Những điều ít người biết về doanh nhân Nguyễn Mạnh Tuấn: Người "thuyền trưởng" tài năng của Ống thép Hòa Phát
BÀI LIÊN QUAN
Hòa Phát sản xuất 780.000 tấn thép thô trong tháng 5, tăng 16% so với cùng kỳNgười nhà lãnh đạo Tập đoàn Hòa Phát đăng ký mua 300.000 cổ phiếu HPG khi cổ phiếu giảm hơn 42% từ đỉnhTập đoàn Hòa Phát (HPG) chốt quyền trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 35%Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát là công ty thành viên của Tập đoàn Hòa Phát. Đây là một nhà sản xuất chuyên nghiệp cũng như hàng đầu trong lĩnh vực ống thép tại Việt Nam. Ống thép Hòa Phát được thành lập từ tháng 8/1996, đến nay các sản phẩm của Công ty đã cung cấp cho nhiều công trình lớn, được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao. Đồng thời, những sản phẩm của Ống thép Hòa Phát còn được xuất khẩu sang các thị trường Đông Nam Á, Bắc Mỹ… với kim ngạch mỗi năm lên tới hàng triệu USD. Đáng chú ý, công ty còn sở hữu dây chuyền công nghệ hiện đại, được nhập khẩu từ Đức, Italia, Đài Loan… với sản lượng sản xuất hàng năm lên tới hơn 800.000 tấn/năm.
Ống thép Hòa Phát có các sản phẩm chính là các loại ống thép mạ kẽm nhúng nóng đường kính từ Φ21.2 đến Φ219.1mm theo tiêu chuẩn BS 1387/1985. Ngoài ra, sản phẩm còn có ống thép đen hàn đường kính từ Φ12.7 đến Φ219.1mm, ống chữ nhật có kích thước từ (10×30)mm đến (100×200)mm, ống vuông từ 12mm đến 150mm theo tiêu chuẩn TCVN 3783-83, ASTM-A53; ASTM-A500. Đặc biệt, Hòa Phát đã ra mắt dòng sản phẩm ống tôn mạ kẽm, tôn mạ dạng cuộn theo tiêu chuẩn JIS-3302.
Từ tháng 10/2019, Ống thép Hòa Phát chính thức ra mắt dòng ống thép cỡ lớn. Đây chính là dòng sản phẩm được sản xuất theo công nghệ tiên tiến nhất thời điểm hiện tại khi sử dụng trong các công trình trọng điểm quốc gia như cầu cống, sân bay, nhà ga, tòa nhà cao tầng, đường cao tốc, hệ thống ống dẫn khí, dẫn dầu… Với việc cung cấp sản phẩm ống thép cỡ lớn, Ống thép Hòa Phát trở thành đơn vị sản xuất sản phẩm ống cỡ lớn duy nhất ở phía Bắc, đồng thời khẳng định vị thế cũng như quy mô của nhà sản xuất ống thép hàng đầu và có thị phần số 1 Việt Nam.
Nhà lãnh đạo của Ống thép Hòa Phát Nguyễn Mạnh Tuấn là ai?
Ông Nguyễn Mạnh Tuấn sinh ngày 20/11/1962 tại Hà Nội. Ông có trình độ chuyên môn là Cử nhân Kinh tế của Đại học Kinh tế Quốc dân (1983). Thời điểm hiện tại, ông Nguyễn Mạnh Tuấn đang giữ chức vụ Tổng giám đốc Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát.
Quá trình công tác của ông Nguyễn Mạnh Tuấn:
Từ năm 1996 đến năm 2000: Ông Nguyễn Mạnh Tuấn là Phó Giám đốc Công ty Ống thép Hòa Phát kiêm Trưởng phòng Kinh doanh;
Từ năm 2000 đến tháng 9/2004: Ông Tuấn đảm nhiệm vị trí Phó Giám đốc Công ty Ống thép Hòa Phát;
Từ tháng 10/2004: Vị doanh nhân 6x là Giám đốc Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát kiêm Giám đốc Công ty Thương mại Hòa Phát;
Từ năm 2007 đến nay: Ông là Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hoà Phát.
