Nữ doanh nhân Phạm Thị Mai Son - CEO Maison: Người khám phá ra ngành bán lẻ thời trang nhập khẩu tại Việt Nam
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nhân 8X Khanh Ngô tay trắng lập nghiệp trở thành triệu phú USD ở tuổi 33: Muốn thành công cần tận dụng mọi tài nguyên xung quanh mình!Doanh nhân Bạch Thái Bưởi: Hành trình tạo nên sự nghiệp và trở thành “vua tàu thủy” từ hai bàn tay trắngDoanh nhân Lưu Nga và thương hiệu thời trang EliseNgười khám phá ra ngành bán lẻ thời trang nhập khẩu tại Việt Nam
Chị Phạm Thị Mai Son chia sẻ rằng bản thân bắt đầu kinh doanh từ khi còn rất trẻ. Vào năm 2002, chị đã thành lập nên công ty Maison với mong muốn có thứ gì đó mới lạ, phù hợp với thị trường cũng như khả năng của bản thân. Ngày đó, thương hiệu thời trang nhập khẩu may sẵn mà chị mang về được rất nhiều người đón nhận bởi vì có giá cả phải chăng và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Điều quan trọng nhất là chị là người đầu tiên đưa ngành bán lẻ thời trang nhập khẩu và nước mình mà không bị canh tranh. Đây cũng là thời điểm thuận lợi nhất của chị. Sau này thì mọi người mới bắt đầu mở những thương hiệu khác.
Cụ thể, thương hiệu đầu tiên mà công ty Maison đưa về Việt Nam chính là Mango. Chị Phạm Thị Mai Son cho biết, trở lại giai đoạn năm 2002 - 2004 tại Việt Nam, lúc đó không một ai có kinh nghiệm trong ngành bán lẻ thời trang cả. Các hãng thời trang ở trên thế giới muốn về Việt Nam thì họ sẽ phải chấp nhận sự thật rằng không ai có kinh nghiệm hết. Nhưng chị nhìn thấy thị trường đang thiếu những nhãn hiệu như Mango và muốn nắm bắt lấy cơ hội đó.
Chân dung nữ doanh nhân da màu Emma Grede: Từ bỏ học đại học, nổi tiếng nhờ cú bắt tay với nhà Kardashian xây dựng nên đế chế tỷ USD
Được biết, không chỉ giúp cho nhà Kardashian-Jenners kiếm về được hàng tỷ USD mà Emma Grede còn tự tạo ra cho mình một sự nghiệp đáng ngưỡng mộ.Những điều chưa biết về huấn luyện viên kiêm doanh nhân Sir Alex Ferguson
Tất cả đều biết Sir Alex Ferguson là một HLV đại tài, người đã vực dậy và biến MU thành một siêu cường với 2 Cúp Champions League, 13 danh hiệu vô địch Premier League trong 26 năm. Tuy nhiên, ít người biết cựu chiến lược gia người Scotland còn là một doanh nhân thứ thiệt.Mặc dù vậy, chị đâu có thể thuyết phục họ trong thời gian 1 - 2 ngày, khi mà thị trường còn quá mới và chưa đủ lớn. Chính vì thế mà chị cần thời gian để trao cơ hội cho anh. Nhưng mọi thứ chưa dừng lại ở đó, sau khi chị nhận được sự tin tưởng từ Mango thì phải làm một cách rất nhiệt tình và tốt nhất có thể để chứng minh được những gì chị đang nói với họ là đúng nữa.
Theo đó, khi mở cửa hàng đầu tiên thì chị đã được hãng huấn luyện từ cách bài trí cửa hàng cho đến cách vận hành làm sao tốt nhất với những tiêu chuẩn ngành bán lẻ yêu cầu. Chị cũng có ưu điểm về tính tuân thủ rất cao nên có thể làm được những việc vận hành hàng ngày trôi chảy và đúng chuẩn nhanh chóng.
Chị Son cho hay, cũng nhờ công việc tiếp viên mà chị học cho mình được kỹ năng phục vụ cũng như giao tiếp với khách hàng, biết chăm sóc và hiểu khách hàng muốn gì. Còn chuyện kinh doanh thu nằm trong sự mong muốn độc lập tài chính, tự do về kinh tế và bản năng của chị.
Nữ doanh nhân này cũng nhận thấy cơ hội về thời trang nhập khẩu và cũng rất đam mê thời trang. Những cũng có một thực tế khác đó là chị nhận thấy mình không thể nào cạnh tranh được với người bán vật liệu xây dựng hay công ty thiết kế nội thất bởi vì không có thế mạnh về mảng đó. Chính vì thế mà chị chọn cái gì ít có cạnh tranh nhất mà thị trường có nhu cầu lớn. Khi nghĩ đi nghĩ lại thì chỉ mỗi lĩnh vực đó và thế là chị đã nhảy vào làm.
Sau thời gian 1 năm, cửa hàng đầu tiên đã rất thành công, chị tiếp cận với các nhãn hàng quốc tế như Charles & Keith để cho khách hàng có sự đa dạng trong mua sắm. Quá trình cứ thế tiếp diễn cho đến tận hôm nay. Sau 20 năm, chị đã đưa thêm rất nhiều thương hiệu về nước nhưng cũng có việc đào thải thương hiệu. Đến thời điểm hiện tại, công ty của chị có trên 18 nhãn hiệu trong danh mục.
