meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ông nông dân Phú Thọ đầu tư đất xây dựng trang trại nuôi dúi, mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng

Thứ tư, 31/08/2022-12:08
Có thể thấy, dúi là loài dễ nuôi, dễ kiếm thức ăn, ít công chăm sóc nhưng lại có giá trị kinh tế cao. Hiện tại, con dúi đang được nhiều hộ nông dân Phú Thọ lựa chọn để phát triển kinh tế gia đình, mỗi năm thu lãi đến hàng trăm triệu đồng.

Nông dân khởi nghiệp từ nghề nuôi dúi

Theo Dân Việt, bươn chải tứ xứ để làm thuê mọi việc nhưng cuộc sống của gia đình anh Phùng Ngọc Thuận sinh năm 1994 ở khu Đoài, xã Lai Đồng, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ vẫn mãi sống trong khó khăn, chật vật. Vào năm 2019, tình cờ biết đến mô hình nuôi dúi qua tivi, anh Thuật đã quyết tâm trở về quê hương và bắt khởi nghiệp. Bàn đầu, anh Thuật đã tận dụng, cải tạo chuồng lợn cũ của gia đình và dùng toàn bộ số vốn 20 triệu đồng tích góp mua dúi giống về thả nuôi. Dù vậy thì đàn dúi của anh Thuật chết la liệt bởi chuồng nuôi xây dựng không phù hợp và thức ăn không đảm bảo, dúi con đẻ ra bị chuột tha hoặc dúi mẹ cắn chết. Anh Thuật kể lại: "Lứa dúi nuôi đầu chết nhiều, vốn liếng tiêu tan, tôi buồn lắm. Nhưng cũng rút ra kinh nghiệm, dúi chết là do bản thân chưa biết kỹ thuật chăm sóc. Từ đó, ngoài sự hỗ trợ, giúp đỡ của Đoàn thanh niên xã và địa phương, tôi chủ động tìm đến các trang trại trong tỉnh để tìm hiểu kỹ thuật nuôi, con giống". 

Lần này, anh Thuật đã dồn toàn bộ số tiền 60 triệu đồng đi vay được từ các nguồn khác nhau để đầu tư xây dựng lại 120m2 chuồng trại theo kiểu nhà tầng và mua 20 cặp dúi thuần ở địa chỉ uy tín về nuôi. Đến hiện tại, sau hơn 3 năm khởi nghiệp thì đàn dúi của anh Thuật đã được nhân lên hơn 250 con bao gồm cả giống và dúi thịt. 



Vào năm 2019, tình cờ biết đến mô hình nuôi dúi qua tivi, anh Thuật đã quyết tâm trở về quê hương và bắt khởi nghiệp
Vào năm 2019, tình cờ biết đến mô hình nuôi dúi qua tivi, anh Thuật đã quyết tâm trở về quê hương và bắt khởi nghiệp

Chia sẻ về kỹ thuật nuôi dúi, anh Thuật cho hay, chuồng nuôi dúi thiết kế đơn giản và không tốn diện tích, 100m2 có thể nuôi được 400 con dúi. Chuồng có thể xây hoặc đổ tấm bê tông gắn lại với nhau theo kích thước cao 60cm, rộng 60cm, cao 50cm. Đáng chú ý, chuồng phải kín gió, bố trí nơi ít tiếng động và không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Và đặc điểm của loài dúi chính là chịu lạnh tốt, không cần uống nước và lượng chất thải ít và khô nên không tốn thời gian, công sức dọn vệ sinh chuồng trại. Đến mùa hè có thể phun sương ở trên máy che để cho dúi sinh trưởng và phát triển tốt. 

Quá trình sinh trưởng, dúi nuôi từ 6 - 7 tháng chính là thời điểm phát dục, cần ghép đôi để dúi có thể giao phối. Sau 15 ngày tách đôi để dúi cái sinh sản. Khi dúi sinh sản được một tháng thì tách dúi con sang chuồng nuôi thương phẩm. 

Anh Thuận cho hay, dúi thương phẩm từ 8 - 12 tháng tuổi có thể xuất bán với trọng lượng từ 1,2-2kg/con. Giá dúi thương phẩm hiện nay từ mức 550.000 - 650.000 đồng/kg còn giá dúi giống là từ 1,4 triệu đồng - 2 triệu đồng/cặp. Dúi sinh sản nhanh, khoảng 3 - 4 lứa/năm và mỗi lứa là khoảng 2 - 3 con. Dúi dễ nuôi và chủ yếu là ăn đêm ngủ ngày, thức cũng dễ tìm như tre, cỏ voi, ngô, rau củ dễ trồng và dễ kiếm. 

