Đến hiện tại, nông trại của ông Hiển đã ký hợp đồng với Công ty tại Cần Thơ chuyên thu mua chanh không hạt xuất khẩu sang thị trường Hà Lan nên đầu ra cũng như giá cả luôn ổn định. Bình quân mỗi tháng gia đình của ông Hiển thu vào khoảng 600 triệu đồng, sau khi trừ đi hết các chi phí thì lãi ròng khoảng 350 triệu đồng/tháng.
Ông Hiển cho hay, lãi cao nhưng lại đòi hỏi quả chanh không hạt cũng phải đạt được chất lượng nhất định mới có thể đáp ứng được thị trường Châu Âu. Để có thể để cho công ty thu mua hàng thì nông dân phải đáp ứng được nhu cầu của công ty.
Đối với sản phẩm chanh không hạt của gia đình mình, ông Hiển chăm sóc theo quy trình riêng đó là tiêu chuẩn GlobalGAP (tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) - không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài những danh mục mà công ty yêu cầu. Bên cạnh đó, trọng lượng của quả chanh lúc thu hoạch cũng phải đạt chuẩn từ 50gr-100gr mới đạt yêu cầu.
Khi đáp ứng được những yêu cầu trên thì người trồng chanh không phải lo đầu ra và giá cả. Chanh khi đạt yêu cầu thì mỗi kg xuất bán sang Hà Lan còn được công ty hỗ trợ lại 1.00kg/đồng tiền sản phẩm sạch. Và với số tiền trên cũng đã đủ để chi trả cho nhân công và giúp cho người trồng yên tâm hơn, không còn sợ mùa mất giá hay mùa được giá.
Nông dân Ninh Thuận sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trồng chanh không hạt
Ông Hiển bộc bạch, khác với nhiều cây trồng ở địa phương, chanh không hạt có đặc tính là chịu hạn tốt, ít sâu bệnh và kỹ thuật chăm sóc đơn giản nên rất phù hợp với khí hậu ở miền núi Ninh Sơn. Bên cạnh đó, chanh không hạt còn cho thu hoạch quả mỗi năm, thêm vào đó là nhu cầu sản phẩm quả chanh không hạt được thị trường các nước Châu u và đặc biệt là thị trường Hà Lan rất lớn, giá bán ổn định nếu như người trồng đảm bảo được quy trình kỹ thuật khi trồng cũng như chăm sóc thì triển vọng cũng sẽ rất cao.
Và bằng nghị lực, sự cần cù, chịu khó của mình, đến hiện tại cây chanh không hạt đã đem lại cho vợ chồng ông Dương Đình Hiển - Vi Ngọc nguồn thu nhập ổn định.
Hiện tại mỗi tháng, gia đình của ông Hiển cũng tạo việc làm thường xuyên cho 15-20 công lao động địa phương với mức thu nhập từ 5-7 triệu đồng/tháng.