meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lý do nào khiến cho Hòa Phát muốn lấp đầy "chỗ trống" mà Hoa Sen sẽ bỏ lại?

Thứ ba, 28/06/2022-23:06
Song song với việc xây dựng nhà máy ống thép lớn nhất tại Long An thì Hòa Phát cũng đặt mục tiêu nâng cao thị phần mảng này lên 35%. Giới đầu tư cũng kỳ vọng với dự án này thì Hòa Phát có thể dần lấp đầy khoảng trống mà Hoa Sen đã để lại sau khi quyết định rẽ hướng sang mảng phân phối.

Tập đoàn Hòa Phát đặt kỳ vọng nâng thị phần ống thép lên 35% với nhà máy lớn nhất tại Việt Nam tại Long An

Trong Đại hội đồng cổ đông diễn ra vào hồi cuối tháng 5, ông Nguyễn Mạnh Tuấn - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát cho biết: "Công ty cũng đã mua được 21ha đất ở Long An và sẽ tiến hành xây dựng máy sản xuất ống thép lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, nhà máy này cũng sẽ sản xuất thêm tôn mạ để phụ trợ. Các vấn đề về sổ đỏ đã xong và chúng tôi đang xin giấy phép xây dựng, dự kiến sẽ khởi công vào quý 3/2022". 

Cũng theo báo cáo thường niên năm 2021 của Tập đoàn Hòa Phát, dự kiến từ năm 2022 - 2025, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ống thép Hòa Phát đã triển khai việc xây dựng dự án nhà máy sản xuất ống thép lớn nhất tại tỉnh Long An. Mục tiêu của công ty chính là đến năm 2025 sẽ đạt chất lượng 1,25 triệu tấn cũng như thị phần nâng lên 35%. Ống thép Hòa Phát cũng đã có 6 nhà máy tại cả ba sản xuất ống mạ nhúng nóng, dây chuyền sản xuất tôn mạ kẽm. Công suất thiết kế của tất cả các nhà máy đạt 1 triệu tấn/năm. Còn theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) tính đến tháng 4 thì Hòa Phát đã tiếp tục dẫn đầu thị phần ống thép và chiếm gần 28%, theo sau là Hoa Sen (13,47%) và Việt Đức (7%),.. 


Tập đoàn Hòa Phát
Tập đoàn Hòa Phát

Cũng chính động thái mở rộng công suất mảng sản xuất ống thép và tôn mạ này đã được giới đầu tư đặt nhiều kỳ vọng nhất là trong bối cảnh Hoa Sen mới đây đã tuyên bố mảng sản xuất và chuyển nhượng sang mảng phân phối. 

Lý do khiến cho ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen quyết định rẽ sang hướng khác thay vì tập trung vào thế mạnh từ trước đến nay chính là sản xuất là do không thể tự chủ được thép thượng nguồn (thép cuộn cán nóng HRC). Còn ở thời điểm hiện tại, Hoa Sen đang dẫn đầu về mặt hàng tôn và đứng thứ hai về mảng ống thép. Còn đối với mặt hàng tôn thì Hoa Sen dẫn đầu cả thị trường Đông Nam Á. Ông Lê Phước Vũ ví mảng sản xuất của Hoa Sen giống như chiếc áo giáp cũ đã chất và hết dư địa phát triển, không thể cơi nới thêm được nữa. Trong khi đó thì với dự án Dung Quất 1 và sắp tới là Dung Quất 2 với tổng công suất dự kiến là trên 10 triệu tấn/năm, Tập đoàn Hòa Phát hoàn toàn có thể chủ động được thép HRC nguyên liệu đầu vào cho sản xuất ống thép và tôn mạ đồng thời vẫn có thể cung ứng nguyên liệu cho các công ty sản xuất tôn và ống thép khác. Chính vì thế mà việc Hòa Phát xây dựng nhà máy tại Long An lần này vẫn được nhiều người kỳ vọng là sẽ dần lấp đầy khoảng trống mà Hoa Sen bỏ lại. 


Ông Trần Đình Long cho biết: "Thời điểm đầu tư nhà máy tôn mạ màu (năm 2016 ghi nhận công suất thiết kế là 400.000 tấn) tại Hưng Yên và chúng tôi chưa có ý định sản xuất thép HRC"
Ông Trần Đình Long cho biết: "Thời điểm đầu tư nhà máy tôn mạ màu (năm 2016 ghi nhận công suất thiết kế là 400.000 tấn) tại Hưng Yên và chúng tôi chưa có ý định sản xuất thép HRC"

Nguyên nhân khiến cho Hòa Phát tập trung mở rộng mảng ống thép thay vì tôn mạ?

