meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Những thông tin hữu ích về quy hoạch đất khoáng sản hiện nay

Thứ ba, 31/05/2022-09:05
Tài nguyên tự nhiên là những vật phẩm quý báu đối với đời sống của con người và khoáng sản là một bộ phận không nhỏ trong số đó. Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, khoáng sản được xem là một nguồn lực quan trọng để tạo động lực thúc đẩy sự phát triển. Do vậy, vấn đề xây dựng, thực hiện quy hoạch đất khoáng sản luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm và ưu tiên hàng đầu.

Khoáng sản là gì?

Khoáng sản là những dạng vật chất tồn tại dưới nhiều khác nhau (rắn, lỏng, khí) như: sắt, than, đá, vàng, titan, cao lanh,... Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về định nghĩa khoáng sản là gì, tuy nhiên, có thể hiểu bao quát như sau: “Khoáng sản là sự tích tụ tự nhiên của các khoáng chất ở thể rắn, lỏng, khí ở trên hoặc trong vỏ trái đất, có hình thái, số lượng và chất lượng đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về cho phép khai thác, sử dụng, có khả năng đem lại giá trị kinh tế ở hiện tại hoặc tương lai.”


Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và có giá trị tương đối cao
Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và có giá trị tương đối cao

Ở Việt Nam, khai thác khoáng sản là một khái niệm đã được luật hóa. Theo Luật khoáng sản năm 2010 thì: “Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan”.

Định nghĩa quy hoạch đất khoáng sản

Quy hoạch đất có thể hiểu đơn giản là toàn bộ các biện pháp được áp dụng để phân phối nguồn đất đai phục vụ cho các hoạt động liên quan đến khoáng sản như: thăm dò, khai thác, chế biến, tích trữ, sử dụng,... dưới các hoạt động mang tính chất pháp chế và quản lý của Nhà nước, nhằm tổ chức các cách thức sử dụng đất khoáng sản phù hợp với đường lối chính trị, chiến lược phát triển kinh tế và tình hình xã hội của đất nước.


Quy hoạch đất khoáng sản là một cách thức giúp các hoạt động liên quan đến khoáng sản diễn ra
Quy hoạch đất khoáng sản là một cách thức giúp các hoạt động liên quan đến khoáng sản diễn ra

Nội dung quy hoạch chi tiết 

Về mục mục tiêu quy hoạch đất khoáng sản

- Mục tiêu thăm dò: Thăm dò về khối lượng, chất lượng thăm dò đối với khu vực có khoáng sản, trữ lượng, tài nguyên phù hợp với trữ lượng khoáng sản huy động vào khai thác và các tính chất kỹ thuật khác với mỗi loại khoáng sản, dự án thăm dò cụ thể;

- Mục tiêu khai thác: Sản lượng khoáng sản khai thác phù hợp với tài nguyên, trữ lượng khoáng sản phục vụ nhu cầu nguyên liệu cho hoạt động chế biến, sử dụng trong nước hay xuất khẩu với công nghệ hiện đại, tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên, môi trường, có tính khoa học với sự phân bố tài nguyên,  loại khoáng sản hay dự án cụ thể;

- Mục tiêu chế biến: Tính chi tiết sản lượng, loại hình sản phẩm khoáng sản qua chế biến, các tính chất cần đáp ứng về công nghệ, nêu cao tính tiết kiệm nguyên liệu, bảo vệ môi trường, nguồn năng lượng đối với từng loại khoáng sản hay dự án cụ thể;


Dây chuyền tuyển quặng apatit hiện đại
Dây chuyền tuyển quặng apatit hiện đại

- Mục tiêu sử dụng: Phái đáp ứng nhu cầu về khoáng sản trong nước và xuất khẩu, riêng với với các sản phẩm khoáng sản sau chế biến thì đảm bảo phù hợp với tính chất của từng loại khoáng sản và quy định, chính sách của Nhà nước có liên quan đến khoáng sản.


Sản lượng khoáng sản phục vụ hoạt động xuất khẩu ngày càng tăng mạnh
Sản lượng khoáng sản phục vụ hoạt động xuất khẩu ngày càng tăng mạnh

Phạm vi quy hoạch về khoáng sản

- Phạm vi quy hoạch: Quy hoạch về hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến hay sử dụng cho các loại khoáng sản, ngoại trừ các loại khoáng sản như: dầu khí, than đá, than bùn, quặng phóng xạ (urani, thori...), khoáng sản làm vật liệu xây dựng, những loại khoáng sản phân tán nhỏ lẻ theo quy định của pháp luật hiện hành về khoáng sản.

