meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ôm khoản nợ hơn 70.000 tỷ đồng, lợi nhuận của Hòa Phát sẽ bị ảnh hưởng thế nào từ việc tăng lãi suất?

Thứ năm, 08/09/2022-11:09
Giá trị của những khoản nợ chịu lãi suất của Hòa Phát đã lớn gấp 2 lần so với giá trị của những tài sản vốn được hưởng lãi suất. Chính vì thế một khi lãi suất tăng lên sẽ kéo theo chi phí tài chính của tập đoàn đi lên mạnh mẽ hơn so với thu nhập tài chính.

Tình hình lãi suất của "ông lớn" Hòa Phát

Tính đến thời điểm ngày 30/6/2022, Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) đã có tổng cộng 66.910 tỷ đồng nợ phải trả tài chính cùng với 37.664 tỷ đồng tài sản tài chính đang hưởng lãi suất cố định. Chưa kể, tập đoàn thép của Chủ tịch Trần Đình Long vẫn còn hơn 3.100 tỷ đồng nợ phải trả tài chính đang phải chịu lãi suất thả nổi.

Giá trị của những khoản nợ chịu lãi suất của Hòa Phát đã lớn gấp 2 lần so với giá trị của những tài sản vốn được hưởng lãi suất. Chính vì thế một khi lãi suất tăng lên sẽ kéo theo chi phí tài chính của tập đoàn đi lên mạnh mẽ hơn so với thu nhập tài chính.


Theo như ước tính của Hòa Phát, đối với mỗi thay đổi 100 điểm cơ bản của lãi suất sẽ khiến cho lợi nhuận thuần hợp nhất cho kỳ 6 tháng sẽ được tăng hoặc giảm 12,43 tỷ đồng. Ảnh: Vietnambiz
Theo như ước tính của Hòa Phát, đối với mỗi thay đổi 100 điểm cơ bản của lãi suất sẽ khiến cho lợi nhuận thuần hợp nhất cho kỳ 6 tháng sẽ được tăng hoặc giảm 12,43 tỷ đồng. Ảnh: Vietnambiz

Theo như ước tính của Hòa Phát, đối với mỗi thay đổi 100 điểm cơ bản của lãi suất sẽ khiến cho lợi nhuận thuần hợp nhất cho kỳ 6 tháng sẽ được tăng hoặc giảm 12,43 tỷ đồng. Nửa đầu năm trước, ước tính mức tác động lên tới 22,57 tỷ đồng. Trong mỗi kỳ 6 tháng, lợi nhuận ròng của tập đoàn Hòa Phát đã lên tới hàng nghìn tỷ đồng, thậm chí là hàng chục nghìn tỷ đồng. Do đó, tác động trực tiếp đối với biến động lãi suất của tập đoàn là tương đối nhỏ.

Tuy nhiên, nếu như lãi suất tăng thêm khoảng 500 điểm cơ bản, tương đương 5 điểm %, ước tính lợi nhuận của Hòa Phát sẽ chỉ chịu thiệt hại ở mức khoảng 62 tỷ đồng. Lãi suất tăng cao, chi phí lãi vay của Hòa Phát cũng sẽ tăng cao hơn. Đồng thời, doanh thu từ tiền gửi cùng với tiền cho vay cũng sẽ cao hơn, điều này sẽ phần nào bù đắp được mức tăng trong các loại chi phí sản xuất và kinh doanh.

Khoản nợ vay hơn 70.000 tỷ đồng của Hòa Phát

Tính đến ngày giữa của năm nay, tổng nợ phải trả của ông lớn ngành thép đang là 107.581 tỷ đồng, con số này tương đương với 51,8% tổng nguồn vốn. Điều đáng nói, đây là lần đầu tiên tổng nợ của Tập đoàn Hòa Phát đã vượt mốc 100.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong khoản nợ phải trả bao gồm nhiều nghĩa vụ nợ không lãi suất, bao gồm: Phải trả người bán, thuế cùng các khoản phải nộp lên Nhà nước, người mua phải trả tiền trước...

Đối với những khoản nợ vay cả ngắn hạn và dài hạn sở hữu mức lãi suất cố định hoặc thả nổi của Hòa Phát là hơn 70.000 tỷ đồng, đây chính là khoản nợ vay cao nhất trong lịch sử của "vua thép" Việt. Đồng thời, trong quý 2 năm nay, chi phí lãi vay của Hòa Phát cũng đã lập đỉnh mới ở mức 717 tỷ đồng. Bên cạnh việc dư nợ tăng cao, mặt bằng lãi suất cũng sẽ ngày càng tăng, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến Hòa Phát đang phải chịu mức chi phí vay tăng cao.

Trước đó, phía tập đoàn cũng giải trình kết quả kinh doanh hợp nhất trong nửa đầu năm nay và cho biết, lãi suất tăng cao là một trong số những yếu tố tác động tiêu cực đến lợi nhuận. Trong công văn giải trình có nêu rõ: "Kết quả nhóm kinh doanh ngành thép so với cùng kỳ năm trước đã suy giảm do giá nhiên liệu tăng cao trong khi giá thép lại biến động giảm mạnh. Ngoài ra, biến động tỷ giá cùng với lãi suất ngân hàng cũng đã tăng cao so với năm trước".


Đối với những khoản nợ vay cả ngắn hạn và dài hạn sở hữu mức lãi suất cố định hoặc thả nổi của Hòa Phát là hơn 70.000 tỷ đồng, đây chính là khoản nợ vay cao nhất trong lịch sử của "vua thép" Việt. Ảnh: Vietnambiz
Đối với những khoản nợ vay cả ngắn hạn và dài hạn sở hữu mức lãi suất cố định hoặc thả nổi của Hòa Phát là hơn 70.000 tỷ đồng, đây chính là khoản nợ vay cao nhất trong lịch sử của "vua thép" Việt. Ảnh: Vietnambiz

Lợi nhuận sa sút do thị trường thép liên tục có những diễn biến bất lợi cùng với việc lãi vay tăng cao đã khiến cho tỷ lệ khả năng trả lãi của Hòa Phát giảm còn 7,1 lần, đây là mức thấp nhất trong khoảng thời gian 2 năm trở lại đây. Hiểu đơn giản, thu nhập trước thuế cùng với lãi vay (EBIT) của Hòa Phát trong quý 2 năm nay đủ để thanh toán được 7,1 lần lãi vay. Trong quý 1 năm nay, con số là 15,9 lần trong khi cùng kỳ năm trước là hơn 18 lần.

Lợi nhuận của Hòa Phát vẫn chưa chạm đáy?

Trong quý 2 vừa qua, Tập đoàn Hòa Phát đã ghi nhận lãi sau thuế là 4.023 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã giảm mạnh 59%. Đồng thời, chi phí vận tải cũng đã leo dốc đáng kể, chủ yếu là bị ảnh hưởng cho những lệnh trừng phạt mà Mỹ và EU áp đặt lên Nga đã khiến cho chuỗi cung ứng bị gián đoạn cùng với việc giá xăng dầu tăng cao. Đồng thời, giá những loại nguyên liệu chính trong quá trình sản xuất thép, cụ thể là than cốc cũng đã tăng lên đáng kể cũng đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của tập đoàn. 

So với cùng kỳ, giá vốn bán hàng của Hòa Phát trong quý 2 năm nay đã tăng 31%. Trong khi đó, doanh thu chỉ nhích thêm 6%. Điều này đã dẫn đến lợi nhuận gộp giảm, trong khi đó biên lãi gộp cũng chỉ còn 17,5% trong khi cùng kỳ năm trước là gần 33%. 

Bên cạnh đó, việc Trung Quốc duy trì chính sách Zero Covid vô cùng hà khắc đã khiến cho nhu cầu thép thế giới suy giảm đáng kể. Nhu cầu thép trong nước cũng đã giảm theo xu hướng chung, đặc biệt là với sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC). Giá thép sụt giảm cũng khiến cho Tập đoàn Hòa Phát phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lên tới 575 tỷ đồng. Điều này đã gây áp lực lên chi phí và khiến lợi nhuận sụt giảm.