Đáng chú ý, thời điểm hiện tại ông Nguyễn Mạnh Tuấn là một trong những cổ đông lớn nhất của CTCP Tập đoàn Hòa Phát. Được biết, ông đang sở hữu 101,449,929 cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát, tổng giá trị của lượng cổ phiếu này lên đến 5,711.6 tỷ đồng. Chưa kể, gia đình ông Nguyễn Mạnh Tuấn đều nắm giữ cổ phiếu tại HPG của Tập đoàn Hòa Phát. Cụ thể như sau:
Con ông Nguyễn Mạnh Tuấn là Nguyễn Tuấn Tú nắm giữ 8,100,000 cổ phiếu HPG có giá trị 456,0 tỷ đồng. Một người con khác là Nguyễn Đức Huy nắm giữ 5,836,718 cổ phiếu HPG có giá trị 328.6 tỷ đồng. Em trai ông Nguyễn Mạnh Tuấn là ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng nắm giữ 622,287 cổ phiếu HPG, giá trị lên tới 35.0 tỷ đồng còn anh trai ông là ông Nguyễn Văn Đạm giữ 20,837 cổ phiếu HPG có giá trị 1.2 tỷ đồng.
Con đường phát triển sự nghiệp của ông Nguyễn Mạnh Tuấn
Thời điểm hiện tại, ông Nguyễn Mạnh Tuấn nắm giữ vị trí Phó chủ tịch của Tập đoàn Hòa Phát, là vị Phó chủ tịch thức 3 của tập đoàn, đồng thời nhận nhiệm vụ dẫn dắt, lãnh đạo Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát. Ông Tuấn nằm trong đội ngũ lãnh đạo cấp cao, đóng góp nhiều công sức để đưa Hòa Phát từng bước trở thành một tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam như hiện nay.
So với nhiều doanh nhân khác, hành trình phát triển sự nghiệp của ông Nguyễn Mạnh Tuấn có phần chậm rãi hơn. Bù lại, ông đạt được những bước tiến ổn định và ít khi gặp rủi ro. Vị doanh nhân này gây ấn tượng về khả năng lãnh đạo và trình độ học vấn. Đồng thời, con đường bước đến thành công của ông cũng là điều được mọi người chú ý.
Sau khi tốt nghiệp đại học, ông Nguyễn Mạnh Tuấn bắt đầu tìm kiếm con đường phát triển sự nghiệp riêng cho mình. Năm 2007, ông gia nhập Hòa Phát và gắn bó từ đó cho đến tận bây giờ. Sự xuất hiện của vị doanh nhân 6x có ý nghĩa rất lớn với chặng đường phát triển của Hòa Phát. Ông cùng nhiều nhà lãnh đạo khác như ông Trần Đình Long, Trần Tuấn Dương, … đóng vai trò là người đồng sáng lập và là thành viên trong hội đồng quản trị của tập đoàn. Cũng từ đây, mỗi dấu ấn phát triển nổi bật của Tập đoàn Hòa Phát đều có sự đóng góp to lớn của ông Nguyễn Mạnh Tuấn.
Ông luôn tích cực tham gia vào các công tác lãnh đạo và quản lý, phụ trách nhiều dự án lớn của Hòa Phát, giúp tập đoàn gặt hái được những thành tích ấn tượng nhờ chiến lược đúng đắn của mình. Từ năm 1996 đến năm 2000, ông Nguyễn Mạnh Tuấn đảm nhiệm vị trí Phó Giám đốc Công ty thép Hòa Phát và Trưởng phòng Kinh doanh. Được biết, đây chính là khoảng thời gian công ty mới thành lập và bước đầu nhúng chân vào thị trường kinh doanh thép.
Trong suốt những khoảng thời gian khó khăn nhất, ông Nguyễn Mạnh Tuấn luôn đồng hành cùng Hòa Phát. Khi tập đoàn có những chuyển biến ổn định hơn, ông cũng từng bước đi lên vị trí cao hơn. Từ năm 2000 đến tháng 09/2004, ông Nguyễn Mạnh Tuấn đảm nhiệm vị trí Phó giám đốc của Công ty Ống thép Hòa Phát.
