meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hé lộ 3 mảnh ghép trong chiến lược tối ưu hóa chi phí của Hòa Phát: Mua đứt mỏ quặng, xây cảng biển, mua tàu

Thứ năm, 07/07/2022-23:07
Được biết, trong giai đoạn từ năm 2019 đến nay, ngoài xây dựng nhà máy mới, Hòa Phát còn mua mỏ quặng trữ lượng 320 triệu tấn, đầu tư cảng biển gần 3.800 tỷ đồng và sắm tàu 90.000 tấn.

Sử dụng chiến lược chủ động nguồn cung nguyên liệu chính bằng việc mua các mỏ ở nước ngoài

Theo Nhịp sống kinh tế, quặng sắt là nguyên liệu đầu vào chính của các nhà máy luyện phôi thép, sự biến động của giá quặng sắt sẽ tác động không nhỏ đến giá phôi thép cũng như giá thép thành phẩm. Là doanh nghiệp đầu ngành, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát còn sở hữu quyền khai thác mỏ quặng tại Hà Giang với trữ lượng nửa triệu tấn/năm. Con số này quá khiêm tốn so với năng lực sản xuất ngày càng mở rộng của doanh nghiệp. Và dù Việt Nam được coi là quốc gia có nguồn quặng sắt phong phú với trữ lượng khoảng 1,3 tỷ tấn, tuy nhiên trong quá trình khai thác các mỏ lại gặp rất nhiều khó khăn. Và đối với những mỏ lớn như Thạch Khê đáp ứng được cho việc khai thác với công suất lớn thì lại gặp phải khó khăn về điều kiện tự nhiên của vùng và năng lực khai thác, công nghệ của các doanh nghiệp trong nước. Đối với những mỏ có trữ lượng nhỏ, chi phí khai thác cao đã tác động đến giá quặng cao hơn quặng nhập khẩu. Ở thời điểm hiện tại, để phục vụ cho ngành sản xuất thép trong nước, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu lượng lớn quặng sắt từ nước ngoài. 



Hình ảnh tàu cập bến
Hình ảnh tàu cập bến

Cùng nhìn sang bối cảnh quặng sắt trên thế giới. Trung Quốc mặc dù là quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới nhưng phần lớn vẫn là nguồn quặng sắt phục vụ cho ngành sản xuất thép lại phải nhập khẩu, đến 85% sản lượng. Trong khi đó, Úc và Brazil không có dự trữ lượng quặng sắt nhiều như Trung Quốc, nhưng do đặc thù ngành sản xuất thép trong nước không phát triển nên sản lượng khai thác quặng sắt lại chủ yếu để xuất khẩu. Tổng sản lượng xuất khẩu quặng sắt của Úc và Brazil chiếm đến 75% sản lượng xuất khẩu quặng sắt trên toàn thế giới. Vào tháng 5 năm ngoái, Ủy ban đầu tư nước ngoài Liên bang Úc đã chấp thuận phê duyệt hợp đồng mua 100% cổ phần dự án mỏ quặng sắt Roper Valley của công ty con tại Úc thuộc Tập đoàn Hòa Phát. Mỏ quặng sắt này có trữ lượng ước tính đến 320 triệu tấn. Tập đoàn Hòa Phát cho biết, sau khi giao dịch hoàn tất, Hòa Phát sẽ là chủ sở hữu dự án quặng sắt Roper Valley với trữ lượng ước tính 320 triệu tấn cho công suất khai thác khoảng 4 triệu tấn/năm. 


Tỷ trọng hàng hóa nhập qua cảng Hòa Phát Dung Quất 6 tháng đầu năm 2022
Tỷ trọng hàng hóa nhập qua cảng Hòa Phát Dung Quất 6 tháng đầu năm 2022

Sản lượng hàng hóa xuất khẩu qua cảng Hòa Phát Dung Quất 6 tháng đầu năm 2022
Sản lượng hàng hóa xuất khẩu qua cảng Hòa Phát Dung Quất 6 tháng đầu năm 2022

Đại diện Hòa Phát cho biết: "Tập đoàn Hòa Phát tiếp tục nghiên cứu để đầu tư mua tiếp một số mỏ sắt mới tại Úc, nhằm đảm bảo về lâu dài nguồn cung ít nhất 50% nhu cầu quặng sắt của tập đoàn, tương đương 10 triệu tấn/năm". Và với con số 10 triệu tấn/năm như tại thời điểm đại diện doanh nghiệp phát biểu (chưa tính đến nhu cầu sẽ tăng khi Hòa Phát tiếp tục mở rộng sản xuất Hòa Phát Dung Quất 2 - 3), mỏ quặng ở Úc có thể chủ động cung cấp được 40% nhu cầu nguyên liệu. Cũng theo đại diện Hòa Phát, nguyên liệu hiện cấu thành đến 30% giá thép bắt nguồn từ than luyện cốc đang được Hòa Phát nhập khẩu từ Úc - đây là nơi cung cấp than luyện cốc lớn nhất thế giới. 

Tiến hành mở cảng nước sâu, đầu tư tàu phục vụ vận chuyển nguyên liệu - hàng hóa

Hiện nay, Cảng Hòa Phát Dung Quất có tổng cộng 11 bến, trong đó bến 10 và bến 11 đón được tàu lớn nhất có trọng tải tới 200.000 tấn. Bến cảng tổng hợp - Container Hòa Phát Dung Quất được triển khai từ năm 2012 với tổng đầu tư 3.774 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng lượng hàng hóa thông qua cảng Hòa Phát Dung Quất đạt trên 12,7 triệu tấn, so với năm 2021 tăng 4%. Trong đó, sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu 8,2 triệu tấn và sản lượng hàng lưu thông nội địa 4,5 triệu tấn. Giám đốc Cảng Hòa Phát Dung Quất - anh Trần Cao Luyện cho biết: "Nếu như tính từ năm 2019 khi Cảng Hòa Phát Dung Quất bắt đầu đi vào hoạt động đến hiện tại, tổng sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Hòa Phát Dung Quất nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm. Và với 11 bến, Cảng Hòa Phát Dung Quất đã đem lại lợi thế lớn về logistics đã giúp cho Hòa Phát dễ dàng nhập nguyên liệu với khối lượng lớn, đồng thời cũng xuất hàng thành phẩm các loại cung ứng cho khu vực phía Nam và thị trường xuất khẩu một cách thuận lợi, nhanh chóng nhất. Theo doanh nghiệp nhờ có cảng nước sâu, mỗi tấn nguyên liệu sẽ giúp cho Hòa Phát giảm 3 - 5 USD/tấn - đây chính là lợi thế lớn vì nguyên liệu phải nhập khẩu hàng năm lên đến nhiều triệu tấn. Đơn cử như chỉ với mức nhập 10 triệu tấn quặng sắt/năm, chi phí tiết kiệm được 30 - 50 triệu USD/năm. 


Và với 11 bến, Cảng Hòa Phát Dung Quất đã đem lại lợi thế lớn về logistics đã giúp cho Hòa Phát dễ dàng nhập nguyên liệu với khối lượng lớn
Và với 11 bến, Cảng Hòa Phát Dung Quất đã đem lại lợi thế lớn về logistics đã giúp cho Hòa Phát dễ dàng nhập nguyên liệu với khối lượng lớn

Ở chiều hướng khác, Hòa Phát cũng dễ dàng xuất sản phẩm tới các thị trường phía Nam và xuất khẩu với chi phí vận chuyển rẻ hơn. Không chỉ dừng lại ở cảng nước sâu, Hòa Phát còn tiến hành đầu tư tàu chở hàng. Công ty cũng cho biết, Hòa Phát có lượng chân hàng lớn, mỗi năm cần nhập hàng chục triệu tấn nguyên liệu quặng sắt, than, đá vôi, phế liệu,... ở trong và ngoài nước để phục vụ sản xuất. Đây chính là lợi thế rất lớn để cho Hòa Phát sở hữu tàu và tham gia vào ngành vận tải biển, tối ưu chi phí vận chuyển cho Tập đoàn.

Đến cuối tháng 2/2021, Công ty Cổ phần Vận tải biển Hòa Phát đã hoàn thành mua và tiếp nhận hai chiếc tàu biển chở hàng rời cỡ lớn với trọng tải 90.000 tấn, hệ thống động cơ hiện đại và được đóng tại Nhật Bản. Các tàu này chuyên vận tải than cũng như quặng sắt cho Tập đoàn. Và với quy mô sản xuất lớn cũng như chiến lược tối ưu hóa đầu vào dựa trên việc chủ động đầu tư nguyên liệu cũng như vận chuyển như hiện nay thì Hòa Phát đang giữ lợi thế lớn về giá thành sản phẩm.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

11 phút trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

12 phút trước

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

15 phút trước

Giao dịch bất động sản chỉ được công chứng trong phạm vi tỉnh

16 phút trước

Vì sao NOXH cho thuê vẫn chưa "hút" nhà đầu tư?

17 phút trước