meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Những điều cần lưu ý về nghiệp vụ nghề nghiệp

Thứ tư, 02/11/2022-08:11
Trong công việc nghiệp vụ nghề nghiệp là một điều vô cùng quan trọng sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng công việc của bạn cũng như định hướng phát triển tương lai.

Nghiệp vụ nghê nghiệp là gì?

Nghiệp vụ là một hệ thống bao gồm kiến thức chuyên môn, kỹ năng công việc nhất định mà một người phải có để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Đối với mỗi một lĩnh vực cụ thể sẽ có những nghiệp vụ khác nhau, nghiệp vụ thể hiện trình độ chuyên môn của mỗi người cho nên nghiệp vụ càng cao thì khả năng thực hiện công việc càng tốt.  Nghiệp vụ chuyên môn được cho là căn cứ chính xác nhất nhằm đánh giá khả năng của mỗi người có thể hoàn thành công việc ở mức độ nào. Bởi lẽ nghiệp vụ không chỉ được thể hiện qua học vấn, bằng cấp mà còn phản ánh những kỹ năng và mức độ thuần thục trong công việc. Những nhân sự càng nắm chắc nghiệp vụ chuyên môn thì càng đáp ứng yêu cầu công việc một cách tốt nhất và xuất sắc. 


Nghiệp vụ là một hệ thống bao gồm kiến thức chuyên môn, kỹ năng công việc nhất định mà một người phải có để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Ảnh minh họa
Nghiệp vụ là một hệ thống bao gồm kiến thức chuyên môn, kỹ năng công việc nhất định mà một người phải có để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Ảnh minh họa

Nghiệp vụ cơ bản đối với một số ngành nghề

Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có những nghiệp vụ chuyên môn khác nhau nên cần phải nắm vững nghiệp vụ ngành của mình để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Cụ thể mỗi ngành nghề sẽ có nghiệp vụ như sau:

Ngành ngân hàng

Nghiệp vụ mở tài khoản và nhận tiền gửi: Đây là nghiệp vụ cần thiết và quan trọng nhất mà bất cứ nhân viên nào khi mới vào ngành ngân hàng cũng phải nắm bắt và hiểu rõ. Nhân viên ngân hàng sẽ có nhiệm vụ thu hút khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, các tổ chức tài chính,… mở tài khoản tại ngân hàng của mình, làm thẻ chi tiêu, gửi tiền tiết kiệm với những kì hạn nhất định nhưng càng lâu càng tốt. Đối với mỗi mức kỳ hạn khác nhau thì lãi suất cũng sẽ khác nhau.

Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng: Nghiệp vụ tín dụng là nguồn thu nhập chính của ngân hàng với các dịch vụ như vay thế chấp, vay mua tài sản cố định hay các gói vay kinh doanh. Ngân hàng sẽ điều tiết nguồn vốn vay này để mang lại lợi nhuận cao và hạn chế tối đa rủi ro nợ xấu.

Nghiệp vụ đầu tư: Mỗi ngân hàng đều có những cách phát triển riêng nhưng việc tham gia thị trường trái phiếu, chứng khoán thì hầu như ngân hàng nào cũng góp mặt. Do đó, những người làm trong lĩnh vực này của ngân hàng cần phải biết môi giới, mua bán trái phiếu chính phủ, mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và đầu tư trên thị trường chứng khoán phái sinh, tư vấn mua bán sáp nhập (M&A), trái phiếu doanh nghiệp.

Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại: Bao gồm các hoạt động mua bán ngoại tệ, các hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu thương mại,…

Một số nghiệp vụ khác: Bên cạnh những nghiệp vụ chính thì nhân viên ngân hàng còn phải nắm được một số nghiệp vụ như: ủy thác, nghiệp vụ ngân hàng bán buôn, mua bán hộ, quản lý đầu tư, Private Equity, Prime Brokerage,…

Ngành kế toán

Ngành kế toán cũng là một trong những ngành cần đến những nghiệp vụ chuyên môn cao như: 

Nghiệp vụ kế toán thuế: Nhân viên kế toán sẽ phải thống kê, ghi nhận các khoản thuế trong ngày, tháng, quý và năm để làm báo cáo quyết toán thuế định kỳ, nộp thuế và nhận hoàn thuế vào đầu năm, cuối năm.

Nghiệp vụ kế toán mua hàng, kế toán bán hàng, kế toán công nợ

Nghiệp vụ kế toán kho: Sẽ là những người phải có nghiệp vụ về tính toán, chi trả tiền lương và những khoản tiền trích theo lương. Hạch toán nghiệp vụ kế toán cuối kỳ và kế toán tổng hợp.

Ngành lễ tân khách sạn 

Lễ tân khách sạn cũng là một trong những ngành cần đến những nghiệp vụ chuyên môn như: Đón tiếp khách lưu trú, thực hiện thủ tục nhận trả phòng, thanh toán cho khách hàng. Tư vấn hướng dẫn khách hàng về các loại phòng và dịch vụ của khách sạn. Tiếp nhận các cuộc gọi, xử lý việc booking hay các tình huống phát sinh trong đại sảnh của khách sạn. 

Nghề buồng phòng

Đối với nhân viên buồng phòng cũng cần đến những nghiệp vụ cụ thể như:

Khi khách chưa tới: kiểm tra lại các phòng xem đã được dọn dẹp sạch sẽ chưa, kiểm tra lại đồ nhu yếu phẩm trong phòng, kiểm tra thông tin khách hàng từ bộ phận lễ tân như số lượng người, điều cần lưu ý...  

Chuẩn bị và dọn dẹp lại phòng ốc, ga giường, gối đệm... để đón khách.

Xử lý các tình huống: Nếu như khách hàng treo biển “Xin đừng làm phiền” quá thời gian quy định cần phải kiểm tra lại lý do, khách cần đổi phòng, phàn nàn dịch vụ... 

Phối hợp với lễ tân kiểm tra kĩ lại phòng một lượt trước khi khách hàng rời đi, xác định các đồ khách đã dùng và có quên đồ gì hay không. 

Ngành sư phạm

Nghiệp vụ sư phạm bao gồm các hoạt động như thiết kế giáo án, thiết kế bài giảng, truyền tải kiến thức, kĩ năng giảng dạy, xây dựng bài kiểm tra, chấm điểm, tổ chức họp lớp,... Đối với ngành sư phạm sẽ đào tạo ra những giáo viên, giảng viên dù là người đã tốt nghiệp hay chưa tốt nghiệp ngành sư phạm. Chỉ cần thông qua các lớp nghiệp vụ sư phạm, thì bạn sẽ được rèn luyện một cách chuẩn và chuyên nghiệp để có được chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đáp ứng đầy đủ điều kiện giảng dạy kiến thức tại các cấp học chính quy.

Ngành bảo vệ

Các nghiệp vụ mà bảo vệ cần phải có bao gồm: Trông giữ xe, tài sản của công ty, giúp đỡ mọi người làm những việc trong văn phòng, đảm bảo an ninh, tuần tra ngăn chặn những mối nguy hại, giải quyết những tranh chấp xung đột xảy ra các tình huống phát sinh ngoài ý muốn như cấp cứu người bị nạn... 


Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có những nghiệp vụ chuyên môn khác nhau nên cần phải nắm vững nghiệp vụ ngành của mình. Ảnh minh họa
Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có những nghiệp vụ chuyên môn khác nhau nên cần phải nắm vững nghiệp vụ ngành của mình. Ảnh minh họa

Làm cách nào để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn 

Để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn bắt buộc người lao động cần phải không ngừng trau dồi học hỏi ngay từ những công việc trong cuộc sống hàng ngày, cố gắng hết sức để tối ưu hóa hiệu quả của công việc và còn phải tìm tòi, theo sát những người có chuyên môn cao hơn. Qua đó, vận dụng những nghiệp vụ vào thực tiễn thì mới có thể biết được mình còn thiếu sót ở đâu. 

Ngoài ra cũng có thể tham gia một số khóa học chuyên ngành dành cho nghề nghiệp của mình để trao đổi, chia sẻ kiến thức... Đây là cách tốt nhất để có thể mở rộng quan hệ, trau dồi thêm kiến thức và kĩ năng cần có. Đồng thời, những khóa học này sẽ có những người có chuyên môn cao sẵn sàng chia sẻ cho bạn những kiến thức cần thiết. 

Vai trò quan trọng của nghiệp vụ trong nghề nghiệp 

Đối với bất cứ ngành nghề nào nghiệp vụ nghề nghiệp cũng là chìa khóa dẫn mọi người đến với thành công. Chúng ta có thể thấy khi đi xin việc ở đâu thì có một yêu cầu bắt buộc là kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn đối với ngành nghề đó. Những vai trò chính của nghiệp vụ nghề nghiệp:

Quyết định khả năng hoàn thành nhiệm vụ của bạn: đối với những người có kỹ năng nghề nghiệp tốt thường sẽ làm việc nhanh hơn và có kết quả hoàn thành công việc tốt hơn. 