Cũng nhờ nuôi dúi, cuộc sống của gia đình anh Thuật còn không còn khó khăn, dần đi vào ổn định và sung túc hơn. Mỗi năm sau khi trừ đi hết các chi phí thì mô hình nuôi dúi cũng giúp cho anh Thuật thu lãi từ 120 - 150 triệu đồng. 



Chuồng có thể xây hoặc đổ tấm bê tông gắn lại với nhau theo kích thước cao 60cm, rộng 60cm, cao 50cm. Đáng chú ý, chuồng phải kín gió, bố trí nơi ít tiếng động và không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp
Chuồng có thể xây hoặc đổ tấm bê tông gắn lại với nhau theo kích thước cao 60cm, rộng 60cm, cao 50cm. Đáng chú ý, chuồng phải kín gió, bố trí nơi ít tiếng động và không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp

THAM KHẢO THÊM:

Hướng phát triển kinh tế mới từ nghề nuôi dúi

Có thể thấy, trong khi nhiều nông dân huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ vẫn đang loay hoay tìm hướng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi thì anh Trần Công Nguyên (trú tại khu 7, xã Văn Bán, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) đã lựa chọn phát triển theo mô hình kinh tế mới đó là nuôi dúi. 


Trong chuồng nuôi lúc nào cũng có dúi giống và dúi bán thịt. Nhiều khách hàng từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh cũng đã tìm về tận trang trại của anh Nguyên mua dúi. Sau khi đã trừ đi hết các chi phí thì mô hình nuôi dúi cũng đã giúp cho anh thu về gần 300 triệu đồng/năm
Trong chuồng nuôi lúc nào cũng có dúi giống và dúi bán thịt. Nhiều khách hàng từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh cũng đã tìm về tận trang trại của anh Nguyên mua dúi. Sau khi đã trừ đi hết các chi phí thì mô hình nuôi dúi cũng đã giúp cho anh thu về gần 300 triệu đồng/năm

Anh Nguyên tâm sự" Cái duyên đến với con dúi của tôi cũng khá bất ngờ. Vào năm 2019, tôi đã bắt đầu nuôi dúi từ những con dúi hoang đã bắt được ở trên rừng. Quá trình nuôi, dúi trưởng thành tốt, sinh sản nhanh và ít bệnh tật, không tốn công chăm sóc. Hơn thế, dúi thịt thương phẩm bán đắt hàng như tôm tươi cũng đã mở ra cách làm kinh tế mới cho gia đình tôi". 

Đến hiện tại, từ những con dúi lứa bố mẹ, anh Nguyên đã nhân đàn lên hơn 200 con. Trong chuồng nuôi lúc nào cũng có dúi giống và dúi bán thịt. Nhiều khách hàng từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh cũng đã tìm về tận trang trại của anh Nguyên mua dúi. Sau khi đã trừ đi hết các chi phí thì mô hình nuôi dúi cũng đã giúp cho anh thu về gần 300 triệu đồng/năm. 


Anh Thuật kể lại: "Lứa dúi nuôi đầu chết nhiều, vốn liếng tiêu tan, tôi buồn lắm. Nhưng cũng rút ra kinh nghiệm, dúi chết là do bản thân chưa biết kỹ thuật chăm sóc. Từ đó, ngoài sự hỗ trợ, giúp đỡ của Đoàn thanh niên xã và địa phương, tôi chủ động tìm đến các trang trại trong tỉnh để tìm hiểu kỹ thuật nuôi, con giống"
Anh Thuật kể lại: "Lứa dúi nuôi đầu chết nhiều, vốn liếng tiêu tan, tôi buồn lắm. Nhưng cũng rút ra kinh nghiệm, dúi chết là do bản thân chưa biết kỹ thuật chăm sóc. Từ đó, ngoài sự hỗ trợ, giúp đỡ của Đoàn thanh niên xã và địa phương, tôi chủ động tìm đến các trang trại trong tỉnh để tìm hiểu kỹ thuật nuôi, con giống"

Hội nông dân tỉnh Phú Thọ cho biết, dúi nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao từ đó mở ra hướng phát triển kinh tế mới dành cho nông dân trong chăn nuôi từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại các địa phương. Dù vậy, mô hình này vẫn còn rất nhỏ lẻ và manh mún. Để mô hình nuôi dúi được nhân rộng, phát huy được hiệu quả, bền vững thì thời gian tới, Hội nông dân và Đoàn Thanh niên các cấp cũng sẽ tiếp tục tạo điều kiện để cho các thành viên được vay vốn và tham gia vào các lớp huấn luyện. Đồng thời, cũng hình thành tổ hợp tác liên kết các hộ nuôi dúi để có thể chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau về cách chọn giống, chăm sóc và chuyển giao kỹ thuật, đầu ra tiêu thụ sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

13 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

13 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

13 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

13 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước