“Nỗi đau” nghề môi giới: Đau đầu vì khách kêu “Tài chính mở”
BÀI LIÊN QUAN
"Nỗi đau" nghề môi giới: Chật vật với chứng chỉ hành nghề"Nỗi đau" nghề môi giới: Những cái Tết “buồn” và chuyện phải đi vay tiền để về quê"Nỗi đau" môi giới (bài 9): Ứng dụng công nghệ vào bán bất động sản còn hạn chếTrong quá trình tư vấn, việc nhân viên môi giới hỏi khả năng tài chính của khách hàng để đưa ra các sản phẩm với mức giá phù hợp với điều kiện, cũng như nhu cầu của khách đã trở nên quá đỗi quen thuộc trong bất kì một giao dịch mua bán BĐS nào. Thông thường, câu trả lời mà môi giới nhận được sẽ là một con số, nhưng đôi khi câu trả lời nhận về lại là “Tài chính mở”...
"Nỗi đau" nghề môi giới: Thị trường bất động sản giảm tốc, môi giới “than trời” vì bị cắt giảm thu nhập
Thị trường trầm lắng, mua bán ế ẩm đã khiến nhiều nhân viên môi giới bất động sản liên tục bị công ty cắt giảm thu nhập, nợ lương suốt nhiều tháng nay.“Nỗi đau” nghề môi giới (bài 12): Những khoảng trống công nghệ
“Chị vẫn thấy quen với truyền thống hơn”;“App bây giờ nhiều bước lòng vòng phức tạp quá”;“nhiều lúc tải ứng dụng về mà không biết dùng sao”"Nỗi đau" nghề môi giới: “Ma cũ bắt nạt ma mới” và những góc khuất khó giãi bày
Nhiều nhân viên môi giới trẻ tuổi chia sẻ, họ sự rất sợ cảm giác bị đồng nghiệp chỉ trích, cô lập nơi công sở trong những ngày đầu tiên đi làm."Nỗi đau" nghề môi giới: Chật vật với chứng chỉ hành nghề
Nhiều môi giới bất động sản chia sẻ, họ đang gặp khó khăn trong việc sắp xếp công việc và thời gian để ôn luyện và tham gia kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề.“Em sợ nghe câu này nhất khi có khách tìm đến”, “Gặp khách nói vậy là anh né luôn, mất thời gian” hay “Tài chính mở tức là không xác định tài chính vậy thì tìm làm gì cho mệt vì mỗi BĐS đều có giá trị thực của nó”,... đó là những chia sẻ rất thật từ nhiều môi giới khi gặp khách hàng phản hồi như vậy.
Trong khi nhiều môi giới coi đây là “những vị khách không mời mà đến” thì số khác lại cho rằng “có thể là khách chưa nắm được chuẩn thị trường mình cần mua, chỉ cần giúp khách tìm được nhu cầu là vẫn chốt được đất”.
“Tài chính mở” trở thành nỗi ngán ngẩm của môi giới
Bảy năm “lăn xả” trong nghề, anh Đức (35 tuổi, TP Hồ Chí Minh) “tản mạn” về câu chuyện đáng nhớ trong một lần tư vấn cho khách “tài chính mở”. Hôm đó, anh nhận được cuộc điện thoại đến từ số lạ, hứng khởi mong rằng đó là số khách cần tư vấn mua đất, “Tôi bắt máy, đầu dây bên kia là một giọng nam trầm ấm, cũng tầm trên 50 tuổi. Khách nói biết tôi qua 1 người đối tác giới thiệu, nghe nói tôi biết nhiều nguồn nhà quận trung tâm Sài Gòn nên cần tìm nhà có đất đẹp để mua xây lên vừa ở vừa kinh doanh”.
“Cũng như những khách khác, tôi hỏi những thông tin cần thiết để tư vấn và nhận được câu trả lời từ anh khách: 1 căn nhà diện tích trên 300m2, ở mặt tiền đường lớn trong quận 1”. Tất cả đều nghe rất hấp dẫn cho đến khi anh khách kèm theo câu “Anh TÀI CHÍNH MỞ em nhé!”.
Anh Đức tâm sự “Tôi thì vốn làm cái gì cũng cần có thông tin rõ ràng mới làm nên cũng tận tình giải thích với khách: Nhà đất Sài Gòn thì nhiều căn diện tích đa dạng trên các tuyến đường lớn quận 1, nhưng giá theo tuyến khác nhau nên mức bán cũng khác nhiều. Anh cho một mức tài chính cụ thể để em lọc ra các căn tiêu chí phù hợp với anh nhất”.
Những tưởng đến đây anh khách sẽ vui vẻ trả lời, nhưng “anh ấy cứ nhất quyết bảo tôi tìm cho anh căn nào diện tích như anh nói, tài chính mở, anh nắm được giá của quận 1 hết rồi nên không lo”, anh Đức ngậm ngùi “thôi thì tôi cũng không hỏi thêm, coi như gặp khách sộp đi”.