- Ranh giới quy hoạch là khu vực có phân bố khoáng sản, chế biến khoáng sản trên phần diện tích đất liền của cả nước.

Đối tượng của quy hoạch về khoáng sản

Các loại khoáng sản trong diện quy hoạch có thể chia thành các nhóm như sau: Nhóm quặng chì, kẽm; Nhóm quặng thiếc, vonfram và antimon; Nhóm khoáng chất mica, pyrit, quarzit, thạch anh, silimanit, sericit, vermiculit và các loại khoáng sản: Quặng apatit, Quặng bôxit, Quặng sắt, Quặng titan; Nhóm quặng vàng, đồng, niken, molipđen; Nhóm khoáng chất công nghiệp: serpentin, barit, grafit, fluorit, bentonit, diatomit và talc; Nhóm quặng cromit, mangan; Nhóm quặng đá quý, đất hiếm; Nhóm nước khoáng, nước nóng thiên nhiên; Nhóm khoáng chất nguyên liệu đá vôi trắng (đá hoa trắng), magnezit.


Quặng vàng trong diện quy hoạch khoáng sản được phát hiện và khai thác
Quặng vàng trong diện quy hoạch khoáng sản được phát hiện và khai thác

Nội dung lập quy hoạch về khoáng sản

- Thu thập và tổng hợp, xử lý nguồn thông tin, dữ liệu nhằm phục vụ lập quy hoạch:

  • Thu thập thông tin và dữ liệu;
  • Khảo sát thông tin thực địa;
  • Tổng hợp xử lý các thông tin và dữ liệu;
  • Lập báo cáo kết quả.

- Phân tích và đánh giá điều kiện địa lí, tự nhiên, điều tra và thăm dò hiện trạng khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thuộc phạm vi đất quy hoạch:

  • Tiềm năng tài nguyên khoáng sản đã tìm thấy;
  • Hiện trạng khoáng sản;
  • Hiện trạng bảo vệ môi trường;
  • Hiện trạng khoa học công nghệ và nguồn nhân lực.

- Đánh giá về tình hình thực hiện kỳ quy hoạch trước:

  • Kết quả các mục tiêu quy hoạch đạt được;
  • Các thành tựu, hạn chế, kinh nghiệm.

- Đánh giá tác động của việc thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản:

  • Tác động đến kinh tế - xã hội;
  • Tác động đến trật tự xã hội, quốc phòng, an ninh;
  • Tác động đến môi trường, hệ sinh thái;
  • Tác động của các sự cố môi trường;
  • Tác động đến quy hoạch phát triển hạ tầng;
  • Tác động của tiến bộ khoa học.

- Phân tích và đánh giá tác động của các chủ trương, chính sách liên quan đến khoáng sản.


Hội thảo đánh giá về thực hiện chính sách về khoáng sản
Hội thảo đánh giá về thực hiện chính sách về khoáng sản

- Phân tích và đánh giá các tác động tới hoạt động khoáng sản:

  • Dự báo các tác động của phát triển kinh tế - xã hội;
  • Dự báo các tác động của tiến bộ khoa học;
  • Dự báo nhu cầu sử dụng khoáng sản;
  • Dự báo về tình hình giá các loại khoáng sản.

- Xây dựng, lựa chọn phương án quy hoạch:

  • Phù hợp với dự báo phát triển kinh tế - xã hội;
  • Quy hoạch phát triển các nhóm hay loại khoáng sản cụ thể;
  • Khoanh định các khu vực cấm, các khu vực hạn chế, các khu vực thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản;
  • Xây dựng, đề xuất quy hoạch ngành khoáng sản.

Quy định của pháp luật về quy hoạch đất khoáng sản

Điều 152 Luật Đất đai năm 2013 quy định đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản như sau:

“1. Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản bao gồm đất để thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và khu vực các công trình phụ trợ cho hoạt động khoáng sản và hành lang an toàn trong hoạt động khoáng sản.

2. Đất để thăm dò, khai thác khoáng sản được Nhà nước cho thuê đối với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép thực hiện dự án thăm dò, khai thác khoáng sản.