Trong quý 2 vừa qua, biên lãi thuần của Hòa Phát là 10,7%, so với quý 2 năm ngoái là 27,7% còn chưa bằng một nửa. Theo như Chứng khoán SSI, nhu cầu thép trong nước nửa cuối năm nay sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi áp lực lạm phát cùng với việc Chính phủ siết chặt quản lý thị trường bất động sản. Việc các nhà sản xuất tôn mạ đang giảm số dư hàng tồn kho trong bối cảnh giá cả đi xuống cùng với nhu cầu đang chậm lại ở kênh nội địa cùng với xuất khẩu đã khiến cho sản lượng tiêu thụ thép cuộn cán nóng (HRC) sẽ gặp nhiều thách thức. 


Trong quý 2 vừa qua, Tập đoàn Hòa Phát đã ghi nhận lãi sau thuế là 4.023 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã giảm mạnh 59%. Ảnh minh họa
Trong quý 2 vừa qua, Tập đoàn Hòa Phát đã ghi nhận lãi sau thuế là 4.023 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã giảm mạnh 59%. Ảnh minh họa

Tính từ giữa tháng 5 năm nay, giá thép xây dựng tổng cộng đã giảm lần thứ 12 liên tiếp. Theo SSI, giá mặt hàng này có thể tiếp tục phải chịu áp lực ở quý 3 năm nay do ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ, cộng thêm giá nguyên liệu đầu vào đã giảm xuống đáng kể trong thời gian qua. Trong quý 2 vừa qua, giá HRC của Tập đoàn Hòa Phát vẫn đang được duy trì ở mức cao, dao động ở mức 880 USD/tấn nhờ những hợp đồng đã được ký và chốt giá từ trước đó. Tuy nhiên trong các tháng tới, giá HRC đã giảm lên đến hơn 30%. 

SSI cho biết, thời điểm hiện tại, giá HRC giao ngay so với giá thép xây dựng đang thấp hơn khoảng 12%, điều này hoàn toàn trái ngược so với mức trung bình của 2 năm qua, đó là cao hơn 18%. Do đó, tỷ suất lợi nhuận mảng HRC của Tập đoàn Hòa Phát được dự báo sẽ dần giảm xuống dưới mức tỷ suất lợi nhuận đối với mảng thép xây dựng. 

Tuy nhiên, theo SSI, giá thép trong vài tháng tới rất có thể sẽ chạm đáy. Thứ nhất, khả năng Trung Quốc sẽ mở cửa trở lại sau một thời gian dài phong tỏa để phòng chống Covid-19 sẽ hỗ trợ nhu cầu thép tăng trưởng. Thứ hai, nguồn cung toàn cầu giảm vì tỷ suất lợi nhuận của nhiều nhà máy đã sụt giảm xuống mức hòa vốn, thậm chí là thấp hơn. 

Hiệp hội Thép Thế giới (WSA) đã đưa ra số liệu cho thấy, các quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên đã sản xuất tổng cộng 949,4 triệu tấn thép trong 6 tháng đầu năm nay, so với cùng kỳ năm trước con số này đã giảm 5,5%. Đáng chú ý, dù là quốc gia chiếm hơn 50% thị phần thép toàn cầu nhưng sản lượng của Trung Quốc cũng đã giảm 6,5%, chỉ còn gần 527 triệu tấn. Vì thế, theo như nhận định của SSI, việc sản lượng thép thế giới giảm sút trong thời gian qua chính là tín hiệu sớm cho thấy rằng, áp lực cung vượt cầu sẽ sớm giảm bớt.

 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Các nhà đầu tư vẫn rất lạc quan về giá trị của bitcoin trong năm 2025

15 giờ trước

Những nguyên tắc để đảm bảo phong thủy và mang lại may mắn khi nhập trạch nhà mới

15 giờ trước

Chủ tịch HĐQT Meey Group nhận định về chuyển động của thị trường proptech trong những năm tới

15 giờ trước

Việt Nam sẽ có chính sách thúc đẩy phát triển và quản lý dựa trên rủi ro đối với AI

1 ngày trước

Bảng giá đất mới ảnh hưởng như thế nào đến phân lô bán nền?

1 ngày trước