meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hòa Phát tiếp tục đối mặt với áp lực "lỗ chênh lệch tỷ giá" trong 6 tháng đầu năm?

Thứ hai, 01/08/2022-00:08
Việc tỷ giá chênh lệch ngày càng cao là một tin không vui dành cho các doanh nghiệp có khoản vay bằng ngoại tệ và các hoạt động nhập khẩu, trong đó có cả Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát.

Tỷ giá chênh lệch ngày càng tăng trong 6 tháng đầu năm

Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đã có những dữ liệu thống kê thị trường cho thấy, trong tuần thứ 4 của tháng 6 năm nay, tỷ giá trung tâm đã tăng 16 đồng, ở mức 23.089 VND/USD lên mức 23.105 VND/USD. Bên cạnh đó, tỷ giá tại các ngân hàng thương mại sau khi kết thúc tuần thứ 4 của tháng 6 cũng ghi nhận mức tăng 21 đồng, từ mức 23.231 VND/USD lên mức 23.252 VND/USD.

Theo nhận định của BVSC, đây là mức tỷ giá ngân hàng thương mại cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. So với cuối năm trước, thời điểm hiện tại tỷ giá tại các ngân hàng thương mại đã tăng 1,87%.

Việc tỷ giá liên tục bị đẩy lên cao được cho là chịu tác động của việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất điều hành. Cụ thể, chỉ trong 6 tháng đầu năm, Fed đã liên tục tăng 3 lần lãi suất điều hành. Trong đó, mức tức tăng lãi suất ngày 15/6 với 0,75 điểm % đã trở thành mức tăng lớn nhất trong vòng 28 năm qua. Dự kiến trong thời gian tới, Fed sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ. Khi đồng USD quốc tế tăng giá mạnh cũng khiến cho nhiều đồng tiền tại các nền kinh tế lớn và nền kinh tế đang phát triển đồng loạt bị mất giá.


Tính đến hết quý đầu năm nay, tập đoàn Hòa Phát đang dư nợ gần 60.000 tỷ đồng; trong đó có hơn 80% là vay ngắn hạn, còn lại là vay trung dài hạn. Ảnh minh họa
Tính đến hết quý đầu năm nay, tập đoàn Hòa Phát đang dư nợ gần 60.000 tỷ đồng; trong đó có hơn 80% là vay ngắn hạn, còn lại là vay trung dài hạn. Ảnh minh họa

Đây là một tin không vui chút nào đối với những doanh nghiệp có các khoản vay bằng ngoại tệ và các hoạt động nhập khẩu, trong đó có Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát.

Các khoản nợ của Hòa Phát càng thêm áp lực khi tỷ giá USD/VND tăng

Tính đến hết quý đầu năm nay, tập đoàn Hòa Phát đang dư nợ gần 60.000 tỷ đồng; trong đó có hơn 80% là vay ngắn hạn, còn lại là vay trung dài hạn. Tại thời điểm cuối năm 2021, số dư vay ngắn hạn bằng USD của Hòa Phát có giá trị quy đổi là 19.844 tỷ VNĐ, khoản vay bằng USD chịu lãi suất từ 1,2% đến 2,3%/năm.

Ngoài ra, Hòa Phát còn có 1 khoản vay trung dài hạn (đáo hạn năm 2025) của Ngân hàng BNP Paribas bằng USD với dư nợ quy đổi tại 31/12/2021 là 2.821 tỷ VNĐ. Khoản vay này có lãi suất bằng lãi suất LIBOR 2,05%/năm.

Quy định nêu rõ, khi các doanh nghiệp lập báo cáo tài chính thì phải điều chỉnh, đánh giá lại số dư của các khoản vay, nợ thuê tài chính bằng ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Vì thế, những khoản lỗ hoặc lãi tỷ giá hối đoái cũng từ đây mà phát sinh, tương ứng được ghi nhận vào chi phí tài chính/doanh thu tài chính trong kỳ của doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính hợp nhất của Hòa Phát năm 2021 đã ghi nhận 1.081 tỷ đồng lỗ chênh lệch tỷ giá và 1.306 tỷ đồng lãi chênh lệch tỷ giá. Theo dự đoán, báo cáo tài chính nửa đầu năm nay của Hòa Phát có thể bị ảnh hưởng lớn từ diễn biến tỷ giá USD/VNĐ tăng trong 6 tháng đầu năm vừa qua.


Báo cáo tài chính hợp nhất của Hòa Phát năm 2021 đã ghi nhận 1.081 tỷ đồng lỗ chênh lệch tỷ giá và 1.306 tỷ đồng lãi chênh lệch tỷ giá. Ảnh minh họa
Báo cáo tài chính hợp nhất của Hòa Phát năm 2021 đã ghi nhận 1.081 tỷ đồng lỗ chênh lệch tỷ giá và 1.306 tỷ đồng lãi chênh lệch tỷ giá. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, Hòa Phát vẫn có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu nên đây chỉ là hạch toán về mặt tài chính tại thời điểm. Dù không có con số cụ thể nhưng theo các doanh nghiệp, thép Hòa Phát ở thị trường xuất khẩu luôn được duy trì ở mức cao nhờ khai thác được một số thị trường mới như  

Tuy nhiên, đó chỉ là hạch toán về mặt tài chính tại thời điểm. Đừng quên, Hòa Phát có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu.Singapore và Hong Kong. Bên cạnh đó, đơn đặt hàng từ những thị trường truyền thống như Canada, Nhật Bản, Campuchia, Thái Lan,…vẫn diễn ra đều đặn. Chính vì thế, dòng ngoại tệ chảy về từ hoạt động xuất khẩu sẽ giúp Hòa Phát cân bằng tác động của việc tỷ giá gia tăng.

