Nửa đầu năm 2022: Lợi nhuận ngành ngân hàng vẫn tăng trưởng ấn tượng
BÀI LIÊN QUAN
Đà tăng trưởng lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp đã "giảm tốc" trong quý 2/2022Áp lực chi phí ngày càng bào mòn lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp ngành xi măngLợi nhuận doanh nghiệp ngành gạo diễn biến trái chiều trong quý 2/2022: Trung An và Vinaseed tiếp đà tăng trưởng, Tập đoàn Lộc Trời thua lỗTheo đó, lợi nhuận của ngành ngân hàng trong 6 tháng đầu năm nay đã ghi nhận mức tăng trưởng lên đến 33% so với cùng kỳ năm trước. So với nửa đầu năm 2020, con số này đã tăng 110%.
Trong quý một, các ngân hàng này đã báo lãi 54.800 tỷ đồng, sang đến quý 2 năm nay, con số này là 50.900 tỷ đồng. Đáng chú ý, 3 ngân hàng báo lãi cao nhất trong nửa đầu năm nay chính là Vietcombank với con số lên đến 13.909 tỷ đồng, VPBank với 12.241 tỷ đồng và cuối cùng là Techcombank với lợi nhuận là 11.494 tỷ đồng. Một số ngân hàng khác cũng báo lãi ấn tượng ở mức gần 10.000 tỷ đồng, bao gồm: MB lãi 9.520 tỷ đồng, VietinBank lãi 9.379 tỷ đồng và BIDV lãi 8.900 tỷ đồng.
Có thể thấy, lợi nhuận của các ngân hàng tăng trưởng ấn tượng cũng giúp cho thu nhập bình quân của các nhân viên cũng tăng theo. Trong thời gian qua, mức lương của nhân viên ngân hàng Techcombank lên đến 46 triệu đồng/tháng, trong khi đó mức lương của nhân viên ngân hàng VPBank là 32 triệu đồng/tháng.
Đáng chú ý, dù nhiều ngân hàng lãi lớn trong nửa đầu năm nhưng nhiều ngành nghề khác lại đang gặp khó khăn giữa bối cảnh giá xăng dầu thời điểm này liên tục tăng cao trong khi cuộc xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine ngày càng diễn biến phức tạp. Mới ngày 4/8 vừa qua, trong sự kiện “Ngày chuyển đổi số ngành ngân hàng” được tổ chức bởi Ngân hàng Nhà nước tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại.
Thủ tướng nhấn mạnh, trong thời gian qua đất nước ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực về việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát cũng như đảm bảo những cân đối lớn, chống suy thoái, thúc đẩy tăng trưởng… Tuy nhiên khó khăn và thách thức vẫn còn rất lớn, nhiều cơ hội cũng như thuận lợi cũng còn nhiều, áp lực lạm phát cao, nguy cơ đứt gãy các chuỗi cung ứng cũng như thu hẹp thị thường…
Trong bối cảnh này, Chính phủ cùng với Thủ tướng Chính phủ đã cương quyết cương quyết chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ một cách chắc chắn, thận trọng và linh hoạt, hiệu quả; tiến hành phối hợp đồng bộ, chặt chẽ cũng như hiệu quả với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, tập trung và hiệu quả.
Đồng thời, Thủ tướng cũng đề nghị ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại góp phần thực hiện hiệu quả các chủ trương nói trên; gửi lời đề nghị cũng như kêu gọi đến các ngân hàng thương mại tham gia cuộc làm việc, nhấn mạnh hai thông điệp chính: Thứ nhất, các ngân hàng cần nỗ lực tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm lãi suất, chi phí cho vay, chia sẻ khó khăn, rủi ro, hỗ trợ doanh nghiệp và khách hàng và nền kinh tế trong bối cảnh rất khó khăn, thách thức hiện nay; Thứ hai, các ngân hàng chủ động, tích cực trong tham gia các chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là tín dụng phát triển nhà ở cho công nhân và người thu nhập thấp.