Trong khoảng thời gian này, vị doanh nhân 6x cũng đã cùng với các vị lãnh đạo khác định hướng phát triển, đồng thời vạch ra đường lối đúng đắn nhất để dẫn dắt Hòa Phát kinh doanh. Đến tháng 10/ 2004, Phó Giám đốc Nguyễn Mạnh Tuấn được bổ nhiệm lên vị trí Giám đốc Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát kiêm Giám đốc Công ty Thương mại Hòa Phát.
Có thể nói, ông Nguyễn Mạnh Tuấn đã đồng hành với Hòa Phát trong một khoảng thời gian khá dài, đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau trong tập đoàn. Thời điểm hiện tại, vị trí cao nhân mà vị doanh nhân này đảm nhận chính là Phó Chủ tịch HĐQT của tập đoàn Hòa Phát.
Mục tiêu năm 2022 của Hòa Phát
Năm 2022 cũng chính là năm Tập đoàn Hòa Phát tròn 30 năm phát triển. Trong những năm tháng vừa qua, tập đoàn vẫn không ngừng đổi mới để có thể tạo ra những sản phẩm đa dạng, giá trị kinh tế cao, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thị trường. Doanh nghiệp không chọn con đường dễ đi, việc lựa chọn sản xuất công nghiệp vốn là ngành nhiều vất vả phải đổ mồ hôi thực sự mới tạo ra thành phẩm. Thế nhưng, với sản lượng lên tới 8,5 triệu tấn/năm, Hòa Phát vô cùng tự hào khi có thể ghi tên Việt Nam lên bản đồ thép thế giới thông qua công nghệ sản xuất hiện đại nhất. Đặc biệt, sản phẩm thép của Hòa Phát có sức cạnh tranh tốt trên thị trường thế giới.
Trong ĐHĐCĐ năm 2022, lãnh đạo tập đoàn đã chia sẻ về mục tiêu năm nay. Cụ thể, Hòa Phát dự kiến đạt 160.000 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận là 25.000 đến 30.000 tỷ đồng. Những mục tiêu này được coi là thách thức với các thành viên của ban điều hành. Nguyên nhân bởi, xung đột Nga - Ukraine khiến cho giá nguyên vật liệu tăng mạnh, Trung Quốc duy trì chính sách Zero Covid khiến cho nhu cầu giảm sút,... Để hoàn thành mục tiêu đề ra, tập đoàn sẽ ưu tiên việc quản trị tốt hàng tồn kho, theo sát diễn biến giá nguyên liệu. Ngoài ra, Hòa Phát cũng sẽ có chính sách điều tiết hợp lý; tiêu thụ hết số lượng sản phẩm đã sản xuất; tiếp tục dẫn đầu thị phần toàn quốc về thép xây dựng và ống thép – tôn mạ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thép.
Về mục tiêu dài hạn, Hòa Phát sẽ không ngừng lại mà liên tục tiến lên, mạnh mẽ vươn tầm khu vực. Hòa Phát đang triển khai dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, đồng thời đang tiến hành nghiên cứu một khu liên hợp thép khác. Sau khi Dung Quất 2 được hoàn thành, sản lượng thép của tập đoàn dự kiến sẽ là 14 triệu tấn/năm,giúp Hòa Phát lọt top 30 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới từ năm 2025.
Với dự án container rỗng và các dự án hàng điện máy gia dụng, dự kiến tập đoàn sẽ hoàn thành và đưa vào chạy thử cho ra sản phẩm trong quý cuối cùng của năm nay. Về lĩnh vực bất động sản, Hòa Phát đang tích cực tham gia đấu thầu hàng loạt các dự án từ đầu. Chiến lược của Hòa Phát đã được vạch ra rõ ràng, dù nhiều thách thức nhưng cũng có đầy đủ các tiền đề để thành công.
Đáng chú ý, trong ĐHĐCĐ năm nay, các cổ đông HPG đã thông qua phương án chi trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 35%. Trong đó, tập đoàn sẽ chi trả 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu. Nguồn chi trả sẽ là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và dự kiến thực hiện trong quý II, quý III năm nay.