Đón nhận tín hiệu tích cực từ xuất khẩu, cổ phiếu thủy sản đồng loạt khởi sắc từ nửa cuối tháng 8
BÀI LIÊN QUAN
“Cổ phiếu quốc dân” HPG leo lên đỉnh 16 tháng, triển vọng dài hạn ra sao?Chuyên gia chứng khoán: Thị trường rung lắc tại vùng đỉnh là cơ hội để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu, 2 nhóm ngành có thể hút dòng tiền mạnhCơ hội đầu tư cổ phiếu ngân hàng hiện tại như thế nào?Theo Nhà Đầu Tư, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 8 vừa qua ước đạt 846 triệu USD. Mặc dù mức này vẫn thấp hơn 15% so với cùng kỳ năm trước, nhưng là mức tăng trưởng âm thấp nhất trong vòng 6 tháng qua. Đồng thời cũng là mức doanh số cao nhất từ đầu năm đến nay. Lũy kế 8 tháng, kim ngạch đạt gần 5,8 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 8, xuất khẩu cá tra ddtj 167 triệu USD, đây là mức sụt giảm ít nhất trong 6 tháng, lũy kế 8 tháng đạt gần 1,2 tỷ USD, giảm 34%. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc ghi nhận mức âm 65% vào tháng 1, thì đến tháng 7 giảm xuống chỉ còn âm 7%, qua đó mở ra kỳ vọng phục hồi vào các tháng cuối năm.
Trong đó, mặt hàng tôm chưa ghi nhận sự đột phá nhưng doanh số 3 tháng gần đây đã cao hơn hẳn so với các tháng đầu năm nhờ sự khởi sắc thể hiện rõ ở thị trường Mỹ. Hai thị trường lớn khác là Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có tín hiệu tăng từ tháng 3 nhưng không duy trì được đà tăng liên tục.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho rằng, xuất khẩu hải sản có thể có chiều hướng khả quan hơn nếu như sau chương trình thanh tra của EC vào tháng 10 đối với hải sản khai thác đạt kết quả đánh giá tích cực. Tuy nhiên, dưới góc độ tiêu thụ thì tôm và hải sản cũng có hy vọng lạc quan về sự phục hồi của các thị trường cũng như biến động khác.
Sau thông tin Nhật Bản xả nước thải nhiễm phóng xạ, người tiêu dùng Nhật có thể sẽ thận trọng hơn với tiêu thụ thủy sản nội địa, vì vậy sẽ tìm đến thủy sản nhập khẩu nhiều hơn. Các thị trường khác cũng đang cân nhắc với việc nhập khẩu từ Nhật Bản và các nước láng giềng của Nhật, từ đó tạo cơ hội cho thủy sản Việt Nam.
Vasep cho rằng, những thông tin trên kèm theo dấu hiệu kinh tế hồi phục ở một số thị trường sẽ đem lại hy vọng cho xuất khẩu thủy sản trong những tháng cuối năm. Dự báo doanh số xuất khẩu cả năm 2023 lạc quan có thể đạt trên 9 tỷ USD, giảm 18% so với năm trước.
Có thể thấy, các doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam đã trải qua giai đoạn nửa đầu năm với rất nhiều khó khăn, nhu cầu yếu khiến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm. Đa phần đều báo cáo doanh thu giảm từ 10 - 50%, lợi nhuận cũng giảm từ 20 - 90%. Thậm chí “vua tôm” Minh Phú (MPC) đã báo lỗ 86 tỷ đồng.
Với đà phục hồi chung của thị trường, trong tháng 7 và tháng 8, một số doanh nghiệp cho biết doanh số đã có sự cải thiện so với các tháng nửa đầu năm, có đơn vị còn ghi nhận tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước.
Trong nửa đầu năm, Thực phẩm Sao Ta (HoSE: FMC) báo cáo doanh thu giảm 25,4% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận ròng giảm 27% xuống còn 112 tỷ đồng. Bước sang tháng 7, doanh nghiệp ghi nhận doanh số 21,3 triệu USD, tương đương cùng kỳ năm trước và tăng 18% so với tháng 6. Tiếp tục sang tháng 8, tăng so với tháng 7 lên 22,4 triệu USD và tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, đây là tháng đầu tiên doanh nghiệp này có mức tăng trưởng dương trong năm.
Lũy kế 8 tháng, doanh số tiêu thụ còn giảm 19,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, công ty cho biết với nền tảng hợp đồng đang có, doanh nghiệp kỳ vọng con số giảm có thể thu hẹp về còn 10% tại thời điểm kết thúc năm.
Theo SSI Research nhận định, thời kỳ khó khăn nhất của Sao Ta có thể đã qua, dự báo nửa cuối năm lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ còn tăng cao hơn nửa đầu năm và cùng kỳ năm trước.
Với việc sản lượng và giá bán cùng giảm, Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu giảm 34% xuống còn 4.945 tỷ đồng cùng lợi nhuận ròng giảm 51% xuống 658 tỷ đồng. Xét theo quý, doanh thu và lợi nhuận quý II đều cải thiện hơn so với quý I.
Chứng khoán VNDirect dự đoán Vĩnh Hoàn có thể đạt tăng trưởng dương trở lại trong quý IV/2023. Cụ thể, động lực đến từ lạm phát hạ nhiệt và mức tồn kho giảm tại Mỹ, nhu cầu tăng phục vụ kỳ nghỉ lễ cuối năm tại các thị trường xuất khẩu lớn cũng như so với mức nền thấp quý IV/2022.
Trong bản tin IR tháng 7, Vĩnh Hoàn cho biết, doanh thu tháng 7 tiếp tục sụt giảm 28% so với cùng kỳ năm trước, nhưng tăng 25 so với tháng trước, đạt 865 tỷ đồng. Doanh thu xuất khẩu của công ty sang các thị trường chính như Mỹ, châu u, Trung Quốc, giảm từ 24% đến 54% so với tháng 7/2022. Ở chiều ngược lại, doanh thu nội địa tăng 53%, nhưng tỷ trọng đóng góp mới đạt 31,2% nên chưa thể bù đắp sự sụt giảm trong xuất khẩu.
Hầu hết các công ty chứng khoán đều đưa ra nhận định khả quan về triển vọng của doanh nghiệp thủy sản trong nửa cuối năm nhờ nhu cầu tăng cao cho mùa lễ hội cuối năm cùng việc Trung Quốc cấm nhập khẩu thực phẩm từ Nhật Bản,...
Trước các tín hiệu tích cực từ xuất khẩu, nhóm cổ phiếu thủy sản đã đồng loạt khởi sắc kể từ nửa cuối tháng 8. Đơn cử, cổ phiếu VHC tăng từ 69.000 đồng/cổ phiếu lên 78.300 đồng/cổ phiếu tính từ phiên 22/8. Cùng thời gian này, cổ phiếu FMC ghi nhận mức tăng từ 45.000 đồng/cổ phiếu lên 51.200 đồng/cổ phiếu, ANV tăng từ 30.600 đồng/cổ phiếu lên 36.650 đồng/cổ phiếu, CMX tăng từ 9.800 đồng/cổ phiếu lên 11.150 đồng/cổ phiếu,…
Dự báo, từ nay đến cuối năm, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ sẽ khả quan hơn do tồn kho đang giảm có thể thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu của Mỹ trong các tháng tới, nhất là các sản phẩm tôm đã qua chế biến.