Đưa ra giải pháp hiệu quả: Đối với những người có chuyên môn nghiệp vụ thì ngoài việc hoàn thành tốt công việc của mình họ còn đưa ra được những giải pháp hiệu quả trong công việc giải quyết mọi việc một cách thật nhanh chóng. 

Đối với các nhà tuyển dụng tiêu chí hàng đầu mà họ đặt ra chính là phải có chuyên môn nghiệp vụ để giải quyết được các vấn đề và nhà tuyển dụng cũng không cần phải đào tạo họ lại từ đầu như những ứng viên mới chưa có nghiệp vụ. 

Những kĩ năng cần thiết để nâng cao năng lực nghiệp vụ

Nghiệp vụ là một năng lực cực kì quan trọng đối với mỗi công việc nhưng có nhiều người lại thường chủ quan khi đã có nghiệp vụ thì lại hài lòng và không chịu trau dồi thêm các kiến thức nên dần dần lại bị tụt về phía sau. Do đó, để nghiệp vụ luôn được giữ vững thì hãy không ngừng trau dồi bằng những cách như sau: 

Thứ nhất, thái độ làm việc tốt

Trước hết muốn có được một chuyên môn nghiệp vụ tốt thì bản thân bạn cần có sự nỗ lực hết mình. Mỗi ngành sẽ có những sự thú vị khác nhau nên bạn cần phải nắm vững kiến thức ngành của mình chứ không nên đứng núi này trông núi nọ. Do đó, cần phải yêu công việc của mình có thái độ nghiêm túc với công việc thì mới tiếp thêm động lực để trau dồi các kĩ năng cần thiết. Thái độ làm việc nghiêm túc sẽ giúp bạn có trách nhiệm hơn với công việc của mình.

Thứ hai, rèn luyện trí nhớ tốt

Khi có trí nhớ tốt thì việc học hỏi và nắm bắt các kĩ năng sẽ trở nên dễ dàng hơn, bạn chỉ cần nhìn qua đã có thể ghi nhớ như vậy sẽ nhanhc hóng tích lũy được những kiến thức cần thiết. Tuy nhiên, cần phải chọn lọc kiến thức tốt để dung nạp thay vì thấy gì cũng học dễ bị nhiễu loạn không xác định được đâu mới là đúng đắn.

Thứ ba, trang bị kỹ năng mềm

Kĩ năng mềm là một điều rất cần thiết để bổ trợ cho nghiệp vụ chuyên môn, bất cứ trong lĩnh vực nào cũng cần đến kĩ năng mềm để bản thân người lao động hoàn thiện mình hơn. Ngoài ra, kĩ năng mềm còn là một trong những vũ khí bí mật có thể khiến bạn thăng tiến hơn  khi gặp đối tác nước ngoài và được giao những dự án quốc tế thay vì chỉ biết mỗi tiếng Việt. Do đó, để trở thành nhân viên hoàn thiện cùng với nghiệp vụ chuyên môn cao thì cũng nên trau dồi thêm các kĩ năng mềm cho bản thân một cách đầy đủ. 


Kĩ năng mềm là một điều rất cần thiết để bổ trợ cho nghiệp vụ chuyên môn, bất cứ trong lĩnh vực nào cũng cần đến kĩ năng mềm để bản thân người lao động hoàn thiện mình hơn. Ảnh minh họa
Kĩ năng mềm là một điều rất cần thiết để bổ trợ cho nghiệp vụ chuyên môn, bất cứ trong lĩnh vực nào cũng cần đến kĩ năng mềm để bản thân người lao động hoàn thiện mình hơn. Ảnh minh họa

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về nghiệp vụ nghề nghiệp và những cách để nâng cao nghiệp vụ nghề nghiệp mà bất cứ ai cũng phải biết. Nếu như trang bị đầy đủ các kiến thức này sẽ giúp cho người lao động phát huy tối đa chất xám của mình. 

 

 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

14 giờ trước

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

14 giờ trước

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

14 giờ trước

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

14 giờ trước

Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Trung Quốc bất ngờ được loại khỏi “danh sách đen” của Mỹ

14 giờ trước