Ông Lê Hồng Minh: Hành trình từ anh chàng nghiện game đến Chủ tịch của VNG
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nhân Uông Ngọc Hải: Người thuyền trưởng chèo lái đưa con thuyền PV Power NT2 vươn ra biển lớnDoanh nhân Huỳnh Văn Thòn: Vị thủ lĩnh đa tài dẫn dắt Tập đoàn Lộc Trời phát triển bền vữngDoanh nhân Vũ Đức Giang: Người thuyền trưởng chèo lái May Việt Tiến vươn ra biển lớnTiểu sử của Chủ tịch Lê Hồng Minh
Ông Lê Hồng Minh sinh ngày 27/9/1977 tại Hà Nội, ông là Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần VNG. Chủ tịch Lê Hồng Minh từng theo học ngành Tài chính Ngân hàng tại Australia. Được biết, khi còn là sinh viên, ông Minh đã từng có 2,5 năm làm ca đêm tại các cửa hàng tiện lợi tại Úc để có thể kiếm tiền trang trải cuộc sống. Chính việc bản thân có niềm đam mê với công nghệ và game đã thôi thúc ông Minh thành lập VNG vào năm 2004. Nếu nhìn vào quy mô hiện tại của VNG thì ít ai có thể biết được rằng, xuất phát điểm của công ty lại là một quán game nhỏ dưới mô hình cafe internet. Sau hơn 15 năm phát triển, hiện tại, VNG đã trở thành một trong những công ty về công nghệ hàng đầu của Việt Nam.
Quá trình xây dựng sự nghiệp của ông chủ VNG
Năm 2001: Ông Lê Hồng Minh quyết định trở về Việt Nam và làm nhân viên tín dụng tại Vinacapital
Năm 2003: Ông Minh cùng một vài người bạn mở quán game cùng vài dịch vụ kèm theo
Năm 2004: Ông cùng các cộng sự thành lập bên Công ty Cổ phần Vinagame
Năm 2005: Công ty ra mắt Game Võ Lâm truyền kỳ và đạt được 1 triệu game thủ sau một thời gian ngắn
Từ thành công của mảng game, ông Minh đã vươn ra ở nhiều lĩnh vực công nghệ khác. Đến năm 2009, Vinagame chính thức đổi tên thành VNG với sứ mệnh không đơn thuần chủ là công ty game nữa mà là một công ty chuyên biệt về công nghệ. Ngoài việc mua bản quyền và phát triển các trò chơi thì VNG còn tiến hành phát triển các mảng công nghệ khác như: Cung cấp nội dung số, Thương mại điện tử, Thanh toán điện tử, Mạng xã hội.
Tính đến nay, VNG đang là công ty công nghệ hàng đầu tại thị trường Việt Nam với tổng tài sản là 9.278 tỷ đồng. Sự kiện đặc biệt mới đây của VNG chính là IPO tại Mỹ - đây được xem là bước tiến mới của công ty để có thể tiến nhanh hơn vào thị trường toàn cầu cũng như sẵn sàng cho làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay.
Nổi bật trong hệ thống của VNG chính là Zing Me - mạng xã hội lớn nhất Việt Nam vào năm 2009. Tuy nhiên, sau khi Facebook du nhập và được bỏ chặn tại Việt Nam thì Zing Me nhanh chóng bị vượt mặt.
Tuy là một công ty game nhưng VNG vẫn để mạng xã hội Zing Me mở cửa nhằm cho các bên thứ 3 là các nhà cách tân cũng như các nhà phát triển game có thể tận dụng được nền tảng của chính mình để phát triển hơn nữa lĩnh vực trò chơi điện tử. Tính đến nay đã có gần 1 nửa các trò chơi điện tử được phát triển trên nền tảng này bởi bên thứ 3. Dù vậy nhưng VNG vẫn giữ được nền tảng game của công ty để cạnh tranh với các đối thủ.
Chủ tịch Lê Hồng Minh: "Lúc ký hợp đồng vẫn không biết mặt mũi Võ Lâm Truyền Kỳ ra sao"
VNG ngày trước với khởi điểm chỉ vỏn vẹn 4 - 5 thành viên nhưng đến nay, công ty đã có hơn 3.000 nhân viên. Nhắc đến những ngày đầu tiên cùng với bạn bè chung sở thích là game, đam mê truyện kiếm hiệp nên đã rủ nhau đánh trận lớn với Võ Lâm Truyền Kỳ vẫn luôn là một trong những câu chuyện mang rất nhiều cảm hứng cho người trong cuộc lẫn người ngoài.
Ông Minh chi biết rằng khi sang Trung Quốc để ký hợp đồng với KingSoft thì ông cùng cộng sự đều chưa biết mặt mũi của game như thế nào. Đến khoảng 1 - 2 tuần sau khi ký hợp đồng thì VNG mới chính thức làm việc với đối tác và được họ gửi cho tài liệu giới thiệu về sản phẩm để đọc. Ông Minh nói rằng: “Trong xấp tài liệu đó có một tấm hình Screenshot về chiêu thức tung đoàn hóa 12 con rồng của Cái Bang hay còn gọi đó là Giáng Long Thập Bát Chưởng. Đó chính là lần đầu tiên Minh được nhìn thấy chiêu thức tưởng tượng bao lâu nay lên game khiến mình nhớ mãi đến tận bây giờ”.
Thuở mới sơ khai, VNG chỉ bao gồm những người bạn có cùng đam mê game. Lúc này, ông Minh chỉ nghĩ rằng nếu bản thân mê thì chắc chắn sẽ có nhiều người khác cũng mê giống mình nên đã quyết định thành lập công ty và cùng làm game thử chứ thực sự không hề biết được rằng bên ngoài thế giới người ta chơi và làm game như thế nào.
Ông Minh bộc bạch rằng: “Nếu bảo có biết trước được Võ Lâm Truyền Kỳ có thành công không thì chắc chắn không”.
Theo ông Minh, vào thời điểm năm 2005 khi game chính thức được ra mắt thì bản thân ông cũng không hình dung được nó sẽ như thế nào cho đến tận bây giờ. Võ Lâm Truyền Kỳ vẫn được đánh giá là sản phẩm được rất nhiều người yêu quý và nó có sức sống mãnh liệt nhất đối với những người yêu thích game online.
3 câu chuyện của Chủ tịch Lê Hồng Minh về việc dữ liệu cá nhân bị rò rỉ
Gần đây, câu chuyện “Data is the new oil” – Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21 được nhiều người nhắc đến nhưng thật ra vẫn có sự khác biệt. Có thể thấy, dầu mỏ thì hữu hạn còn data lại là vô hạn, các số liệu của thế giới cho biết được rằng trung bình mỗi người sẽ tạo ra tới 1,7 GB dữ liệu/ngày. Đây chính là nguồn dữ liệu vô cùng lớn, nhưng cũng như dầu thô thì dữ liệu thô lại không có giá trị. Điều quan trọng ở đây chính là thu nhập, phân tích từ đó xử lý nó như thế nào để có giá trị cho mình. VNG cũng là một công ty chuyên làm về sản phẩm nên bản thân những người lãnh đạo cũng luôn nghĩ về việc phân tích, xử lý dữ liệu một cách tốt nhất.
Bản thân là một người lãnh đạo tại VNG, Ông Lê Hồng Minh cũng có 3 câu chuyện gửi tới những người dùng sản phẩm online. Cụ thể:
Câu chuyện 1: Trong 10 năm trở lại đây, bản thân ông Minh không bao giờ cung cấp số điện thoại hay email cá nhân vào bất cứ form nào trên mạng. Bởi 1 lần ông thử Google số điện thoại của mình thì thấy một loạt thông tin được trả về trong danh sách “Những người có thu nhập trên 1.000 USD tại Thành phố, Hồ Chí Minh”. Chính điều này đã giúp ông thấy được rằng dữ liệu cá nhân cũng như rất nhiều người khác đã bị lộ.
Câu chuyện thứ 2: Ông vừa nghe bạn bè nói chuyện về một sản phẩm y tế vừa mới ra mắt tại Mỹ thì ngay ngày hôm sau ông đã thấy quảng cáo về sản phẩm đó xuất hiện trên Newfeed của bản thân mặc dù trước đó ông chưa từng từng tìm kiếm về sản phẩm đó.
Câu chuyện thứ 3: Mỗi năm bản thân ông phải khai tới 100 đến 150 sơ yếu lý lịch nhằm phục vụ cho công việc.
Thông qua 3 câu chuyện trên, Ông Minh muốn nhắn nhủ rằng, tại Việt Nam dữ liệu của người dùng không được tôn trọng cũng như bảo vệ. Chúng ta không biết được rằng thông tin của bản thân bị những ai thu thập và việc thu thập đó để làm gì. Tính đến hiện nay thì 99% dữ liệu trên mạng chỉ là dữ liệu thô, 1% dữ liệu đã được xử lý để tạo ra giá trị. Trong 1% dữ liệu được xử lý thì có tới 99% là do doanh nghiệp đa quốc gia trên thế giới xử lý và phân tích và các doanh nghiệp của Việt Nam chỉ xử lý và phân tích 1% còn lại. Chính vì thế các nguồn dữ liệu tại Việt Nam cũng tương đối rời rạc, không liên thông và nhiều dữ liệu bị trùng lặp.
Kiến nghị của Ông Lê Hồng Minh với Chính Phủ về việc bảo mật thông tin khách hàng
Để có thể giải quyết được những vấn đề này, ông Minh cũng kiến nghị tới Chính Phủ những hướng giải quyết để có thể triệt để bảo mật thông tin khách hàng một cách tốt nhất.
Thứ nhất: Điều đầu tiên được nhắc đến có thể là làm sao để có thể phát triển được kinh tế số. Người dân cần phải có được sự tin tưởng việc dữ liệu cá nhân của bản thân được tôn trọng và bảo vệ. Đây chính là tiền đề, là nền tảng đầu tiên. Tại Việt Nam, rất cần xây dựng một bộ luật bảo vệ dữ liệu riêng tư nhằm có thể thúc đẩy được nền kinh tế số. Bên cạnh đó, mỗi người cũng đều có quyền được biết dữ liệu của mình do những ai thu thập, mục đích gì và có quyền đồng ý hoặc từ chối việc thu thập. Trên thế giới cũng đã có khung pháp lý cho vấn đề này như Luật GDPR của châu Âu.
Thứ hai: Một khi đã tạo dựng được niềm tin rồi thì cần một hạ tầng để có thể phát triển kinh tế dữ liệu tại Việt Nam. Hiện nay, các nỗ lực về xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn nằm trong dự án của Bộ - Ngành riêng biệt. Và Việt Nam đang thiếu eID cho mỗi công dân. Hy vọng rằng trong 3-5 năm tới, Việt Nam sẽ có thể xây dựng được một hạ tầng eID (digital ID) thay cho chứng minh nhân dân và sơ yếu lý lịch.
Thứ ba: Sau khi xây dựng cơ sở hạ tầng thì phải làm sao khuyến khích các doanh nghiệp cũng như tổ chức tại Việt Nam trao đổi được dữ liệu với nhau. Chính phủ cũng tạo ra một platform để các bên có thể dễ dàng chia sẻ, trao đổi dữ liệu bởi việc này không một doanh nghiệp nào có thể tự làm được.