Đất để làm mặt bằng chế biến khoáng sản thuộc loại đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có chế độ sử dụng đất như đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp quy định tại Điều 153 của Luật này.

3. Việc sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản phải tuân theo các quy định sau đây:

a) Có giấy phép hoạt động khoáng sản và quyết định cho thuê đất để thăm dò, khai thác khoáng sản hoặc quyết định cho thuê đất để làm mặt bằng chế biến khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ;

b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải và các biện pháp khác để không gây thiệt hại cho người sử dụng đất trong khu vực và xung quanh;

c) Sử dụng đất phù hợp với tiến độ thăm dò, khai thác khoáng sản; người sử dụng đất có trách nhiệm trả lại đất đúng với tiến độ thăm dò, khai thác khoáng sản và trạng thái lớp đất mặt được quy định trong hợp đồng thuê đất;

d) Trường hợp thăm dò, khai thác khoáng sản mà không sử dụng lớp đất mặt hoặc không ảnh hưởng đến việc sử dụng mặt đất thì không phải thuê đất mặt.”


Đất được quy hoạch phục vụ cho khai thác khoáng sản
Đất được quy hoạch phục vụ cho khai thác khoáng sản

Đối với quy hoạch khoáng sản, tại Điều 10 Luật Khoáng sản năm 2010 đã nêu rõ quy hoạch khoáng sản bao gồm:

“a) Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;

b) Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung cả nước;

c) Quy hoạch khai thác, sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng cả nước và quy hoạch khai thác, sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản khác cả nước;

d) Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.”

Trong đó, nội dung quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, tức là kiểm tra các vấn đề liên quan đến nguồn đất có khoáng sản như sau:
“Điều tra, phát hiện khoáng sản cùng với việc lập bản đồ địa chất khu vực, địa chất tai biến, địa chất môi trường, địa chất khoáng sản biển, bản đồ chuyên đề và nghiên cứu chuyên đề về địa chất, khoáng sản; Đánh giá tiềm năng khoáng sản theo loại, nhóm khoáng sản và theo cấu trúc địa chất có triển vọng nhằm phát hiện khu vực có khoáng sản mới. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết nội dung điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; thủ tục thẩm định, phê duyệt đề án, báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.Việc lập quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược khoáng sản; Định hướng cho quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung cả nước.”

Việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

Thứ nhất là, Giấy phép khai thác khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá nhân đang thăm dò, khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.

Thứ hai là, không chia cắt khu vực khoáng sản có thể đầu tư khai thác hiệu quả ở quy mô lớn để cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho nhiều tổ chức, cá nhân khai thác ở quy mô nhỏ.

Khoản 3 Điều 11 Luật Khoáng sản năm 2010 quy định quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phải có các nội dung chính sau đây:

“a) Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về địa chất, khoáng sản;

b) Đánh giá tiềm năng từng loại, từng nhóm khoáng sản; xác định vùng có triển vọng về khoáng sản;

c) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản kỳ trước;

d) Xác định quy mô đầu tư, nhu cầu về thiết bị, kỹ thuật, phương pháp phân tích, thí nghiệm phục vụ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;

đ) Giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch.”

Theo Điều 44 Luật Đất đai năm 2013 thì thẩm quyền thẩm định quy hoạch đất khoáng sản  được quy định như sau:

“1. Thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

a) Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

b) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.

Cơ quan quản lý đất đai ở trung ương có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

2. Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp có trách nhiệm thẩm định và gửi Thông báo kết quả thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại Điều 42 của Luật này; cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có trách nhiệm tiếp thu, giải trình theo nội dung thông báo kết quả thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất…”


Công tác kiểm tra khu vực phục vụ cho hoạt động khoáng sản
Công tác kiểm tra khu vực phục vụ cho hoạt động khoáng sản

Như vậy, quy hoạch về đất khoáng sản hiện nay là một vấn đề có tính cấp thiết, là động lực tạo ra các sản phẩm từ khoáng sản phục vụ các nhu cầu trong đời sống của con người. Việc quy hoạch đất khoáng sản, hoạt động liên quan đến khoáng sản phù hợp không chỉ góp phần bảo vệ nguồn đất, nguồn khoáng sản, mà còn gián tiếp phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân công lao động trong xã hội cho các mục đích kinh tế khác.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm lô "đất vàng" 94 Lò Đúc

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

7 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

7 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

7 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

7 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

7 giờ trước