meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Những dự án đường sắt nào được đầu tư gần 7.500 tỷ đồng trong năm nay?

Thứ hai, 20/02/2023-15:02
Trong năm 2023, 5 dự án nâng cấp hạ tầng đường sắt sử dụng nguồn vốn ngân sách và 1 dự án sử dụng vốn ODA của Hàn Quốc sẽ được ngành đường sắt khởi động với tổng vốn đầu tư là 7.433,6 tỷ đồng. 

5 dự án đường sắt sử dụng nguồn vốn đầu tư công

Theo Báo Hà Nội mới, thông tin từ Ban Quản lý dự án đường sắt, trong năm 2023 sẽ khởi công 5 dự án hạ tầng đường sắt nhóm B sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư từ ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét sử dụng vốn ODA của Hàn Quốc. 

Trong đó, 5 dự án sử dụng vốn đầu tư công là dự án nhóm B, các dự án đường sắt động lực trong giai đoạn 2021 - 2025, tạo động lực cho kỳ trung hạn sau. Các dự án này có mục tiêu nhằm đảm bảo an toàn giao thông, cải thiện chất lượng kết cấu hạ tầng đường sắt. Đồng thời, từng bước nâng cao năng lực thông qua, năng lực chuyên chở và tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút khách hàng và hàng hóa nhằm khai thác có hiệu quả kết cấu hạ tầng đường sắt hiện có trên toàn tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh. 


Dự án nâng cấp tuyến đường sắt Nha Trang - Sài Gòn vừa được Thủ tướng Chính phủ phát lệnh khởi công vào ngày 26/1/2023. 
Dự án nâng cấp tuyến đường sắt Nha Trang - Sài Gòn vừa được Thủ tướng Chính phủ phát lệnh khởi công vào ngày 26/1/2023. 

Dự án nâng cấp tuyến đường sắt Nha Trang - Sài Gòn có chiều dài khoảng 411 km, gồm 3 gói thầu xây lắp, dự kiến tổng mức đầu tư là hơn 1.098 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Dự án này vừa được Thủ tướng Chính phủ phát lệnh khởi công vào ngày 26/1/2023. 

Các hạng mục đầu tư của dự án này gồm cải tạo, nâng cấp đường sắt quốc gia khổ 1.000mm với các hạng mục như cải tạo các cầu yếu, cải tạo kiến trúc tầng trên và một số hạng mục công trình đồng bộ (hệ thống thoát nước), cải tạo, sửa chữa, xây mới một số ga hành khách và hàng hóa. 

Trong đó, nâng cấp 4 cầu yếu (Km1384+396, Km1389+847, Km1408+236 (Ninh Thuận) và Km1605+307 (Bình Thuận); nâng cấp kiến trúc tầng trên (thay ray, tà vẹt…) của 9 đoạn với tổng chiều dài khoảng 87km phù hợp với hệ thống hạ tầng hiện hữu, tốc độ thiết kế đạt 100km/h.

Đồng thời sửa chữa, nâng cấp ga hàng hóa Sóng Thần, bãi xếp dỡ hàng hóa hóa An Bình và Sóng Thần; xây mới ga hành khách Dĩ An.

Sau khi dự án hoàn thành sẽ cải thiện chất lượng kết cấu hạ tầng đường sắt đoạn Nha Trang - Sài Gòn, từng bước nâng cao năng lực thông qua, năng lực chuyên chở và tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút hành khách và hàng hóa bằng đường sắt trên khu đoạn Nha Trang - Sài Gòn. 

Dự án nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Vinh có tổng chiều dài khoảng 319,202 km với tổng mức vốn đầu tư khoảng 811 tỷ đồng. Dự án nâng cấp tuyến đường sắt Vinh - Nha Trang có tổng mức đầu tư khoảng 1.189,9 tỷ đồng, với tổng chiều dài khoảng 995,728 km, dự kiến dự án này sẽ khởi công trong quý I/2023. 

3 dự án nêu trên là bước đầu tiên tiếp theo của 4 dự án cải tạo và nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh sử dụng nguồn vốn dự phòng của kế hoạch trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 (gói 7.000 tỷ đồng), nhằm phát huy hiệu quả đầu tư hơn nữa trên toàn tuyến. 


Dự án cải tạo cầu đường sắt Đuống với tổng vốn đầu tư dự kiến là 1.848 tỷ đồng.
Dự án cải tạo cầu đường sắt Đuống với tổng vốn đầu tư dự kiến là 1.848 tỷ đồng.

Hai dự án còn lại trong nhóm năm dự án nâng cấp đường sắt từ nguồn vốn đầu tư công là dự án cải tạo các ga đường sắt phía Bắc và dự án nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống (cầu đường sắt Đuống). 

Cụ thể, dự án cải tạo các ga đường sắt phía Bắc dự kiến có tổng mức đầu tư là 476 tỷ đồng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Tại dự án này thực hiện cải tạo nâng cấp 3 ga hàng khách, 4 ga hàng hóa, dự kiến khởi công trong quý I/2023. 

Dự án cải tạo cầu đường sắt Đuống với tổng vốn đầu tư dự kiến là 1.848 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trung hạn 2021 - 2025. Tại dự án này sẽ nâng tĩnh không thông thuyền cầu, tách cầu đường bộ ra khỏi cầu đường sắt để đảm bảo an toàn và tránh ùn tắc. Dự kiến sẽ khởi công xây lắp vào giữa năm 2023.

Dự án cải tạo đường sắt dùng vốn ODA

Ban Quản lý dự án đường sắt cho biết, hiện Ban đang thực hiện đầu tư dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét, tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh. 

Mục tiêu của dự án nhằm đảm bảo an toàn, rút ngắn thời gian và nâng cao năng lực, chất lượng vận tải trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh có điểm đầu tại Km413+700 thuộc địa phận xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình; điểm cuối tại Km420+490 (Km422+450 lý trình đường sắt hiện tại) thuộc địa phận xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình).

Tại dự án này sẽ thực hiện nâng cấp cải tạo 2.422 m đường sắt; cải dịch tuyến mới 4.369m đường sắt; cải tạo 2 cầu với tổng chiều dài 117,61m; cải tạo, đặt thêm đường số 3 tại ga Đồng Chuối; xây dựng mới 2 hầm với tổng chiều dài 1.390m; xây dựng mới 3 cầu với tổng chiều dài 960,2 m… cùng hệ thống thông tin tín hiệu đồng bộ khác.


Dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét có tổng mức đầu tư của dự án này là 2.010,7 tỷ đồng, trong đó 1.764,4 tỷ đồng vốn vay ODA; 246,3 tỷ đồng vốn đối ứng. 
Dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét có tổng mức đầu tư của dự án này là 2.010,7 tỷ đồng, trong đó 1.764,4 tỷ đồng vốn vay ODA; 246,3 tỷ đồng vốn đối ứng. 

Tổng mức đầu tư của dự án này là 2.010,7 tỷ đồng, dự kiến sử dụng nguồn vốn vay ODA từ quỹ EDCF của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Trong đó, 1.764,4 tỷ đồng vốn vay ODA; 246,3 tỷ đồng vốn đối ứng. 

Hiện Ban Quản lý dự án đường sắt đang hoàn tất các thủ tục, tiến tới ký hợp đồng xây lắp và dự kiến triển khai thi công các gói thầu XL-01, XL-02 vào quý 3/2023.
Mới đây Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 6/1/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023.

Liên quan đến việc phát triển hệ thống đường sắt trong năm 2023, Bộ đặt mục tiêu triển khai kế hoạch chạy tàu an sinh xã hội và tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải đường sắt. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện biểu đồ chạy tàu, giá dịch vụ điều hành giao thông vận tải sắt.

"Tiếp tục duy trì kiểm soát tải trọng phương tiện. Tập trung kiểm soát phương tiện từ khâu xếp hàng, đón khách nhằm ngăn chặn các vi phạm từ gốc; giám sát, xử phạt nghiêm các vi phạm về bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, tình trạng xe dù, bến cóc, xe khách trá hình, chạy quá tốc độ…", Bộ Giao thông vận tải nêu rõ.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

Dự án NOXH đầu tiên tại Quảng Ninh có mức giá "dễ chịu", nhiều căn dưới 600 triệu đồng

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

20 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

20 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

20 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

20 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước