VDSC nhận định: Kết quả kinh doanh nửa cuối năm của Hòa Phát ở mức thấp, lợi nhuận quý 2 giảm 50% so với cùng kỳ
BÀI LIÊN QUAN
Hé lộ 3 mảnh ghép trong chiến lược tối ưu hóa chi phí của Hòa Phát: Mua đứt mỏ quặng, xây cảng biển, mua tàuGiá thép đi xuống, SSI Research hạ dự báo lợi nhuận của hàng loạt "ông lớn" ngành thép như của Hòa Phát, Hoa Sen, Nam KimNhững điều ít người biết về doanh nhân Nguyễn Mạnh Tuấn: Người "thuyền trưởng" tài năng của Ống thép Hòa PhátTheo một báo cáo mới được cập nhật của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), đơn vị này đã đánh giá mức độ tăng trưởng sản lượng thép của CTCP Tập đoàn Hoà Phát (MCK: HPG) ấn tượng trong điều kiện giá bán được duy trì cao trong quý đầu năm.
Được biết, doanh thu thuần của Hòa Phát tại quý I/2022 là 44.058 tỷ đồng, so với cùng kỳ đã tăng 41%. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế là 8.206 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2021.
Như vậy, sau 3 tháng đầu năm, Hòa Phát đã hoàn thành được 27,5% kế hoạch về doanh thu cùng với gần 33% kế hoạch về lợi nhuận. Đáng chú ý, tổng sản lượng bán hàng thép xây dựng thành phẩm, phôi thép và thép cuộn cán nóng HRC của Hòa Phát đạt 2,17 triệu tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, các nhà phân phối cũng tăng cường việc dự trữ hàng sau khi giá thép xây dựng cùng với giá HRC liên tục được công ty điều chỉnh tăng trong tháng 2 và tháng 3 năm nay.
Vài quý tới, giá nguyên liệu sản xuất thép vẫn biến động mạnh, duy trì ở mức cao
Trước khi giảm mạnh từ đầu tháng 6 đến nay, giá than đã biến động liên tục. Đặc biệt, áp lực về giá từ nguồn cung của Nga cùng với tính mù vụ trong tiêu thụ thép của 2 “ông lớn” Ấn Độ và Trung Quốc, VDSC kỳ vọng từ quý 3 năm nay, giá than sẽ tiếp tục giảm về mức 300 USD/tấn và tiếp tục đi ngang trong quý 4.
Trong báo cáo của mình, VDSC cũng thận trọng đưa ra sự báo về giá than luyện cốc đến năm 2026 sẽ duy trì ở mức cao, trên 280 USD/tấn. Trong quý 3, giá quặng sắt có thể sẽ tiếp tục đi xuống, đến quý 4 sẽ tăng nhẹ trở lại ở mức 100 USD/tấn trong trường hợp các hoạt động xây dựng ở Trung Quốc phục hồi tốt hơn.
VDSC kỳ vọng giá quặng sắt sẽ giảm 5%/năm trong giai đoạn 2023-2026. Thời điểm này, nguồn cung từ Trung Quốc và Brazil có thể sẽ tăng, từ đó tăng cường tự cung cấp quặng sắt thông qua đầu tư mạnh vào các mỏ ở nước ngoài.
Đơn vị này cũng ước tính, chi phí sản xuất phôi thép của Hòa Phát trong quý 2 sẽ tăng lên 643 USD/tấn, nguyên nhân bởi tập đoàn này thường dự trữ đủ nguyên liệu cho việc sản xuất trong vòng 2-3 tháng. Biến động giá nguyên liệu trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến giá sản xuất của doanh nghiệp chậm một quý. Đến quý 3, ước tính chi phí sản xuất phôi thép của Hòa Phát sẽ giảm xuống còn 578 USD/tấn.
Chưa kể, giá thép phế giảm nhanh hơn giá quặng sắt khiến giá thành sản xuất gang lỏng sử dụng lò điện (EAF) dần tiệm cận với giá thành sản xuất của lò cao (BOF) và trở thành một yếu tố bất lợi với HPG.
Điều đáng nói, việc Trung Quốc áp dụng chính sách Zero-Covid cùng với vấn đề lạm phát cao trên toàn cầu đã khiến nhu cầu về hàng hóa lâu bền bị suy giảm. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn cầu khiến cho nhu cầu thép phẳng giảm sút. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho chênh lệch giá HRC giữa Việt Nam và các thị trường lớn đã thu hẹp nhanh từ tháng 5 năm nay.
May mắn thay, trong vài tuần gần đây tốc độ giảm giá đã chậm lại. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ dự kiến sẽ thắt chặt hơn tại nhiều quốc gia trong thời gian tới sẽ khiến nhu cầu thép phẳng ở nhiều khu vực tiếp tục đi xuống, ít nhất là đến giữa năm sau.