Sau 2 ngày tìm kiếm theo yêu cầu của khách, anh gửi thông tin 3 miếng đất đẹp trong quận 1 với lời nhắn gửi “Anh xem qua rồi ưng miếng nào báo em”. Trái với mong đợi “khách sộp” của anh Đức, ngay khi xem giá của 3 miếng đất, anh khách “nhẹ nhàng” sỉ vả anh với lời lẽ thậm tệ và chặn luôn Zalo, chặn cả số điện thoại.
Đến đây, anh bức xúc, “Anh ấy nói tài chính mở, tìm ở quận 1, trên 300m2 thì tôi tìm toàn hàng đáp ứng trên cả mong đợi mà sao anh ấy lại chửi tôi nhỉ? Tôi sai chỗ nào? Thôi sau đấy cạch không dám tin mấy anh tài chính mở”.
Cũng “ngán ngẩm” với ba chữ “tài chính mở” không kém, anh Việt (27 tuổi, Hà Nội) chia sẻ về “vị khách đặc biệt”, “Tài chính mở tôi gặp nhiều rồi, lại còn là chính chú ruột của vợ. Nhờ tôi tìm đất cho ông với bạn ông từ nước ngoài về đầu tư, tài chính vô tư. Vì cũng là người nhà nhờ tư vấn, suốt 3 tháng trời chạy ròng rã tôi không tiếc công sức tìm kiếm. Đến lúc giới thiệu toàn đất đẹp giá phải chăng, cái nào ông cũng ưng”, đến đây anh khẽ thở dài, “ưng nhưng tuyệt nhiên KHÔNG MUA”.
Hay như anh Duy “đúc kết”, “Chỉ cần nghe khách kêu tài chính mở. Vẫn biết nhưng gửi thử 1 lô thì kêu nhiều tiền quá, gửi lô thứ 2 kêu vị trí xa… rồi mất hút”.
Bày tỏ về vấn đề này, anh Thiện, một môi giới giàu kinh nghiệm tại Hà Nội thẳng thắn bày tỏ “Làm gì có khách không định giá được tài sản của mình quy ra tiền mặt được bao nhiêu mà tài chính mở. Không xác định được tài chính thì tìm làm sao xuể, vì mỗi BĐS đều có giá trị thực của nó, mông lung vậy chỉ khổ môi giới”.
Khi được hỏi tại sao khách tài chính mở yêu cầu môi giới tìm nguồn đất trong “mông lung” như vậy, anh cho rằng “Nhiều khách họ có nguồn sẵn rồi, nhưng muốn lợi dụng môi giới tận tâm chạy tìm để dò giá thị trường và so sánh với nguồn ở khu vực xung quanh thôi”.
“Kể cả gặp khách có nhu cầu mua thực thì họ cũng chẳng mua ngay vì chính họ còn không biết họ có bao nhiêu tiền và cần sản phẩm như thế nào thì môi giới muốn tư vấn cũng làm sao biết được”, anh nói thêm.
Liệu có trường hợp ngoại lệ?
Nhắc đến “tài chính mở” khiến nhiều nhân viên môi giới không mấy mặn mà là vậy, nhưng chị Hào (28 tuổi), nhân viên môi giới thuộc phân khúc BĐS ven đô Hà Nội vẫn cho rằng có trường hợp ngoại lệ, “Ở phân khúc khác tôi không biết chứ khu vực đất nền vùng ven khách dạng tài chính mở chẳng vấn đề gì, thậm chí còn rất ổn nữa. Mình cứ kiên trì tìm đất đúng nhu cầu của khách và giá cả hợp lý, “chăm khách” chu đáo là khách chốt đất ngay, có thể mua luôn cả cụm. Bản thân tôi đã chốt được vài khách như vậy rồi”.
Còn chị Tâm đồng nghiệp chị Hào thì cho rằng, “Thường tôi thấy khách bảo tài chính mở, là khách chưa nắm được chuẩn thị trường mình cần mua, chỉ cần nắm bắt được tâm lý khách và giúp họ tìm ra nhu cầu và khung giá phù hợp thì mọi chuyện đều đơn giản!”.
“Trước hết cứ thử nhắn qua 1 - 2 sản phẩm, nếu khách thật sự quan tâm và chốt mua ở đó, mình sẽ hiểu thêm về nhu cầu cũng như khả năng tài chính của khách; tìm thêm nhiều nguồn sản phẩm để khách có thêm lựa chọn phù hợp. Chứ mới nhắn được vài câu cứ theo khách mà đi tìm hàng vừa mệt mình, mệt đối tác lại mất uy tín ảnh hưởng công việc sau này! Khách nào thấy không “nét” thì mạnh dạn từ chối, chứ cứ " để em cố gắng ạ" thì mất thời gian lắm!”, chị Tâm bổ sung.