meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhóm cổ phiếu xuất khẩu “rục rịch” tăng giá, có mã lập đỉnh lịch sử

Thứ bảy, 23/09/2023-21:09
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tiếp tục cho thấy những tín hiệu tích cực, qua đó thổi một “luồng gió mát” vào cổ phiếu của những doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu như dệt may, thủy sản, sắn,... trên sàn chứng khoán.

Theo Nhịp sống thị trường, sau những tháng đầu năm 2023 khởi đầu đầy khó khăn khi nhu cầu tiêu thụ toàn cầu luôn duy trì ở mức thấp, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đang dần phục hồi rõ nét hơn trong thời gian gần đây.

Cụ thể, trong tháng 8, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tiếp tục cho thấy những tín hiệu tích cực khi tăng 7,7% so với tháng trước, ước đạt trên 32 tỷ USD (theo Tổng cục Hải Quan). Đây là tháng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong vòng 1 năm trở lại đây, đồng thời cũng đánh dấu tháng tăng trưởng thứ 4 liên tiếp.

Trong đó, một số mặt hàng như dệt may, da giày, đồ gỗ, thủy sản, gạo hay sắn,... với thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, châu Âu, Trung Quốc,... ghi nhận mức tăng trưởng tốt so với tháng trước.


 
 

“Luồng gió mát” thổi vào nhóm cổ phiếu xuất khẩu

Có thể thấy, việc xuất khẩu phục hồi rõ nét đã thổi một “luồng gió mát” vào cổ phiếu của những nhóm doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, thủy sản, sắn,... trên sàn chứng khoán.

Nổi bật nhất phải kể đến nhóm cổ phiếu Thủy sản với các mã như CMX của Camimex Group, FMC của Thực phẩm Sao ta, VHC của Vĩnh Hoàn, ACL của XNK Thủy sản Cửu Long An Giang,... đều đồng loạt tăng mạnh từ 3% đến gần 6% giá trị trong phiên giao dịch ngày 20/9 vừa qua. Bên cạnh đó, IDI của Đầu tư & Phát triển Đa Quốc Gia lộ trần với mức tăng 5,67%, thậm chí ANV của Nam Việt tăng hết biên độ. Cùng với thị giá tăng cao, khối lượng khớp lệnh của các cổ phiếu này cũng tăng đột biến, trong đó ANV ghi nhận mức tăng cao kỷ lục kể từ khi niêm yết với hơn 5 triệu cổ phiếu được sang tay.


Nhóm cổ phiếu Thủy sản chốt phiên 20/9
Nhóm cổ phiếu Thủy sản chốt phiên 20/9

Tương tự, nhóm cổ phiếu Dệt may cũng ghi nhận sự bứt phát, đơn cử như GIL của Gilimex nhuộm “sắc tím”. Hay như hai tên tuổi lớn trong ngành là TNM của Đầu tư và Thương mại TNG và VGT của Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng lần lượt tăng 6,6% và 6,2% trong phiên giao dịch ngày 20/9. Ngoài ra, những cái tên như MSH, GMC, HTG, TCM, STK,... đồng loạt ghi nhận mức tăng từ 2% đến 4%, vượt trội so với thị trường chung.


Nhóm cổ phiếu Thủy sản chốt phiên 20/9
Nhóm cổ phiếu Thủy sản chốt phiên 20/9

Ngoài các nhóm ngành đồng thuận tăng tốc kể trên, cổ phiếu của các doanh nghiệp xuất khẩu sắn cũng tăng tích cực. Chẳng hạn như cổ phiếu CAP của Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái đã chinh phục mức đỉnh lịch sử trong phiên 20/9 với mức thị giá chốt phiên là 80.000 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, SKV của Yến sào Khánh Hòa bật tăng đến 4,5% tiến sát mốc 40.000 đồng/cổ phiếu nhờ kỳ vọng từ việc xuất khẩu yến sào chính ngạch vào Trung Quốc.

Điểm sáng nào cho lĩnh vực xuất khẩu vào cuối năm?

Theo nhiều chuyên gia trong ngành nhận định, hoạt động xuất khẩu trong những tháng cuối năm sẽ tiếp tục khởi sắc do được hỗ trợ bởi các yếu tố như lạm phát có xu hướng hạ nhiệt tại các nền kinh tế lớn như Mỹ hay châu  Âu,... cùng với việc tồn kho các nước đang giảm dần.

Bên cạnh đó, sự kiện Tổng thống Mỹ Joe Biden sang thăm Việt Nam đã nâng tầm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, điều này được kỳ vọng sẽ là tín hiệu tốt cho xuất khẩu các mặt hàng lợi thế của Việt Nam sang nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Theo đó, những mặt hàng chủ lực doanh nghiệp Việt xuất khẩu sang Mỹ vẫn là Dệt may, da giày, đồ gỗ nội thất, nông sản,... Với trên 300 triệu người tiêu dùng, Mỹ là thị trường giàu tiềm năng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Dù vậy, đây cũng là thị trường có sự cạnh tranh cũng như các tiêu chí cao đối với hàng nhập khẩu khi đòi hỏi các tiêu chuẩn mới cần đáp ứng như tiêu dùng xanh, sản xuất bền vững,... Do đó, đây vừa là cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta.

Bên cạnh đó, từ nay đến cuối năm, nhiều giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí cho các doanh nghiệp có nguồn vốn sản xuất các đơn hàng mới được Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh từ nay đến cuối năm, động thái này nhằm hỗ trợ xuất khẩu tiếp đà hồi phục.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết, cơ hội từ FTA, đặc biệt là FTA thế hệ mới để đẩy mạnh xuất khẩu, thông qua tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện, đáp ứng về quy tắc xuất xứ cũng như chứng nhận xuất xứ.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Kỳ vọng lợi nhuận nhóm dệt may và thủy sản sớm tăng trưởng trở lại

Báo cáo của Bộ Công Thương mới đây cho biết, kim ngạch xuất khẩu dệt may (hàng dệt và may mặc) của Việt Nam trong tháng 8/2023 ước đạt 3,91 tỷ USD, tăng 1,26% so với tháng 7/2023, nhưng lại giảm 15,42% so với tháng 6/2022. Tính chung 8 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước đạt 26,93 tỷ USD, giảm 15,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Dự báo nhu cầu dệt may thế giới trong năm 2023 có khả năng giảm từ 8 - 10%, điều này sẽ tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong năm nay và cả những tháng đầu năm 2024. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VISTA), kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta trong cả năm 2023 ước đạt 40 tỷ USD, giảm 10% so với năm trước.

Tuy nhiên, hoạt động xuất, nhập khẩu dệt may Việt Nam đang ghi nhận những tín hiệu tích cực và nhiều khả năng sẽ phục hồi trong những tháng tới. Được biết, gần đây, các đối tác đến từ châu  u, Đông Bắc Á, Đông Nam Á,... đến tìm hiểu về sản phẩm may mặc có xu hướng tăng nhanh so với các tháng trước đó. Ngoài ra, xuất khẩu sang thị trường EU và Hoa Kỳ cũng khởi sắc hơn.

Trong báo cáo mới đây của SSI Research về triển vọng đối với ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới, đơn vị này cho biết, Vinatex nhận định sự phục hồi sẽ diễn ra chậm do chi tiêu cho các mặt hàng không thiết yếu cần có thời gian để phục hồi.

SSI Research cho rằng, trong nửa cuối năm 2023, các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc trong nước kỳ vọng các đơn đặt hàng trong quý 3/2023 vẫn sẽ tương đương mức quý 2/2023 và sau đợt giảm giá mạnh trong các kỳ nghỉ lễ của quý 4/2023, triển vọng doanh thu cũng sẽ được cải thiện.

Đa số các công ty đều đã ghi nhận mức nền kết quả kinh doanh thấp trong quý 4/2023. Do đó, kỳ vọng các doanh nghiệp sẽ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận dương ngay từ quý 4/2023."Thống kê trong quá khứ, khi lượng hàng tồn kho quần áo ở Mỹ đạt đỉnh điểm vào tháng 1/2007, thị trường phải mất hai năm để hấp thụ với lượng hàng tồn kho sau đó mới phục hồi trở lại vào tháng 12/2009", SSI Research cho biết.

Còn theo Mirae Asset, trong quý 2/2023, các thị trường trọng điểm của Việt Nam có mức tăng trưởng GDP tốt như GDP tốt như Hoa Kỳ (+2,4% so với quý trước), EU (+0,3% so với quý trước), Trung Quốc (+0,8% so với quý trước). Do đó, công ty chứng khoán này kỳ vọng sự tăng trưởng liên tục ở các nền kinh tế trên sẽ kéo theo sự phục hồi về thu nhập cũng như nhu cầu ở các thị trường này. Không chỉ vậy, lo ngại về một cuộc suy thoái khó khăn sẽ thấp hơn, điều này hỗ trợ chi tiêu cho các sản phẩm dệt may.

Bên cạnh tăng trưởng GDP, chỉ số niềm tin tiêu dùng tại các thị trường trọng điểm cũng có xu hướng tăng trở lại, điều này cho thấy tâm lý người tiêu dùng đã tích cực hơn. Từ đó, nhóm phân tích tin rằng người tiêu dùng nên sẵn sàng chi tiêu hơn ở hiện tại so với thời điểm đầu năm 2023.

Không chỉ vậy, vào quý cuối của năm 2023, giá trị hàng tồn kho của các thương hiệu lớn như Nike, H&M, GAP và Inditex đã thấp hơn nhiều so với mức giữa năm 2022. Do đó, các đội ngũ phân tích MASVN dự báo các đơn đặt hàng may mặc sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm 2023, khi các thương hiệu bổ sung hàng dự trữ, đặc biệt là cho các kỳ nghỉ lễ.

Đối với nhóm Thủy sản, theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kim ngạch xuất khẩu cá tra trong tháng 8/2023 đạt mức 170 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm trước. Mức giảm này đã thu hẹp so với tháng trước đó (các tháng 5, 6, 7 ghi nhận giảm 23 - 36%). Trong đó, thị trường Mỹ duy trì vị trí thứ 2 về nhập khẩu cá tra Việt Nam, sau Trung Quốc. Lượng tồn kho ở thị trường đã có xu hướng giảm, dùng với đó, sự kiện Tổng thống Joe Biden sang thăm Việt Nam được kỳ vọng sẽ là tín hiệu tốt cho xuất khẩu cá tra sang Mỹ.


 
 

Ngoài ra, ngành thủy sản gần đây còn được hưởng lợi từ việc Trung Quốc cấm nhập khẩu thủy sản từ Nhật Bản. Theo SSI Research cho biết, cá tra không phải sản phẩm có thể thay thế trực tiếp hải sản nhập khẩu từ Nhật Bản. Thủy sản Nhật Bản chỉ chiếm chưa đến 5% trong cơ cấu tổng nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc và động vật thân mềm là sản phẩm chiếm tỷ trọng xuất khẩu chính.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất cá tra niêm yết tại Việt Nam như IDI, ANV và VHC đều có xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu từ thị trường Trung Quốc lần lượt chiếm 40%, 30% và 11% tổng doanh thu của IDI, ANV và VHC. 

SSI Research kỳ vọng các công ty kinh doanh xuất khẩu cá tra sẽ bắt đầu ghi nhận mức lợi nhuận cải thiện trong nửa cuối năm 2023, nhờ chi phí giảm gồm: giá đầu vào giảm (tôm, cá nguyên liệu và thức ăn thủy sản) và chi phí vận chuyển giảm. Đặc biệt, các chuyên gia SSI cho rằng, những doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu vào thị trường Mỹ như VHC sẽ ghi nhận mức lợi nhuận giảm nhẹ hoặc đi ngang so với cùng kỳ trong quý 3/2023 (do giá bán trung bình đạt đỉnh trong quý 3 năm trước) và tăng trưởng lợi nhuận dương từ quý 4/2023. Bên cạnh đó, ANV cũng được hưởng lợi khi được miễn thuế chống bán phá giá của Mỹ trong năm nay.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Top những tòa nhà cao nhất Việt Nam – công trình biểu tượng mang dấu ấn của các thành phố lớn

Hà Nội: Lộ diện nhà đầu tư đăng ký thực hiện Khu đô thị mới Mê Linh

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Tin mới cập nhật

TS. Nguyễn Văn Đính: Không phải ai mua thêm bất động sản thứ hai cũng bị siết thuế

14 giờ trước

Người dùng cần lưu ý chiêu trò mới đánh cắp thông tin thẻ tín dụng

14 giờ trước

Nhu cầu về AI và các ngành công nghệ khác đã thúc đẩy sức mạnh tính toán của Trung Quốc tăng liên tục

14 giờ trước

Đề xuất siết tín dụng với ngôi nhà thứ 2 để hạn chế đầu cơ

21 giờ trước

"Gió đảo chiều" trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp

1 ngày trước