Một trong những chất xúc tác quan trọng với nhu cầu cũng như giá thép phẳng chính là việc Trung Quốc dỡ bỏ cách ly xã hội. Tuy nhiên theo VDSC, trong nửa sau năm nay, nhu cầu thép phẳng ở đất nước tỷ dân có thể sẽ phục hồi chậm do chính sách mở cửa thận trọng cùng với sự xuất hiện của các biến chủng Covid-19 mới. Đến năm 2023, nhu cầu thép của Trung Quốc sẽ tăng theo, kéo theo đà phục hồi của giá thành sản phẩm này.
Tiêu thụ chậm, mảng thép xây dựng vẫn có triển vọng dài hạn tích cực
Từ giữa năm ngoái, giá thép cùng các loại vật liệu xây dựng đã ghi nhận mức tăng liên tục, duy trì ở mức cao cho tới thời điểm hiện tại. Điều này khiến cho các công trình đội thêm nhiều chi phí đầu tư. Chính vì thế, các cơ quan quản lý buộc phải tính toán lại, xem xét việc tạm dừng, phân kỳ hoặc thu hẹp quy mô của một số dự án, ưu tiên cho những dự án cấp thiết hơn.
Hết tháng 6 năm nay, giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 27,75% kế hoạch của cả năm. Bên cạnh đó, theo dự kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì thời gian giải ngân các dự án đầu tư công thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2023 sớm nhất rơi vào cuối năm 2022. Nhiều thay đổi về việc siết chặt phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tín dụng bất động sản, lãi suất đang chịu áp lực theo đà tăng của lạm phát khiến cho dòng tiền vào các dự án bất động sản bị hạn chế. Trong nửa cuối năm, nhu cầu thép xây dựng có thể chưa có nhiều tín hiệu tích cực.
Có thể dễ dàng thấy được rằng, nhu cầu trong nước yết ớt đã gián tiếp kéo giá thép xây dựng tại Việt Nam từ đầu tháng 5 đến nay giảm xuống liên tục. Mặc dù giá thành giảm nhưng sản lượng lại không tăng; nhu cầu chậm phục hồi và giá than luyện cốc, giá quặng sắt giảm từ đầu tháng 6 đến nay có thể khiến giá bán trung bình nửa cuối năm 2022 đi ngang so với mức cuối tháng 6.
Theo kỳ vọng của VDSC, nhu cầu thép xây dựng nội địa có thể phục hồi từ năm tới. Tuy nhiên, giá bán sẽ có ít động lực tăng. Nguyên nhân bởi, thị trường bất động sản Trung Quốc phục hồi chậm, người dân vẫn còn lo ngại về rủi ro tài chính từ các công ty bất động sản cùng với lạm phát ngày càng cao do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ ngày càng thắt chặt trên toàn cầu.
Lợi nhuận của HPG nửa sau năm 2022 kỳ vọng giảm sút
Năm 2022, VDSC kỳ vọng doanh thu của Hòa Phát là 140.812 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế là 25.884 tỷ đồng, giảm 25%. Theo VDSC, lợi nhuận của Hòa Phát có thể sụt giảm là do chi phí nguyên vật liệu tăng cao trong khi sản lượng tiêu thụ nửa sau năm 2022 có thể giảm sút.
Trong quý 2 năm nay, doanh thu của Hòa Phát ước tính đạt 38.120 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế là 4.979 tỷ đồng, so với cùng kỳ đã giảm 49%.
Đến năm sau, nhờ giải ngân đầu tư công nên nhu cầu về thép xây dựng so với thép phẳng sẽ phục hồi tốt hơn. Ngoài ra, nhu cầu đối với thép phẳng sẽ phụ thuộc vào mức tiêu thụ hàng hóa của thế giới. Điều này có thể đối mặt với vấn đề lạm phát ngày càng cao, ít nhất là trong khoảng 1 năm tới.
Đáng chú ý, VDSC cũng đánh giá cổ phiếu HPG của Hòa Phát đang được giao dịch ở mức P/E 4,5 lần, so với mức P/E trung bình là 16 lần trong 5 năm qua đã thấp hơn đáng kể. Giá cổ phiếu HPG trong nửa sau của năm nay không có nhiều động lực tăng trưởng.
Theo VDSC, Hòa Phát có nhiều triển vọng tích cực về việc tăng trưởng dài hạn, đặc biệt sau khi nhà máy Dung Quất 2 chính thức đi vào hoạt động kể từ năm 2025 và tiêu thụ thép thế giới phục hồi vào năm 2024.