Điều đáng nói, khi USD lên giá so với VNĐ, chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu cùng với chi phí vận chuyển quốc tế cũng sẽ ngày càng cao hơn. Theo tính toán của Chủ tịch Trần Đình Long và các cộng sự của mình khi mua lại quặng sắt ở Úc hoặc đầu tư cảng biển, tàu hàng vận chuyển đem lại sự chủ động cho doanh nghiệp như thế nào.

Có thể nói, câu chuyện về tỷ giá USD chắc vẫn tiếp diễn trong các quý tiếp theo của năm nay. Theo dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quý đầu năm nay của Ngân hàng United Overseas Bank (UOB), tỷ giá USD/VND sẽ ở mức 23.300 trong quý III năm nay và ở mức 23.400 trong quý cuối cùng của năm 2022.

Các nhà đầu tư ngoại liên tục bán ròng cổ phiếu của Hòa Phát

Theo thống kê kể từ đầu năm nay, khối ngoại đã bán ròng tổng cộng hơn 142 triệu cổ phiếu HPG, tương đương với giá trị lên đến hơn 5.700 tỷ đồng và là con số lớn nhất sàn chứng khoán. Con số này tiếp tục nối dài kỷ lục buồn của Hòa Phát khi trong năm 2021, cổ phiếu HPG cũng trở thành tâm điểm bán ròng hàng đầu thị trường với giá trị lên tới gần 19.000 tỷ đồng.

Kể từ đầu năm đến nay, quỹ tỷ USD Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) là cái tên bán nhiều cổ phiếu HPG nhất. Ước tính, quỹ này đã bán khoảng 180 triệu USD (tương đương 4.100 tỷ đồng). Cuối năm vừa qua, quy mô của quỹ đạt gần 2,58 tỷ USD, HPG còn là khoản đầu tư lớn nhất trong danh mục với tỷ trọng lên tới 12,11%. Cuối tháng 6 vừa qua, trong danh mục của VEIL, HPG đã rơi xuống vị trí thứ 4 với tỷ trọng 6,44%; trong khi đó NAV của quỹ cũng bị thu hẹp còn gần 2,04 tỷ USD.


So với lúc đạt đỉnh vào cuối tháng 10/2021, thị giá HPG thời điểm hiện tại đã giảm gần một nửa xuống mức 22.450 đồng/cổ phiếu
So với lúc đạt đỉnh vào cuối tháng 10/2021, thị giá HPG thời điểm hiện tại đã giảm gần một nửa xuống mức 22.450 đồng/cổ phiếu

Việc liên tục bán ròng đã giảm tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại HPG giảm từ 23,64% hồi đầu năm xuống còn 20,45% thời điểm hiện tại, con số này tương ứng gần 915 triệu cổ phiếu (tương đương khoảng 20.500 tỷ đồng). Đáng chú ý, các quỹ ngoại tên tuổi trên thị trường như nhóm Dragon Capital, nhóm VinaCapital, LionGlobal Vietnam Fund và các quỹ ETFs,... hiện vẫn còn ôm một số lượng lớn cổ phiếu của đầu ngành thép. 
Động thái bán ròng liên tục của khối ngoại đã tạo thêm áp lực lên diễn biến giá cổ phiếu của Hòa Phát trong thời gian qua. Sau giai đoạn dài liên tục giảm sâu, có những thời điểm cổ phiếu HPG đã xuống vùng đáy và hiện vẫn đang dao động trong khoảng này. 

So với lúc đạt đỉnh vào cuối tháng 10/2021, thị giá HPG thời điểm hiện tại đã giảm gần một nửa xuống mức 22.450 đồng/cổ phiếu. Bên cạnh đó, vốn hóa thị trường của Hòa Phát đã giảm 125.000 tỷ đồng (~ 5,4 tỷ USD) trong hơn 8 tháng. Thậm chí, con số này còn tương đương với tổng vốn hóa của 5 ngân hàng thương mại cộng lại. 

Bên cạnh việc chịu áp lực từ khối ngoại, lợi nhuận của HPG đã bước qua chu kỳ bùng nổ khiến tập đoàn càng thêm nhiều khó khăn. Giá thép thế giới sau khi tăng nóng và đạt đỉnh đã hạ nhiệt và quay đầu giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các doanh nghiệp thép. Điều đáng nói, giá thép của thị trường nội địa cũng chung xu hướng, chỉ trong vòng 2 tháng gần đây đã giảm 8 lần liên tiếp, mức giảm lên tới trên 3 triệu đồng/tấn, tùy từng thương hiệu và loại thép. Mới đây, theo một báo cáo của SSI Research, trong 5 tháng đầu năm nay, nhu cầu thép trong nước đã giảm khoảng 6% so với cùng kỳ. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

23 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

23 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

23 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

23 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước