Nữ nông dân Lai Châu đầu tư đất xây dựng trang trại tổng hợp, mỗi năm dắt túi hàng tỷ đồng
BÀI LIÊN QUAN
Anh nông dân Phú Yên đầu tư đất xây trang trại nuôi bò, mỗi năm mang về lợi nhuận tiền tỷÔng nông dân Quảng Nam đầu tư đất xây dựng mô hình trồng cây ăn quả, mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồngNữ nông dân Thái Nguyên đầu tư đất xây trang trại nuôi gà đẻ, mỗi năm thu lãi gần 6 tỷ đồngHiệu quả kinh tế cao từ mô hình trang trại tổng hợp
Theo Dân Việt, chị Hoàng Thị Liên trú tại phường Đoàn Kết, thành phố Lai Châu, Lai Châu tâm sự: "Những năm đầu khi mới lập nghiệp gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế".
Với bản tính thích chăn nuôi và trồng trọt, chị Liên đã tìm tòi trên sách vở, báo mạng và các tài liệu hướng dẫn chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Cũng nhận thấy thị trường gà ở trên địa bàn còn ít, chị đã mạnh dạn vay mượn vốn từ người thân để đầu tư nuôi gà.
Nghĩ là làm, lúc đầu chị Liên đã mua gần 2.000 con gà giống về nuôi tại khu trang trại thuộc xã Bản Giang, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Vạn sự khởi đầu nan, cũng do chưa có kinh nghiệm nên việc chăm nuôi đàn gà đạt chất lượng không đồng đều nền không có lãi. Dù vậy nhưng chi Liên không nản chí, chị đã cùng với chồng lặn lội khắp nơi để tìm hiểu cách nuôi gà của bà con tại các địa phương lân cận. Hơn thế, chị cũng mày mò ngày đêm để nghiên cứu tài liệu, học hỏi và tham khảo thêm các kiến thức qua nhiều kênh thông tin.
Ông nông dân Long An đầu tư đất xây dựng trang trại nuôi vịt trời, mỗi năm dắt túi hàng trăm triệu đồng
Với niềm đam mê và nhiệt huyết, nhất là nối tiếp truyền thống nuôi vịt của gia đình nên anh Ngô Hồng Thứ trú tại ấp Vĩnh Hòa, xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An không chỉ thành công với mô hình nuôi vịt trời mà còn góp phần tạo nên công ăn việc làm cho hơn 30 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở trong ấp.Anh nông dân Lai Châu đầu tư đất xây dựng trang trại nuôi hươu sao, mỗi năm dắt túi tiền tỷ
Quyết định chuyển từ dê sang nuôi hươu sao, anh Trần Tuấn Hiệp trú tại xã Pa Tần (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) đã thu về tiền tỷ mỗi năm. Từ việc bán hươu giống và nhung hươu thì gia đình anh Hiệp đã trở thành tỷ phú trẻ tại vùng Tây Bắc.Và cũng vào thời điểm đó, chị Liên đã được hỗ trợ vốn vay của hội phụ nữ tín chấp và thông qua hội nông dân chị đã vay được 250 triệu đồng làm voosnd để mua thức ăn cũng như cơi nới thêm chuồng trại. Cũng nhờ đó mà đàn gà của gia đình chị phát triển tốt, khỏe mạnh, tăng đàn nhanh từ đó mang đến nguồn thu đáng kể cho gia đình. Khi có thêm vốn, chị Liên đã mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích nuôi thêm thỏ, đào ao thả cá và trồng chè, chanh leo. Nhờ tích lũy cho bản thân được nhiều kinh nghiệm và cần cù chịu khó, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi bên đến hiện tại mô hình nuôi thỏ của gia đình anh chị đã có gần 3.000 con gà phát triển tốt và được tiêu thụ rất nhanh. Bên cạnh đó là có gần 2ha chanh leo, 5.000m2 ao cá, 7.000m2 trồng chè và hàng trăm gốc bưởi xen chè. Cũng từ mô hình này, mỗi năm gia đình của chị Liên cho thu nhập trên 1 tỷ đồng.
Chị Liên cho hay, lúc mới bắt tay vào việc phát triển kinh tế, gia đình của chị gặp nhiều khó khăn bởi thiếu kinh nghiệm và không có vốn để đầu tư. Tuy nhiên chị và gia đình đã quyết tâm phát triển kinh tế. Ngoài việc học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi và trồng trọt thì chị cũng chủ động tìm cách huy động nguồn vốn.
Nữ nông dân này bộc bạch: "Thú thật là tôi có đam mê làm nông nghiệp, chắc bởi thế nên gặp may mắn trong sản xuất và kinh doanh, gia đình tôi có được cơ ngơi như này, ngoài nỗ lực của bản thân và gia đình không thể không kể đến sự trợ giúp của các cấp chính quyền, đặc biệt là hội nông dân và hội phụ nữ ở địa phương".
Nông dân trong vùng đến tham quan, học hỏi mô hình trang trại tổng hợp
Được biết, từ kinh nghiệm thành công của gia đình, chị Liên đã không ngần ngại chia sẻ những kinh nghiệm hay và những cách làm có hiệu quả trong quá trình sản xuất với bà con trong thôn, trong xã để cho họ có thể tích cực tham gia thực hiện các mô hình do địa phương xây dựng.
Cũng nhờ đó mà nhiều hội viên nông dân trong thôn, trong xã đã học tập mô hình của gia đình chị Liên tích cực trong việc phát triển kinh tế, tham gia vào quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng khoa học vào quá trình sản xuất, xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mang lại năng suất cũng như lợi nhuận cao. Chia sẻ về kinh nghiệm trong chăn nuôi, chị Liên cho hay, nuôi con gì cũng cần phải thường xuyên theo dõi và nắm rõ về sở thích như thức ăn và những đặc điểm riêng biệt, hiểu con vật đó thì mới có thể chăm nuôi nó khỏe mạnh được. Ngoài ra cũng cần phải đặc biệt quan tâm đến việc tiêm vaccine để đề phòng các loại bệnh cho vật nuôi.
Còn đối với cây trồng cũng không khác là mấy, phải tiến hành theo dõi thường xuyên, chăm bón và vun xới để phòng trừ các loại sâu bệnh hại cho cây để từ đó cây mới có thể sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và sản lượng cao.
Và với cách làm kinh tế của chị Liên thì không những làm giàu cho gia đình mà còn là tấm gương sáng cho bà con quanh vùng mạnh dạn học hỏi và làm theo. Điều này cũng dần tạo thành phong trào thi đua "Sản xuất giỏi", "Xây dựng gia đình hạnh phúc", "Gia đình văn hóa" rất sôi nổi ở địa phương.
Cũng nhờ đó mà thời gian qua trên địa bàn phường Đoàn Kết đã dấy lên phong trào "nông dân sản xuất kinh doanh giỏi", "phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc"…
Nhờ vào việc phát huy đức tính cần cù, chịu thương chịu khó và tích cực trong học tập, lao động sản xuất, xây dựng gia đình ấm no. Và bằng nghị lực, lòng đam mê trong chăn nuôi mà chị Liên đã lan tỏa được mô hình của gia đình đến với bà con nông dân trong thôn xóm, địa phương.
Hơn thế, nhiều chị em nông dân sau khi học hỏi mô hình kinh tế của gia đình chị Liên đã biết vượt qua được hoàn cảnh khó khăn, vươn lên làm kinh tế giỏi từ đó cuộc sống ổn định và góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.