Chị Phạm Thị Mai Son bộc bạch rằng: “Thành thực mà nói, khó khăn nhất là thương hiệu đầu tiên. Sau khi có nhiều kinh nghiệm trong cách vận hành, tôi đưa những thương hiệu khác về Việt Nam rất dễ, gần như không có trở ngại gì. Họ đã nhìn thấy tôi thành công, có kinh nghiệm. Lời thuyết phục cũng như kinh nghiệm trên thị trường tôi chia sẻ với họ đều dựa trên thực tế”. Với chị, vấn đề lớn nhất sau này là tìm được những thương hiệu phù hợp với thị trường cũng như khách hàng Việt Nam.
Chìa khóa cho sự thành công của Maison
Nói về yếu tố quan trọng nhất trong ngành kinh doanh thời trang nhập khẩu, chị Phạm Thị Mai Son cho biết đầu tiên là phải lựa chọn được đúng nhãn hàng, phù hợp với thị trường và thứ hai đó chính là có vị trí đặt cửa hàng đúng, cuối cùng chính là đến những điều kiện thương mại đúng dành cho mình.
Maison cũng đã vận hành hệ thống cửa hàng gần 20 năm với nhiều kinh nghiệm được rút ra để từ đó coi như một điều đương nhiên có với công ty.
Chị Phạm Thị Mai Son bộc bạch rằng, khoảng thời gian 20 năm trước chị có thể dùng từ cảm nhận nhưng hôm nay Maison có hệ thống bán lẻ chuyên nghiệp và đặt mục tiêu sẽ nhân rộng quy mô lên gấp 3 lần trong thời gian từ 3 - 5 năm tới thì không còn nữa. Cũng theo đó, Maison đã đầu tư rất nhiều về công nghệ, cho bộ phận IT và dữ liệu. Hơn thế, Maison cũng đã đầu tư xây dựng hệ thống SAP và ERP gần chục năm nay rồi và hệ thống BI đã làm 3 năm nay rồi.
Đến thời điểm hiện tại, trên iPhone chị có thể mở ứng dụng để xem việc vận hành của 120 cửa hàng Maison với mức doanh thu vac các mặt hàng bán theo thời gian thực có bao gồm cả các báo cáo phân tích dữ liệu chi tiết như mặt hàng nào được mua nhiều nhất và cửa hàng nào ở vùng nào rồi bán nhiều nhất,... Bề ngoài của Maison là một công ty bán lẻ nhưng ở bên trong lại là đội ngũ IT đang vận hành đến 50 dự án về công nghệ. Vậy nên hôm nay, Maison không còn dựa vào cảm nhận với xu hướng của thị trường nữa và dự nhiều vào công nghệ, phân tích dữ liệu.
Nói về yếu tố mở nhanh nhưng vẫn bền vững, chị Phạm Thị Mai Son cho rằng để mở rộng thì chắc chắn là phải có đội ngũ nhân viên đồng hành cùng với họ. Họ phải là những người vững vàng trong việc hiểu được thị trường Việt Nam, cách phục vụ khách hàng cũng như vận hành hàng ngày vô cùng chuyên nghiệp. Chị cũng đã cùng với nhân viên làm những công việc đó cho đến hiện nay. Nếu như không có họ thì chị không có ngày hôm nay và phát triển nhanh chóng được. Nữ doanh nhân này nhấn mạnh: “Đó là thành quả của cả đội ngũ, kỹ năng làm việc nhóm. Còn tôi chắc chắn là người đứng đầu vận hành rồi”.
Đôi mắt nhìn người tinh tường tạo nên bước tiến lớn
Vào năm 2019, chị đã mở kênh bán lẻ trực tuyến. Lúc đó thì chị biết hai founder của Leflair (nền tảng bán hàng trực tuyến về hàng hiệu) đang cần việc nên mời về làm tư vấn cách thức vận hành bán lẻ online như thế nào cho hiệu quả. Hai bạn đó đã có nhiều kinh nghiệm trong việc vận hành một nền tảng bán hàng hiệu online mà Maison vốn là nhà bán lẻ chuyên về offline mà thôi. Họ cũng đã dẫn dắt đội ngũ online rất thành công trong năm đầu tiên.
Sau thời gian một năm thì một bạn thôi làm tư vấn và chuyển qua việc khác. Còn bạn còn lại thì làm toàn thời gian cho Maison với vị trí là COO phụ trách mảng công nghệ, BI và logistics. Với chị, cho đến hiện tại thì bạn đó vẫn làm rất tốt.
Tuy nhiên, với chị thời điểm đó cũng khá nhạy cảm nhưng chị chỉ nhìn vào khía cạnh các bạn đó có kiến thức chuyên sâu và Maison đang cần điều đó, họ cũng đang cần việc và sẵn sàng tư vấn lúc nào. Chị thuần túy mời họ về bởi vì họ có nền tảng về bán hàng hiệu online và Maison rất cần người như thế về tư vấn. Hai bên cũng đã gặp nhau ở thời điểm đó.
Với chị, quá khứ và những việc mà các bạn đó làm sai thì các bạn ấy phải tự sửa chữa và khắc phục. Chị nhấn mạnh: “Thực lòng mà nói, công việc cũ của các bạn ấy không liên quan gì đến Maison hết”.