Có thể thấy, nếu để ý kỹ thì Hòa Phát chưa thực sự mặn mà trong việc đẩy mạnh mảng tôn mạ ngay cả khi có thời điểm nhà máy sản xuất tại Hưng Yên hoạt động hết công suất và phải thuê gia công ở bên ngoài bởi vì sản xuất không đủ hàng bán. Ông Tuấn cho hay, trong dự án nhà máy tại Long An chuẩn bị khởi công tới đây thì mảng tôn mạ chỉ là hỗ trợ và phần chính vẫn là sản xuất ống thép. Vấn đề này cũng đã từng được ông Trần Đình Long - Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn Hòa Phát đề cập ở cuộc họp Đại hội đồng cổ đông diễn ra vào năm ngoái. Ông Trần Đình Long cho biết: "Thời điểm đầu tư nhà máy tôn mạ màu (năm 2016 ghi nhận công suất thiết kế là 400.000 tấn) tại Hưng Yên và chúng tôi chưa có ý định sản xuất thép HRC. Nhưng hiện tại Hòa Phát đã có nhà máy Dung Quất, đồng thời cũng là nhà cung cấp HRC cho các công ty sản xuất tôn mạ màu khác, chính vì thế sẽ không phát triển mảng tôn mạ màu thêm nữa. Thà rằng Hòa Phát tập trung bán nguyên liệu cho các công ty khác còn hơn". Còn với mặt hàng tôn mạ kim loại và sơn phủ màu, trong tháng 4/2022, tập đoàn Hòa Phát chỉ đứng ở vị trí thứ 5 với thị phần là 8,1%. 


Nếu để ý kỹ thì Hòa Phát chưa thực sự mặn mà trong việc đẩy mạnh mảng tôn mạ ngay cả khi có thời điểm nhà máy sản xuất tại Hưng Yên hoạt động hết công suất và phải thuê gia công ở bên ngoài bởi vì sản xuất không đủ hàng bán
Nếu để ý kỹ thì Hòa Phát chưa thực sự mặn mà trong việc đẩy mạnh mảng tôn mạ ngay cả khi có thời điểm nhà máy sản xuất tại Hưng Yên hoạt động hết công suất và phải thuê gia công ở bên ngoài bởi vì sản xuất không đủ hàng bán

Trong năm 2021, sản lượng tôn mạ màu của Hòa Phát lần đầu tiên đã vượt công suất thiết kế khi đạt 428.000 tấn. Trong đó, lượng sản xuất sản phẩm này đạt 297.000 tấn tương đương với 69% tổng lượng tôn Hòa Phát cung cấp cho thị trường. Và lần mở rộng thêm một phần sản lượng tôn mạ tại nhà máy Long An lần này được nhiều người đồn đoán rằng Hòa Phát đang có ý định đẩy mạnh thêm thị phần tôn phía Nam bởi công ty này vẫn chưa có nhà máy tôn nào tại khu vực này. Đến hiện tại, khu vực phía Nam vẫn là đất diễn của các ông lớn ngành tôn như Hoa Sen hay Nam Kim.

Tập đoàn Hòa Phát thành lập từ năm 1987. Đến năm 2006 cổ phiếu của Hòa Phát chính thức niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) với mã chứng khoán là HBC. Hòa Phát hoạt động chính trong các lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, san lấp mặt bằng, tư vấn xây dựng, sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất, dịch vụ sửa chữa nhà và trang trí nội thất, dịch vụ sửa chữa nhà cùng trang trí nội thất, kinh doanh bất động sản, phát triển khu công nghiệp. HBC là nhà thầu chính dự án Vietinbank Tower (Hà Nội) - đây là công trình cao nhất Việt Nam và dự án Saigon Center - TP. Hồ Chí Minh cùng Công trình sâu nhất Việt Nam với 6 tầng hầm tại thời điểm thi công.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Top những tòa nhà cao nhất Việt Nam – công trình biểu tượng mang dấu ấn của các thành phố lớn

Hà Nội: Lộ diện nhà đầu tư đăng ký thực hiện Khu đô thị mới Mê Linh

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Tin mới cập nhật

Meey Group nhận “cú đúp” giải thưởng tại Top công nghiệp 4.0 Việt Nam

1 ngày trước

Người dân lại gặp khó với vàng

1 ngày trước

Tiên phong chuyển đổi số bất động sản, Meey Group ghi danh ấn tượng tại Dot Property Vietnam Awards 2024

2 ngày trước

Chuyển tiền nhầm vào tài khoản bị trích nợ tự động: Người nhận phải có trách nhiệm hoàn trả lại

2 ngày trước

Tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế: Góc nhìn của chuyên gia

2 ngày trước