Những điểm mới trong giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật Đất đai 2024
BÀI LIÊN QUAN
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật Đất đai và Luật Các tổ chức tín dụngChi tiết về phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai (sửa đổi)Quy định lấn biển tại Luật Đất đai 2024 có hiệu lực sớm giúp gỡ vướng mắc nhiều dự ánLoại bỏ một dạng tranh chấp Tòa án giải quyết
Là chuyên gia trong lĩnh vực đất đai, Luật sư Quách Thành Lực - Giám đốc Công ty Luật Pháp Trị (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) phân tích: Luật đất đai năm 2024 tại điều 236 tiếp tục kế thừa quy định: i) Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai có sổ hoặc đất có giấy tờ đủ điều để được cấp sổ và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất hoặc đất không giấy tờ nhưng đương sự lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp; ii) Ủy ban nhân dân giải quyết các tranh chấp đất không sổ hoặc đất không có giấy tờ đủ điều kiện cấp sổ.
Thêm cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Giám đốc Công ty Luật Pháp trị tiếp tục diễn giải: Thay vì chỉ có Tòa án và UBND có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, Luật đất đai năm 2024 tại khoản 5, điều 236 đã bổ sung thêm Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan đến đất đai.
Căn cứ khoản 1, điều 3, Luật thương mại năm 2005 “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Như vậy từ ngày 01/01/2025 tranh chấp giữa một hoặc hai bên là thương nhân, với đối tượng là đất đai, có mục đích lợi nhuận đương sự chỉ có quyền lựa chọn Tòa án và Trọng tài Việt Nam để giải quyết tranh chấp mà không có lựa chọn UBND.
Bắt buộc phải hòa giải mọi tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã trước khi đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết
Một điểm mới trong giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật Đất đai 2024 được quy định tại khoản 2. Theo đó, các bên tranh chấp phải thực hiện hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết bao gồm Tòa án và UBND các cấp. Trọng tài thương mại Việt Nam là tổ chức phi chính phủ do vậy tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan đến đất đai sẽ không bắt buộc phải tiến hành hòa giải trước khi đề nghị cơ quan này giải quyết.
Dù vậy với quy định này khối lượng vụ việc phải thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã sẽ vô cùng lớn, có thể gây quá tải cho cán bộ, công chức các địa phương.
Theo chuyên gia này, thực tế trước đây khi thi hành luật đất đai năm 2013 liên quan đến việc hòa giải tại UBND cấp xã trước khi khởi kiện Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 04/2017 hướng dẫn cụ thể để giảm khối lượng vụ việc tranh chấp đất đai buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã trước khi khởi kiện tại Tòa án:
i) đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
ii) Còn đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Trong thời gian sắp tới Tòa án nhân dân tối cáo sẽ cần ban hành các Nghị quyết, hướng dẫn liên quan đến điều kiện khởi kiện về tranh chấp đất đai tại toà án để đồng bộ, phù hợp với quy định của Luật đất đai năm 2024.
“Luật đất đai năm 2024 hứa hẹn tạo ra sự rõ ràng, minh bạch, thuận lợi cho người dân, cơ quan Nhà nước, Tòa án, Trọng tài thương mại Việt Nam trong việc giải quyết nhanh chóng các vụ việc tranh chấp đất đai vốn là những tranh chấp căng thẳng, phố biến nhất trong xã hội Việt Nam ở hiện tại và tương lai”, Luật sư Quách Thành Lực chia sẻ thêm.